Đầu 2013 sẽ khởi công “tòa nhà cao nhất” Việt Nam
Dự kiến vào đầu năm 2013, dự án tháp Dầu khí sẽ chính thức được khởi công tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
Dự kiến vào đầu năm 2013, dự án tháp Dầu khí sẽ chính thức được khởi công tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
Theo Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC), đơn vị này đang xúc tiến làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng Hà Nội để triển khai thủ tục tiếp nhận dự án nói trên từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng mới đây.
Đồng thời, PVC cho biết sẽ xúc tiến hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án vào quý 4/2012, để có thể chính thức khởi công vào đầu năm 2013. Thời gian triển khai dự án dự kiến 3 - 5 năm.
Sau khi tiếp nhận, PVC sẽ xây dựng dự án trên theo hướng một tòa nhà đa năng, bao gồm văn phòng hạng A, khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại dịch vụ, căn hộ cao cấp. Công trình dự kiến bao gồm 2 tòa tháp cao 79 tầng và 54 tầng, khối đế cao 4 tầng, xây dựng trên diện tích đất 65.000 m2.
Đại diện chủ đầu tư cũng cho biết, thay vì tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 1 tỷ USD, vốn đầu tư vào dự án này được rút xuống chỉ khoảng 600 triệu USD, trong đó phần lớn vốn được huy động từ các đối tác trong và ngoài nước. Công trình sẽ không sử dụng vốn Nhà nước và vốn của Petro Vietnam.
Ý tưởng xây dựng tháp Dầu khí được Petro Vietnam đưa ra gần hai năm trước, với mong muốn xây dựng một biểu tượng cho ngành dầu khí và cũng là công trình “có một không hai” (cao 102 tầng) tại Việt Nam.
Tuy nhiên, suốt từ thời điểm đó đến nay, nhiều biến cố đã xảy ra đối với dự án nói trên, từ việc chủ đầu tư xin “cắt ngọn” tòa nhà xuống còn 79 tầng, đến việc mới đây Thủ tướng yêu cầu Petro Vietnam phải chuyển giao dự án cho PVC. Đặc biệt, Thủ tướng cũng yêu cầu dự án không được mang tên của Tập đoàn Dầu khí, phải đổi tên “tháp Dầu khí” sang một tên gọi khác.
Dù vậy, nếu được khởi công và hoàn thành, dự án nói trên hiện vẫn là tòa nhà cao nhất Việt Nam, vượt 9 tầng so với tòa nhà Keangnam Landmark Tower trên đường Phạm Hùng, Hà Nội hiện nay (70 tầng).
Theo Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC), đơn vị này đang xúc tiến làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng Hà Nội để triển khai thủ tục tiếp nhận dự án nói trên từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng mới đây.
Đồng thời, PVC cho biết sẽ xúc tiến hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án vào quý 4/2012, để có thể chính thức khởi công vào đầu năm 2013. Thời gian triển khai dự án dự kiến 3 - 5 năm.
Sau khi tiếp nhận, PVC sẽ xây dựng dự án trên theo hướng một tòa nhà đa năng, bao gồm văn phòng hạng A, khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại dịch vụ, căn hộ cao cấp. Công trình dự kiến bao gồm 2 tòa tháp cao 79 tầng và 54 tầng, khối đế cao 4 tầng, xây dựng trên diện tích đất 65.000 m2.
Đại diện chủ đầu tư cũng cho biết, thay vì tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 1 tỷ USD, vốn đầu tư vào dự án này được rút xuống chỉ khoảng 600 triệu USD, trong đó phần lớn vốn được huy động từ các đối tác trong và ngoài nước. Công trình sẽ không sử dụng vốn Nhà nước và vốn của Petro Vietnam.
Ý tưởng xây dựng tháp Dầu khí được Petro Vietnam đưa ra gần hai năm trước, với mong muốn xây dựng một biểu tượng cho ngành dầu khí và cũng là công trình “có một không hai” (cao 102 tầng) tại Việt Nam.
Tuy nhiên, suốt từ thời điểm đó đến nay, nhiều biến cố đã xảy ra đối với dự án nói trên, từ việc chủ đầu tư xin “cắt ngọn” tòa nhà xuống còn 79 tầng, đến việc mới đây Thủ tướng yêu cầu Petro Vietnam phải chuyển giao dự án cho PVC. Đặc biệt, Thủ tướng cũng yêu cầu dự án không được mang tên của Tập đoàn Dầu khí, phải đổi tên “tháp Dầu khí” sang một tên gọi khác.
Dù vậy, nếu được khởi công và hoàn thành, dự án nói trên hiện vẫn là tòa nhà cao nhất Việt Nam, vượt 9 tầng so với tòa nhà Keangnam Landmark Tower trên đường Phạm Hùng, Hà Nội hiện nay (70 tầng).