Đại biểu chất vấn Thủ tướng về đường sắt cao tốc
Thủ tướng đã nhận được 19 chất vấn trong tổng số 185 chất vấn của 82 vị đại biểu từ 41 đoàn đại biểu Quốc hội gửi tại kỳ họp
Vì sao Chính phủ vẫn tiếp tục theo đuổi dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM là một trong những nội dung đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng tại kỳ họp này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho biết, chiều 13/11.
Ông Đàn cũng thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp những vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm trong buổi sáng ngày 24/11.
Tính đến chiều nay (13/11), Thủ tướng đã nhận được 19 chất vấn trong tổng số 185 chất vấn của 82 vị đại biểu từ 41 đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng, các phó thủ tướng, 20 bộ trưởng và Tổng kiểm toán Nhà nước.
Nội dung chất vấn người đứng đầu Chính phủ tập trung đề cập nhiều đến trách nhiệm của Thủ tướng và Chính phủ trong quản lý, điều hành. Trong đó, có vị đại biểu đặt vấn đề “vì sao Chính phủ vẫn tiếp tục theo đuổi dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM, đưa nội dung này vào chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2020”, trong khi tại kỳ họp trước, Quốc hội đã không thông qua chủ trương đầu tư.
Đồng thời, cũng có vị đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết Chính phủ quyết định như thế nào về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên trước dư luận xã hội và kiến nghị của nhân sĩ, trí thức thời gian qua.
Với mối quan tâm sâu sắc của nhiều vị đại biểu, Thủ tướng cũng nhận được chất vấn liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong quản lý Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Bắt đầu từ sáng 22/11, dự kiến sẽ có 4 vị bộ trưởng đăng đàn trước khi Thủ tướng trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ông Đàn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi trao đổi với Thường trực Chính phủ, đã thống nhất danh sách 4 vị bộ trưởng các bộ: Công Thương, Y tế, Tài chính, Giao thông Vận tải và các nhóm vấn đề sẽ tập trung chất vấn các vị này.
Nằm trong các chất vấn dành cho một số vị bộ trưởng vẫn có vấn đề trách nhiệm quản lý vốn tại Vinashin và tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Nhận được nhiều nhất là Bộ Công Thương với 33 chất vấn. Sẽ nóng trong phiên chất vấn dành cho Bộ trưởng bộ này là nhập siêu cao trong nhiều năm và đặc biệt là tình trạng thiếu điện.
Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ có câu trả lời về giá thuốc “nhảy múa” và vấn đề viện phí, tình trạng quá tải của nhiều bệnh viện tuyến trên…
Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ đăng đàn với trả lời về quản lý sử dụng ngân sách, các quỹ tài chính, chính sách tài khóa gắn với chính sách tiền tệ, nợ công và trách nhiệm của Bộ trưởng về những vấn đề này và một số nội dung khác, trong đó có chất lượng kiểm tra, thanh tra về ngân sách...
Người đăng đàn thứ tư là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải với trả lời liên quan đến trách nhiệm của Bộ trong quản lý các tập đoàn trực thuộc, đặc biệt là Vinashin. Đồng thời, cũng làm rõ việc tiếp tục chuẩn bị triển khai đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM khi Quốc hội chưa đồng ý chủ trương.
Dự kiến danh sách các vị bộ trưởng và các nhóm vấn đề tại phiên chất vấn sẽ được gửi xin ý kiến đại biểu vào thứ hai (15/11) và sẽ được “chốt” vào sáng hôm sau, ông Đàn cho biết.
Về cách điều hành chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, theo Chủ nhiệm Đàn, vẫn được thực hiện theo cách, một bộ trưởng đăng đàn, nhiều bộ trưởng “trợ giúp” để làm rõ những vấn đề chất vấn.
Riêng với Thủ tướng, cơ quan chuẩn bị tham mưu sẽ đề nghị Thủ tướng dành nhiều thời gian để trả lời chất vấn trực tiếp, ông Đàn nói.
Ông Đàn cũng thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp những vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm trong buổi sáng ngày 24/11.
Tính đến chiều nay (13/11), Thủ tướng đã nhận được 19 chất vấn trong tổng số 185 chất vấn của 82 vị đại biểu từ 41 đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng, các phó thủ tướng, 20 bộ trưởng và Tổng kiểm toán Nhà nước.
Nội dung chất vấn người đứng đầu Chính phủ tập trung đề cập nhiều đến trách nhiệm của Thủ tướng và Chính phủ trong quản lý, điều hành. Trong đó, có vị đại biểu đặt vấn đề “vì sao Chính phủ vẫn tiếp tục theo đuổi dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM, đưa nội dung này vào chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2020”, trong khi tại kỳ họp trước, Quốc hội đã không thông qua chủ trương đầu tư.
Đồng thời, cũng có vị đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết Chính phủ quyết định như thế nào về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên trước dư luận xã hội và kiến nghị của nhân sĩ, trí thức thời gian qua.
Với mối quan tâm sâu sắc của nhiều vị đại biểu, Thủ tướng cũng nhận được chất vấn liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong quản lý Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Bắt đầu từ sáng 22/11, dự kiến sẽ có 4 vị bộ trưởng đăng đàn trước khi Thủ tướng trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ông Đàn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi trao đổi với Thường trực Chính phủ, đã thống nhất danh sách 4 vị bộ trưởng các bộ: Công Thương, Y tế, Tài chính, Giao thông Vận tải và các nhóm vấn đề sẽ tập trung chất vấn các vị này.
Nằm trong các chất vấn dành cho một số vị bộ trưởng vẫn có vấn đề trách nhiệm quản lý vốn tại Vinashin và tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Nhận được nhiều nhất là Bộ Công Thương với 33 chất vấn. Sẽ nóng trong phiên chất vấn dành cho Bộ trưởng bộ này là nhập siêu cao trong nhiều năm và đặc biệt là tình trạng thiếu điện.
Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ có câu trả lời về giá thuốc “nhảy múa” và vấn đề viện phí, tình trạng quá tải của nhiều bệnh viện tuyến trên…
Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ đăng đàn với trả lời về quản lý sử dụng ngân sách, các quỹ tài chính, chính sách tài khóa gắn với chính sách tiền tệ, nợ công và trách nhiệm của Bộ trưởng về những vấn đề này và một số nội dung khác, trong đó có chất lượng kiểm tra, thanh tra về ngân sách...
Người đăng đàn thứ tư là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải với trả lời liên quan đến trách nhiệm của Bộ trong quản lý các tập đoàn trực thuộc, đặc biệt là Vinashin. Đồng thời, cũng làm rõ việc tiếp tục chuẩn bị triển khai đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM khi Quốc hội chưa đồng ý chủ trương.
Dự kiến danh sách các vị bộ trưởng và các nhóm vấn đề tại phiên chất vấn sẽ được gửi xin ý kiến đại biểu vào thứ hai (15/11) và sẽ được “chốt” vào sáng hôm sau, ông Đàn cho biết.
Về cách điều hành chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, theo Chủ nhiệm Đàn, vẫn được thực hiện theo cách, một bộ trưởng đăng đàn, nhiều bộ trưởng “trợ giúp” để làm rõ những vấn đề chất vấn.
Riêng với Thủ tướng, cơ quan chuẩn bị tham mưu sẽ đề nghị Thủ tướng dành nhiều thời gian để trả lời chất vấn trực tiếp, ông Đàn nói.