Đã xác định tiêu chuẩn nhân sự Trung ương khóa mới
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát những kết quả chủ yếu của hội nghị Trung ương 11
Sau 4 ngày làm việc, hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đã bế mạc chiều 7/5.
Trung ương đã xem xét, quyết định về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa 12; số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội 12; đồng thời cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng khác.
Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua nghị quyết hội nghị.
Uỷ viên khoá mới phải có “trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược”
Trong phát biểu bế mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, về phương hướng công tác nhân sự, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận kỹ lưỡng và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn và thống nhất cao với báo cáo của Bộ Chính trị trình hội nghị.
Cụ thể, Trung ương nhất trí việc xác định tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ được quy định trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là: phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, nói đi đôi với làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động, làm việc có hiệu quả.
Đồng thời, có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc. Có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược để tham gia hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương…
Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là những đồng chí thật sự tiêu biểu của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý, có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có khả năng phân tích, dự báo, tổng hợp, đề xuất những vấn đề mới một cách đúng đắn; có trình độ hiểu biết sâu sắc về lý luận chính trị, biết phát hiện và sử dụng người có đức có tài; đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ…
“Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như: bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị…”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu.
Ông cũng cho biết, cần tăng số lượng ủy viên Trung ương ở các vị trí, địa bàn chiến lược, lĩnh vực công tác quan trọng; chú ý tăng thêm tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 cần có 3 độ tuổi (dưới 50, 50-60 và từ 61 tuổi trở lên).
Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.
Về phương pháp và quy trình giới thiệu, lựa chọn nhân sự, Trung ương nhất trí cao với báo cáo của Bộ Chính trị, trong đó có khâu giới thiệu của các ủy viên Trung ương khóa 11, giới thiệu của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị trực thuộc Trung ương.
Về việc phân bổ đại biểu dự Đại hội 12 của Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Trung ương nhất trí cao với những nguyên tắc và các căn cứ phân bổ đại biểu và dự kiến số lượng phân bổ đại biểu đối với các đảng bộ trực thuộc Trung ương, và giao cho Bộ Chính trị quyết định cụ thể việc phân bổ đại biểu.
Mô hình chính quyền địa phương: Chọn phương án “không làm xáo trộn”
Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Trung ương khẳng định, đổi mới kiện toàn mô hình tổ chức chính quyền địa phương là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, tuy nhiên do đây là vấn đề mới, khó, phức tạp, ý kiến còn khác nhau nên phải tiến hành một cách thận trọng, từng bước vững chắc và đặt trong tổng thể việc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của cả hệ thống chính trị.
Trên cơ sở tờ trình của Bộ Chính trị, Trung ương đã thảo luận, phân tích kỹ những ưu điểm, nhược điểm, tính khả thi và sự phù hợp của mỗi phương án và đã quyết định chọn phương án “Tất cả các đơn vị hành chính quy định tại khoản 1, điều 110 Hiến pháp năm 2013 đều tổ chức cấp chính quyền địa phương (gồm có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân)”.
Theo Tổng bí thư, ưu điểm nổi bật của phương án này là bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và không làm xáo trộn mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay; thể hiện sự thống nhất giữa việc phân chia địa giới hành chính với việc thiết lập tổ chức chính quyền địa phương cùng với các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội…
Trung ương đã xem xét, quyết định về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa 12; số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội 12; đồng thời cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng khác.
Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua nghị quyết hội nghị.
Uỷ viên khoá mới phải có “trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược”
Trong phát biểu bế mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, về phương hướng công tác nhân sự, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận kỹ lưỡng và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn và thống nhất cao với báo cáo của Bộ Chính trị trình hội nghị.
Cụ thể, Trung ương nhất trí việc xác định tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ được quy định trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là: phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, nói đi đôi với làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động, làm việc có hiệu quả.
Đồng thời, có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc. Có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược để tham gia hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương…
Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là những đồng chí thật sự tiêu biểu của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý, có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có khả năng phân tích, dự báo, tổng hợp, đề xuất những vấn đề mới một cách đúng đắn; có trình độ hiểu biết sâu sắc về lý luận chính trị, biết phát hiện và sử dụng người có đức có tài; đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ…
“Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như: bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị…”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu.
Ông cũng cho biết, cần tăng số lượng ủy viên Trung ương ở các vị trí, địa bàn chiến lược, lĩnh vực công tác quan trọng; chú ý tăng thêm tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 cần có 3 độ tuổi (dưới 50, 50-60 và từ 61 tuổi trở lên).
Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.
Về phương pháp và quy trình giới thiệu, lựa chọn nhân sự, Trung ương nhất trí cao với báo cáo của Bộ Chính trị, trong đó có khâu giới thiệu của các ủy viên Trung ương khóa 11, giới thiệu của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị trực thuộc Trung ương.
Về việc phân bổ đại biểu dự Đại hội 12 của Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Trung ương nhất trí cao với những nguyên tắc và các căn cứ phân bổ đại biểu và dự kiến số lượng phân bổ đại biểu đối với các đảng bộ trực thuộc Trung ương, và giao cho Bộ Chính trị quyết định cụ thể việc phân bổ đại biểu.
Mô hình chính quyền địa phương: Chọn phương án “không làm xáo trộn”
Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Trung ương khẳng định, đổi mới kiện toàn mô hình tổ chức chính quyền địa phương là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, tuy nhiên do đây là vấn đề mới, khó, phức tạp, ý kiến còn khác nhau nên phải tiến hành một cách thận trọng, từng bước vững chắc và đặt trong tổng thể việc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của cả hệ thống chính trị.
Trên cơ sở tờ trình của Bộ Chính trị, Trung ương đã thảo luận, phân tích kỹ những ưu điểm, nhược điểm, tính khả thi và sự phù hợp của mỗi phương án và đã quyết định chọn phương án “Tất cả các đơn vị hành chính quy định tại khoản 1, điều 110 Hiến pháp năm 2013 đều tổ chức cấp chính quyền địa phương (gồm có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân)”.
Theo Tổng bí thư, ưu điểm nổi bật của phương án này là bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và không làm xáo trộn mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay; thể hiện sự thống nhất giữa việc phân chia địa giới hành chính với việc thiết lập tổ chức chính quyền địa phương cùng với các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội…