Đà tăng của đồng Yên đã được chặn đứng
Đồng Yên hôm nay đã sụt mạnh từ mức cao kỷ lục 76,52 Yên/USD, xuống còn 81,26 Yên/USD
Hôm nay (18/3), Nhật Bản đã mua vào hàng tỷ USD nhằm chặn đứng đà tăng mạnh của đồng Yên, trong bối cảnh các quốc gia G7 đồng ý ra tay trợ lực xứ sở hoa anh đào bình ổn thị trường, sau khi nước này vừa trải qua hàng loạt khó khăn do động đất và sóng thần gây ra hôm 11/3.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 17/3 trên thị trường châu Á, đồng Yên Nhật đã leo lên mức 76,52 Yên/USD, cao nhất kể từ sau Thế chiến 2. Đồng Euro cũng giảm giá mạnh so với Yên Nhật, khi chỉ đổi được 110,4 Yên, so với mức 112,89 Yên trong phiên giao dịch liền trước.
Trong lúc Nhật Bản vừa phải khắc phục hậu quả thiên tai, vừa bị nguy cơ thảm họa hạt nhân đe dọa, đồng Yên lại tăng giá mạnh quả là một điều nghịch lý. Bởi lẽ, bình thường, khi một quốc gia bị một trận động đất và sóng thần tàn phá nặng nề như Nhật Bản, đơn vị tiền tệ của quốc gia đó sẽ bị mất giá.
Tổ chức nghiên cứu DBS Group Research cho rằng, đồng Yên chạm mức cao kỷ lục so với đồng USD là do việc Mỹ gia tăng cảnh báo khả năng sơ tán ra khỏi Nhật Bản. Ngoài ra, một phần nguyên nhân còn là bởi nhà đầu tư tin rằng, dòng tiền từ nước ngoài sẽ đổ về Nhật để giúp các nỗ lực tái thiết đất nước sau thảm họa.
Bộ trưởng đặc trách Kinh tế và Tài chính Nhật Bản, ông Kaoru Yosano, hôm 17/3 đã khẳng định, việc các công ty bảo hiểm nước này ồ ạt rút tiền ở nước ngoài về là "những tin đồn vô căn cứ". Theo ông, các công ty bảo hiểm Nhật hoàn toàn có đủ thanh khoản, chứ không cần phải bán các phần vốn đang có bằng ngoại tệ.
Nhưng các nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua đồng Yên với số lượng lớn, hy vọng là sau này sẽ bán lại với giá cao hơn. Bởi vì, nếu thật sự là các công ty bảo hiểm Nhật Bản hoán chuyển nhiều khoản vốn ở nước ngoài từ ngoại tệ thành đồng Yên, đơn vị tiền tệ Nhật Bản có thể tăng giá thêm nữa.
Chính phủ Tokyo hôm 17/3 đã cực lực lên án những kẻ đầu cơ đã đẩy giá đồng Yên vọt lên mức kỷ lục, bởi vì tình trạng này sẽ gây rất nhiều thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Nhật. Thu nhập bằng ngoại tệ của các nhà xuất khẩu Nhật khi chuyển qua đồng Yên sẽ giảm bớt giá trị. Muốn duy trì kim ngạch hiện nay, các hãng Nhật buộc phải tăng giá bán, dẫn tới giảm sức cạnh tranh.
Sáng nay (18/03), các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 7 quốc gia công nghịêp phát triển (G7) cho biết sẽ can thiệp vào các thị trường tiền tệ, lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, để giúp Nhật Bản vượt qua khó khăn trong lúc này. Theo đó, mỗi thành viên G7 sẽ bán đồng Yên ra các thị trường có mở cửa giao dịch.
“Trước những diễn biến gần đây của tỷ giá đồng Yên do thảm họa tại Nhật Bản cũng như lời thỉnh cầu từ các nhà chức trách nước này, ngày 18/3, Anh, Canada và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ hợp tác với Nhật Bản, can thiệp vào thị trường ngoại hối”, G7 cho biết trong thông báo của mình.
Tổ chức này cho rằng, sự biến động quá mức và tình trạng lộn xộn trong tỷ giá sẽ “tác động tiêu cực đến sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống tài chính”. Các nhà chức trách G7 cho biết sẽ giám sát thị trường ngoại hối chặt chẽ và sẵn sàng hợp tác khi cần thiết.
Ngay sau khi G7 đồng ý can thiệp tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng đã bơm thêm 3.000 tỷ Yên (tương đương 37 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng, nâng tổng số tiền mà BOJ rót vào thị trường từ đầu tuần đến nay lên 37.000 tỷ Yên (tương đương 467 tỷ USD).
Sau khi nhận được thông tin trên, đồng Yên đã nhanh chóng sụt giảm mạnh xuống mức 81,26 Yên/USD. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, hiện chưa rõ việc đồng Yên sụt giá là do sự can thiệp của G7 hay là do phản ứng của nhà đầu tư trên thị trường. Trong khi, trên thị trường chứng khoán Nhật Bản hôm nay, chỉ số Nikkei 225 hiện tăng 2,72% lên 9.206,75 điểm.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 17/3 trên thị trường châu Á, đồng Yên Nhật đã leo lên mức 76,52 Yên/USD, cao nhất kể từ sau Thế chiến 2. Đồng Euro cũng giảm giá mạnh so với Yên Nhật, khi chỉ đổi được 110,4 Yên, so với mức 112,89 Yên trong phiên giao dịch liền trước.
Trong lúc Nhật Bản vừa phải khắc phục hậu quả thiên tai, vừa bị nguy cơ thảm họa hạt nhân đe dọa, đồng Yên lại tăng giá mạnh quả là một điều nghịch lý. Bởi lẽ, bình thường, khi một quốc gia bị một trận động đất và sóng thần tàn phá nặng nề như Nhật Bản, đơn vị tiền tệ của quốc gia đó sẽ bị mất giá.
Tổ chức nghiên cứu DBS Group Research cho rằng, đồng Yên chạm mức cao kỷ lục so với đồng USD là do việc Mỹ gia tăng cảnh báo khả năng sơ tán ra khỏi Nhật Bản. Ngoài ra, một phần nguyên nhân còn là bởi nhà đầu tư tin rằng, dòng tiền từ nước ngoài sẽ đổ về Nhật để giúp các nỗ lực tái thiết đất nước sau thảm họa.
Bộ trưởng đặc trách Kinh tế và Tài chính Nhật Bản, ông Kaoru Yosano, hôm 17/3 đã khẳng định, việc các công ty bảo hiểm nước này ồ ạt rút tiền ở nước ngoài về là "những tin đồn vô căn cứ". Theo ông, các công ty bảo hiểm Nhật hoàn toàn có đủ thanh khoản, chứ không cần phải bán các phần vốn đang có bằng ngoại tệ.
Nhưng các nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua đồng Yên với số lượng lớn, hy vọng là sau này sẽ bán lại với giá cao hơn. Bởi vì, nếu thật sự là các công ty bảo hiểm Nhật Bản hoán chuyển nhiều khoản vốn ở nước ngoài từ ngoại tệ thành đồng Yên, đơn vị tiền tệ Nhật Bản có thể tăng giá thêm nữa.
Chính phủ Tokyo hôm 17/3 đã cực lực lên án những kẻ đầu cơ đã đẩy giá đồng Yên vọt lên mức kỷ lục, bởi vì tình trạng này sẽ gây rất nhiều thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Nhật. Thu nhập bằng ngoại tệ của các nhà xuất khẩu Nhật khi chuyển qua đồng Yên sẽ giảm bớt giá trị. Muốn duy trì kim ngạch hiện nay, các hãng Nhật buộc phải tăng giá bán, dẫn tới giảm sức cạnh tranh.
Sáng nay (18/03), các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 7 quốc gia công nghịêp phát triển (G7) cho biết sẽ can thiệp vào các thị trường tiền tệ, lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, để giúp Nhật Bản vượt qua khó khăn trong lúc này. Theo đó, mỗi thành viên G7 sẽ bán đồng Yên ra các thị trường có mở cửa giao dịch.
“Trước những diễn biến gần đây của tỷ giá đồng Yên do thảm họa tại Nhật Bản cũng như lời thỉnh cầu từ các nhà chức trách nước này, ngày 18/3, Anh, Canada và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ hợp tác với Nhật Bản, can thiệp vào thị trường ngoại hối”, G7 cho biết trong thông báo của mình.
Tổ chức này cho rằng, sự biến động quá mức và tình trạng lộn xộn trong tỷ giá sẽ “tác động tiêu cực đến sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống tài chính”. Các nhà chức trách G7 cho biết sẽ giám sát thị trường ngoại hối chặt chẽ và sẵn sàng hợp tác khi cần thiết.
Ngay sau khi G7 đồng ý can thiệp tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng đã bơm thêm 3.000 tỷ Yên (tương đương 37 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng, nâng tổng số tiền mà BOJ rót vào thị trường từ đầu tuần đến nay lên 37.000 tỷ Yên (tương đương 467 tỷ USD).
Sau khi nhận được thông tin trên, đồng Yên đã nhanh chóng sụt giảm mạnh xuống mức 81,26 Yên/USD. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, hiện chưa rõ việc đồng Yên sụt giá là do sự can thiệp của G7 hay là do phản ứng của nhà đầu tư trên thị trường. Trong khi, trên thị trường chứng khoán Nhật Bản hôm nay, chỉ số Nikkei 225 hiện tăng 2,72% lên 9.206,75 điểm.