Credit Suisse dự báo về kinh tế Việt Nam
Lạm phát cao và “bong bóng vỡ” theo chu kỳ là một rủi ro rõ ràng trong vòng 12 tháng tới đây ở Việt Nam
Trong nghiên cứu về tình hình và triển vọng kinh tế của các thị trường đang nổi lên mới đây, ngân hàng đầu tư Credit Suisse của Thụy Sỹ có phần nhận định về kinh tế Việt Nam với nhan đề “Vietnam: Time to be nevours” (tạm dịch: “Việt Nam: Đã đến lúc phải lo lắng”).
Trong phần này, các nhà phân tích của Credit Suisse nhấn mạnh những khó khăn mà kinh tế Việt Nam đang và sẽ phải tiếp tục đối mặt trong thời gian tới.
Áp lực lạm phát là vấn đề đầu tiên được bản báo cáo này đề cập tới. Lượng vốn đầu tư ròng từ bên ngoài đổ vào cao kỷ lục và tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã làm gia tăng áp lực giá ở Việt Nam, đặc biệt là giá năng lượng và giá thực phẩm.
Tác động của tình trạng này đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang ngày càng rộng hơn và được phản ánh qua lương tăng, giá nhà đất tăng, tăng trưởng tín dụng và những thiếu hụt nguồn cung. Credit Suisse dự báo, tốc độ tăng CPI so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã đạt kỷ lục 15,7% trong tháng 2 vừa qua, sẽ vượt mức 18% trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia của Credit Suisse nhận định, Chính phủ Việt Nam đang rất quan tâm đến các giải pháp kiềm chế lạm phát, tuy nhiên, chính sách vĩ mô của Việt Nam cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn nữa. Chính phủ vừa muốn kiềm chế lạm phát lại vừa muốn duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Các biện pháp thắt chặt tiền tệ thời gian qua xem ra chưa mấy hiệu quả.
Do đó, lạm phát cao và “bong bóng vỡ” theo chu kỳ là một rủi ro rõ ràng trong vòng 12 tháng tới đây.
Có thể Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới vẫn sẽ duy trì chính sách hỗn hợp này và kỳ vọng lạm phát sẽ hạ nhiệt nếu kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, sự giảm xuống trong lượng vốn ròng từ bên ngoài đổ vào Việt Nam vẫn là yếu tố cần thiết để tốc độ lạm phát giảm xuống. Việc kiểm soát vốn có thể được bàn đến trong thời gian tới, nhưng chưa chắc các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ thực hiện một biện pháp mạnh nào đó khiến các nhà đầu tư suy giảm niềm tin.
Credit Suisse dự báo, VND sẽ còn tăng giá mạnh so với USD và đến cuối năm nay, VND sẽ lên giá 4 - 5% so với USD, tỷ giá USD so với VND đến thời điểm cuối năm sẽ là 1 USD đổi được 15.200 đồng. Việc Ngân hàng Nhà nước hai lần nới lỏng biên độ tỷ giá trong 3 tháng qua là một dấu hiệu cho thấy, biên độ này sẽ còn được nới lỏng hơn nữa trong thời gian tới.
Các chuyên gia của ngân hàng đầu tư này cho rằng, rất có thể, tăng giá VND là lựa chọn “ít xấu nhất” mà Chính phủ Việt Nam có thể có được.
Trong thời gian tới, rất có thể Việt Nam sẽ có thêm những động thái chính sách tiền tệ mới bao gồm kiểm soát giá một số mặt hàng, tăng lãi suất chiết khấu và dự trữ bắt buộc. Lãi suất chiết khấu có thể tăng thêm 1% lên mức 7% vào quý 1/2009.
Bất chấp những khó khăn trên, Credit Suisse vẫn nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong trung hạn, nếu không có vấn đề xấu bất ngờ nào xảy ra. Tuy nhiên, dự báo của ngân hàng này về tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong năm nay đã bị hạ xuống mức 8,5% từ mức 9,1% trước đó.
Trong phần này, các nhà phân tích của Credit Suisse nhấn mạnh những khó khăn mà kinh tế Việt Nam đang và sẽ phải tiếp tục đối mặt trong thời gian tới.
Áp lực lạm phát là vấn đề đầu tiên được bản báo cáo này đề cập tới. Lượng vốn đầu tư ròng từ bên ngoài đổ vào cao kỷ lục và tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã làm gia tăng áp lực giá ở Việt Nam, đặc biệt là giá năng lượng và giá thực phẩm.
Tác động của tình trạng này đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang ngày càng rộng hơn và được phản ánh qua lương tăng, giá nhà đất tăng, tăng trưởng tín dụng và những thiếu hụt nguồn cung. Credit Suisse dự báo, tốc độ tăng CPI so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã đạt kỷ lục 15,7% trong tháng 2 vừa qua, sẽ vượt mức 18% trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia của Credit Suisse nhận định, Chính phủ Việt Nam đang rất quan tâm đến các giải pháp kiềm chế lạm phát, tuy nhiên, chính sách vĩ mô của Việt Nam cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn nữa. Chính phủ vừa muốn kiềm chế lạm phát lại vừa muốn duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Các biện pháp thắt chặt tiền tệ thời gian qua xem ra chưa mấy hiệu quả.
Do đó, lạm phát cao và “bong bóng vỡ” theo chu kỳ là một rủi ro rõ ràng trong vòng 12 tháng tới đây.
Có thể Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới vẫn sẽ duy trì chính sách hỗn hợp này và kỳ vọng lạm phát sẽ hạ nhiệt nếu kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, sự giảm xuống trong lượng vốn ròng từ bên ngoài đổ vào Việt Nam vẫn là yếu tố cần thiết để tốc độ lạm phát giảm xuống. Việc kiểm soát vốn có thể được bàn đến trong thời gian tới, nhưng chưa chắc các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ thực hiện một biện pháp mạnh nào đó khiến các nhà đầu tư suy giảm niềm tin.
Credit Suisse dự báo, VND sẽ còn tăng giá mạnh so với USD và đến cuối năm nay, VND sẽ lên giá 4 - 5% so với USD, tỷ giá USD so với VND đến thời điểm cuối năm sẽ là 1 USD đổi được 15.200 đồng. Việc Ngân hàng Nhà nước hai lần nới lỏng biên độ tỷ giá trong 3 tháng qua là một dấu hiệu cho thấy, biên độ này sẽ còn được nới lỏng hơn nữa trong thời gian tới.
Các chuyên gia của ngân hàng đầu tư này cho rằng, rất có thể, tăng giá VND là lựa chọn “ít xấu nhất” mà Chính phủ Việt Nam có thể có được.
Trong thời gian tới, rất có thể Việt Nam sẽ có thêm những động thái chính sách tiền tệ mới bao gồm kiểm soát giá một số mặt hàng, tăng lãi suất chiết khấu và dự trữ bắt buộc. Lãi suất chiết khấu có thể tăng thêm 1% lên mức 7% vào quý 1/2009.
Bất chấp những khó khăn trên, Credit Suisse vẫn nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong trung hạn, nếu không có vấn đề xấu bất ngờ nào xảy ra. Tuy nhiên, dự báo của ngân hàng này về tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong năm nay đã bị hạ xuống mức 8,5% từ mức 9,1% trước đó.