Đại biểu Quốc hội chuyên trách phải có trình độ tương đương vụ trưởng
Những điểm đáng chú ý trong công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa 13
Quốc hội khóa 13 sẽ có tỷ lệ đại biểu tái cử cao hơn, tiêu chuẩn đại biểu chuyên trách cũng sẽ chặt chẽ hơn, tuy nhiên chưa đặt ra vấn đề tranh cử...
Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử Trung ương Phạm Minh Tuyên đã cho biết những thông tin nói trên khi trả lời VnEconomy bên hành lang Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, sáng 10/2.
Ông Tuyên cho biết, cũng như khóa trước, tỷ lệ đại biểu Quốc hội ngoài Đảng khóa tới sẽ khoảng từ 15 đến 20%. Tuy nhiên, đây chỉ là định hướng để có sự chuẩn bị cho tốt và để đảm bảo cơ cấu cho hợp lý. Vì, chính cơ cấu đảm bảo sức mạnh cho hoạt động của Quốc hội.
Trong thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị nhân sự cụ thể và sự tín nhiệm của nhân dân với từng ứng cử viên, ông Tuyên nói.
Đại biểu trẻ nhưng phải "chín"
Thưa ông, giữ nguyên tỷ lệ đại biểu ngoài Đảng, vậy công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa tới có điểm gì mới?
Cái mới là nhấn mạnh tiêu chuẩn của đại biểu, đặc biệt là tiêu chuẩn đại biểu chuyên trách. Với đại biểu chuyên trách ngoài tiêu chuẩn mà luật đã quy định thì phải là những người thực sự gương mẫu trong cuộc sống, được nhân dân tín nhiệm, có năng lực tham gia vào hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. Đại biểu có đủ tiêu chuẩn thì mới đảm bảo sức mạnh của Quốc hội.
Tuy nhấn mạnh tiêu chuẩn nhưng không bỏ cơ cấu, là vì cơ cấu đảm bảo tiếng nói đồng bộ của các dân tộc và các khu vực.
Nhưng tiêu chuẩn theo như ông nói thì còn chung chung quá, ông có thể cho biết cụ thể hơn những quy định bắt buộc được coi là mới với đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa tới?
Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương thì phải có năng lực chuyên môn tương đương với các ủy viên thường vụ tỉnh ủy hoặc phó chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, hoặc đã quy hoạch vào chức vụ này và có hướng phát triển tốt.
Còn đại biểu ở Trung ương thì phải đã và đang làm vụ trưởng hoặc có trình độ tương đương từ vụ trưởng các cơ quan Trung ương trở lên mới bố trí làm chuyên trách. Đây là điều được nhấn mạnh trong quá trình chuẩn bị bầu cử. Thực ra mọi kỳ trước cũng đã đưa ra yêu cầu với đại biểu chuyên trách nhưng lần này phải yêu cầu chặt hơn, phải làm kỹ hơn và tập trung hơn.
Về số lượng thì đại biểu chuyên trách tại địa phương ngoài hai thành phố Hà Nội và Tp.HCM mỗi nơi có hai đại biểu còn mỗi tỉnh chỉ có một thôi. Như vậy để dồn đại biểu chuyên trách về Trung ương là hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội để nâng cao hoạt động của các cơ quan này.
Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng nếu quá “nặng” về cơ cấu thì khó có thể nâng cao chất lượng đại biểu?
Không phải quá nặng về cơ cấu đâu, ví dụ lần này một số cơ cấu định hướng của Trung ương là phải đảm bảo. Như cơ cấu lãnh đạo các tỉnh tham gia đại biểu Quốc hội.
Khái niệm lãnh đạo các tỉnh gồm có bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân. Cụ thể phân bố thế nào thì Ban tổ chức Trung ương sẽ cân nhắc cho hợp lý. Ví dụ khoảng 20 đại biểu là bí thư, 10 đến 12 chủ tịch, 30 là phó bí thư.. là phải nói rõ và được phân bố ở các vùng miền khác nhau.
Đại biểu đang công tác tại các cơ quan hành pháp sẽ tăng hay giảm, thưa ông?
Không giảm, vẫn giữ như khóa 12. Quốc hội cần giữ tỷ lệ hợp lý đại biểu là bộ trưởng và lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.
Trong khi cuối mỗi kỳ họp vẫn có lời phàn nàn là đại biểu kiêm nhiệm không thể dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động của Quốc hội thì chủ trương này có thực sự hợp lý, thưa ông?
Các đại biểu là lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham gia Quốc hội là cần thiết. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên cần đa dạng cơ cấu thành phần. Trong đó có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, trí thức, những người có kinh nghiệm quản lý điều hành ở địa phương… Đây chính là điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo Quốc hội thực hiện tốt nhất chức năng của mình. Cơ cấu đa dạng là nâng cao sức mạnh của Quốc hội.
Thế còn tỷ lệ đại biểu nữ và đại biểu trẻ tuổi có được nâng lên không, thưa ông?
Tỷ lệ đại biểu nữ thì khóa nào cũng cố gắng đạt 30% nhưng thực tế thường không đạt được. Lần bầu cử này cố gắng đạt, vì thực chất đại biểu nữ tham gia Quốc hội rất tốt, có nhiều chị em có đầy đủ điều kiện tham gia, kể cả làm đại biểu chuyên trách. Vấn đề là do các cơ quan đơn vị tổ chức giới thiệu và sự tín nhiệm cụ thể của đại biểu với nhân dân. Quá trình giới thiệu tốt thì sẽ chọn được đại biểu tốt.
Còn hướng chung là có nhu cầu bồi dưỡng đại biểu trẻ nhưng phải có năng lực, sự am hiểu và có khả năng đảm nhiệm vai trò của đại biểu. Chứ còn tuổi trẻ mà không thỏa mãn yêu cầu đó thì sẽ làm giảm chất lượng của Quốc hội.
Định hướng tỷ lệ trẻ khoảng độ 30%, nhưng khái niệm trẻ là 40 tuổi chứ không phải là 25 hay 18 được. Trẻ nhưng đã đến độ chín, có kinh nghiệm thực tiễn.
Dự kiến sẽ giới thiệu bao nhiêu doanh nhân tham gia Quốc hội khóa mới?
Tỷ lệ đại biểu là doanh nhân cũng không tăng lên so với khóa 12, vì như đã nói là cần có cơ cấu hợp lý.
Thưa ông, tỷ lệ đại biểu tái cử khóa 13 có cao hơn khóa 12 không?
Đang cố gắng đảm bảo khoảng 40%, khóa trước trên 30% một chút.
Không hạn chế tự ứng cử
Những quy định về quyền tự ứng cử của Đảng viên có gì mới không, thưa ông?
Không hạn chế quyền dân chủ của đảng viên tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Đảng viên có quyền ứng cử theo luật nhưng mỗi người tham gia tổ chức thì phải tuân thủ quy định của tổ chức đó để đảm bảo giới thiệu có sự lựa chọn.
Thế còn quy định về tự ứng cử nói chung?
Cũng không có gì mới thêm.
Minh bạch tài sản của các ứng cử viên là vấn đề được cử tri rất quan tâm. Vấn đề này sẽ được thực hiện thế nào, thưa ông?
Vẫn theo hướng dẫn chung như các cuộc bầu cử lần trước, cho đến nay vẫn chưa có gì mới.
Quy trình vận động bầu cử có điểm gì đáng chú ý không, thưa ông?
Vẫn theo luật, luật chưa sửa nên vẫn thực hiện như trước đây.
Theo ý kiến cá nhân ông thì vận động bầu cử theo quy định cũ có thể nâng cao chất lượng đại biểu?
Với chúng ta thì khái niệm tranh cử còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng vận động bầu cử thì được pháp luật cho phép. Còn với ứng cử viên thì cái chính là anh được bầu thì anh làm cái gì, và thực hiện quyền của đại biểu như thế nào. Nhưng làm gì cũng phải theo luật pháp và cái quan trọng đầu tiên là phải gắn bó với cử tri. Đây là yêu cầu ngày càng phải được quan tâm. Những khóa vừa rồi thì đã làm rồi nhưng có lúc có nơi chưa tốt, nên phải tiếp tục thực hiện tốt hơn.
Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử Trung ương Phạm Minh Tuyên đã cho biết những thông tin nói trên khi trả lời VnEconomy bên hành lang Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, sáng 10/2.
Ông Tuyên cho biết, cũng như khóa trước, tỷ lệ đại biểu Quốc hội ngoài Đảng khóa tới sẽ khoảng từ 15 đến 20%. Tuy nhiên, đây chỉ là định hướng để có sự chuẩn bị cho tốt và để đảm bảo cơ cấu cho hợp lý. Vì, chính cơ cấu đảm bảo sức mạnh cho hoạt động của Quốc hội.
Trong thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị nhân sự cụ thể và sự tín nhiệm của nhân dân với từng ứng cử viên, ông Tuyên nói.
Đại biểu trẻ nhưng phải "chín"
Thưa ông, giữ nguyên tỷ lệ đại biểu ngoài Đảng, vậy công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa tới có điểm gì mới?
Cái mới là nhấn mạnh tiêu chuẩn của đại biểu, đặc biệt là tiêu chuẩn đại biểu chuyên trách. Với đại biểu chuyên trách ngoài tiêu chuẩn mà luật đã quy định thì phải là những người thực sự gương mẫu trong cuộc sống, được nhân dân tín nhiệm, có năng lực tham gia vào hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. Đại biểu có đủ tiêu chuẩn thì mới đảm bảo sức mạnh của Quốc hội.
Tuy nhấn mạnh tiêu chuẩn nhưng không bỏ cơ cấu, là vì cơ cấu đảm bảo tiếng nói đồng bộ của các dân tộc và các khu vực.
Nhưng tiêu chuẩn theo như ông nói thì còn chung chung quá, ông có thể cho biết cụ thể hơn những quy định bắt buộc được coi là mới với đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa tới?
Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương thì phải có năng lực chuyên môn tương đương với các ủy viên thường vụ tỉnh ủy hoặc phó chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, hoặc đã quy hoạch vào chức vụ này và có hướng phát triển tốt.
Còn đại biểu ở Trung ương thì phải đã và đang làm vụ trưởng hoặc có trình độ tương đương từ vụ trưởng các cơ quan Trung ương trở lên mới bố trí làm chuyên trách. Đây là điều được nhấn mạnh trong quá trình chuẩn bị bầu cử. Thực ra mọi kỳ trước cũng đã đưa ra yêu cầu với đại biểu chuyên trách nhưng lần này phải yêu cầu chặt hơn, phải làm kỹ hơn và tập trung hơn.
Về số lượng thì đại biểu chuyên trách tại địa phương ngoài hai thành phố Hà Nội và Tp.HCM mỗi nơi có hai đại biểu còn mỗi tỉnh chỉ có một thôi. Như vậy để dồn đại biểu chuyên trách về Trung ương là hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội để nâng cao hoạt động của các cơ quan này.
Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng nếu quá “nặng” về cơ cấu thì khó có thể nâng cao chất lượng đại biểu?
Không phải quá nặng về cơ cấu đâu, ví dụ lần này một số cơ cấu định hướng của Trung ương là phải đảm bảo. Như cơ cấu lãnh đạo các tỉnh tham gia đại biểu Quốc hội.
Khái niệm lãnh đạo các tỉnh gồm có bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân. Cụ thể phân bố thế nào thì Ban tổ chức Trung ương sẽ cân nhắc cho hợp lý. Ví dụ khoảng 20 đại biểu là bí thư, 10 đến 12 chủ tịch, 30 là phó bí thư.. là phải nói rõ và được phân bố ở các vùng miền khác nhau.
Đại biểu đang công tác tại các cơ quan hành pháp sẽ tăng hay giảm, thưa ông?
Không giảm, vẫn giữ như khóa 12. Quốc hội cần giữ tỷ lệ hợp lý đại biểu là bộ trưởng và lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.
Trong khi cuối mỗi kỳ họp vẫn có lời phàn nàn là đại biểu kiêm nhiệm không thể dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động của Quốc hội thì chủ trương này có thực sự hợp lý, thưa ông?
Các đại biểu là lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham gia Quốc hội là cần thiết. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên cần đa dạng cơ cấu thành phần. Trong đó có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, trí thức, những người có kinh nghiệm quản lý điều hành ở địa phương… Đây chính là điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo Quốc hội thực hiện tốt nhất chức năng của mình. Cơ cấu đa dạng là nâng cao sức mạnh của Quốc hội.
Thế còn tỷ lệ đại biểu nữ và đại biểu trẻ tuổi có được nâng lên không, thưa ông?
Tỷ lệ đại biểu nữ thì khóa nào cũng cố gắng đạt 30% nhưng thực tế thường không đạt được. Lần bầu cử này cố gắng đạt, vì thực chất đại biểu nữ tham gia Quốc hội rất tốt, có nhiều chị em có đầy đủ điều kiện tham gia, kể cả làm đại biểu chuyên trách. Vấn đề là do các cơ quan đơn vị tổ chức giới thiệu và sự tín nhiệm cụ thể của đại biểu với nhân dân. Quá trình giới thiệu tốt thì sẽ chọn được đại biểu tốt.
Còn hướng chung là có nhu cầu bồi dưỡng đại biểu trẻ nhưng phải có năng lực, sự am hiểu và có khả năng đảm nhiệm vai trò của đại biểu. Chứ còn tuổi trẻ mà không thỏa mãn yêu cầu đó thì sẽ làm giảm chất lượng của Quốc hội.
Định hướng tỷ lệ trẻ khoảng độ 30%, nhưng khái niệm trẻ là 40 tuổi chứ không phải là 25 hay 18 được. Trẻ nhưng đã đến độ chín, có kinh nghiệm thực tiễn.
Dự kiến sẽ giới thiệu bao nhiêu doanh nhân tham gia Quốc hội khóa mới?
Tỷ lệ đại biểu là doanh nhân cũng không tăng lên so với khóa 12, vì như đã nói là cần có cơ cấu hợp lý.
Thưa ông, tỷ lệ đại biểu tái cử khóa 13 có cao hơn khóa 12 không?
Đang cố gắng đảm bảo khoảng 40%, khóa trước trên 30% một chút.
Không hạn chế tự ứng cử
Những quy định về quyền tự ứng cử của Đảng viên có gì mới không, thưa ông?
Không hạn chế quyền dân chủ của đảng viên tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Đảng viên có quyền ứng cử theo luật nhưng mỗi người tham gia tổ chức thì phải tuân thủ quy định của tổ chức đó để đảm bảo giới thiệu có sự lựa chọn.
Thế còn quy định về tự ứng cử nói chung?
Cũng không có gì mới thêm.
Minh bạch tài sản của các ứng cử viên là vấn đề được cử tri rất quan tâm. Vấn đề này sẽ được thực hiện thế nào, thưa ông?
Vẫn theo hướng dẫn chung như các cuộc bầu cử lần trước, cho đến nay vẫn chưa có gì mới.
Quy trình vận động bầu cử có điểm gì đáng chú ý không, thưa ông?
Vẫn theo luật, luật chưa sửa nên vẫn thực hiện như trước đây.
Theo ý kiến cá nhân ông thì vận động bầu cử theo quy định cũ có thể nâng cao chất lượng đại biểu?
Với chúng ta thì khái niệm tranh cử còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng vận động bầu cử thì được pháp luật cho phép. Còn với ứng cử viên thì cái chính là anh được bầu thì anh làm cái gì, và thực hiện quyền của đại biểu như thế nào. Nhưng làm gì cũng phải theo luật pháp và cái quan trọng đầu tiên là phải gắn bó với cử tri. Đây là yêu cầu ngày càng phải được quan tâm. Những khóa vừa rồi thì đã làm rồi nhưng có lúc có nơi chưa tốt, nên phải tiếp tục thực hiện tốt hơn.