Đan Mạch cam kết "tiếp tục hỗ trợ Việt Nam"
Đại sứ Đan Mạch John Nielsen nói vẫn ưu tiên hỗ trợ Việt Nam nhằm chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh
Phát biểu tại cuộc họp báo ra mắt ấn bản hàng năm của phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) về tổng quan hợp tác phát triển của EU tại Việt Nam, Đại sứ Đan Mạch John Nielsen cho hay nước này vẫn ưu tiên hỗ trợ Việt Nam nhằm chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh.
“EU là nhà cung cấp hỗ trợ phát triển hàng đầu đối với việc thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam. Và Đan Mạch chúng tôi sẽ đóng vai trò là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong số các quốc gia thành viên EU. Đan Mạch vẫn là một đối tác đáng tin cậy và mạnh mẽ về hợp tác phát triển quốc tế tại Việt Nam”, ông nói và nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải nói đi đôi với làm”.
Lĩnh vực ưu tiên chính trong hỗ trợ phát triển của Đan Mạch cho Việt Nam là chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh. Ông đại sứ nói Đan Mạch đang tích cực cố gắng để đáp ứng được mục tiêu tham vọng của mình là giảm khí thải CO2 và thực hiện nghĩa vụ quốc tế nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Tại Việt Nam, Đan Mạch đang hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các lĩnh vực như sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo và nước và xử lý chất thải rắn.
Vị đại sứ cũng nói rằng xã hội Đan Mạch là một minh chứng cho thấy phát triển bền vững có thể đi đôi với mức tiêu thụ tăng và tăng trưởng kinh tế. Trong 25 năm qua, nền kinh tế của Đan Mạch tăng trưởng 70% trong khi tiêu thụ năng lượng không thay đổi. Nước này có tới 1.100 công ty công nghệ sạch với 60.000 lao động và giá trị xuất khẩu đạt 12 tỷ Euro; đồng thời có hơn 46 cơ sở nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu & phát triển (R&D) trong lĩnh vực tăng trưởng xanh và là một trong những trung tâm tăng trưởng xanh của thế giới.
"Hợp tác phát triển của Đan Mạch dựa trên nguyên tắc quyền sở hữu quốc gia và trách nhiệm giải trình. Những nguyên tắc này sẽ tiếp tục là trung tâm trong mọi hoạt động mà chúng tôi thực hiện. Và những nguyên tắc này được coi trọng trong cả chính sách phát triển mới của Đan Mạch và EU", ông nói.
"Chúng tôi tin rằng những kết quả phát triển tốt đẹp nhất sẽ đạt được thông qua hỗ trợ các kế hoạch và hệ thống riêng của các quốc gia đối tác, bao gồm cả hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải đưa các cơ chế hiệu quả vào đúng chỗ nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình", ông nói thêm, giữa lúc cả Việt Nam và Đan Mạch đang tiếp tục cuộc điều tra liên quan đến các dự án sử dụng ODA của Đan Mạch có nghi vấn gian lận đang gây xôn xao dư luận.
Ấn bản Sách xanh 2012 cho thấy EU vẫn là một trong những nhà cung cấp hỗ trợ phát triển hàng đầu của Việt Nam, với tổng cam kết là 745,3 triệu Euro (khoảng 1,01 tỷ USD) cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Trong số này, tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5%, bằng 245,21 triệu Euro (khoảng 324,05 triệu USD).
“EU là nhà cung cấp hỗ trợ phát triển hàng đầu đối với việc thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam. Và Đan Mạch chúng tôi sẽ đóng vai trò là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong số các quốc gia thành viên EU. Đan Mạch vẫn là một đối tác đáng tin cậy và mạnh mẽ về hợp tác phát triển quốc tế tại Việt Nam”, ông nói và nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải nói đi đôi với làm”.
Lĩnh vực ưu tiên chính trong hỗ trợ phát triển của Đan Mạch cho Việt Nam là chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh. Ông đại sứ nói Đan Mạch đang tích cực cố gắng để đáp ứng được mục tiêu tham vọng của mình là giảm khí thải CO2 và thực hiện nghĩa vụ quốc tế nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Tại Việt Nam, Đan Mạch đang hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các lĩnh vực như sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo và nước và xử lý chất thải rắn.
Vị đại sứ cũng nói rằng xã hội Đan Mạch là một minh chứng cho thấy phát triển bền vững có thể đi đôi với mức tiêu thụ tăng và tăng trưởng kinh tế. Trong 25 năm qua, nền kinh tế của Đan Mạch tăng trưởng 70% trong khi tiêu thụ năng lượng không thay đổi. Nước này có tới 1.100 công ty công nghệ sạch với 60.000 lao động và giá trị xuất khẩu đạt 12 tỷ Euro; đồng thời có hơn 46 cơ sở nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu & phát triển (R&D) trong lĩnh vực tăng trưởng xanh và là một trong những trung tâm tăng trưởng xanh của thế giới.
"Hợp tác phát triển của Đan Mạch dựa trên nguyên tắc quyền sở hữu quốc gia và trách nhiệm giải trình. Những nguyên tắc này sẽ tiếp tục là trung tâm trong mọi hoạt động mà chúng tôi thực hiện. Và những nguyên tắc này được coi trọng trong cả chính sách phát triển mới của Đan Mạch và EU", ông nói.
"Chúng tôi tin rằng những kết quả phát triển tốt đẹp nhất sẽ đạt được thông qua hỗ trợ các kế hoạch và hệ thống riêng của các quốc gia đối tác, bao gồm cả hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải đưa các cơ chế hiệu quả vào đúng chỗ nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình", ông nói thêm, giữa lúc cả Việt Nam và Đan Mạch đang tiếp tục cuộc điều tra liên quan đến các dự án sử dụng ODA của Đan Mạch có nghi vấn gian lận đang gây xôn xao dư luận.
Ấn bản Sách xanh 2012 cho thấy EU vẫn là một trong những nhà cung cấp hỗ trợ phát triển hàng đầu của Việt Nam, với tổng cam kết là 745,3 triệu Euro (khoảng 1,01 tỷ USD) cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Trong số này, tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5%, bằng 245,21 triệu Euro (khoảng 324,05 triệu USD).