Đề nghị tăng giá vé trần trên các đường bay nội địa
Giá vé trần đối với các đường bay nội địa đang được đề nghị tăng thêm từ 20-27%
20-27% là mức tăng đối với giá vé trần trên các đường bay nội địa vừa được Cục Hàng không Việt Nam đề nghị với Bộ Giao thông Vận tải.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục đã chính thức đề nghị với Bộ Giao thông Vận tải về mức tăng cụ thể như sau: đối với đường bay có cự ly dưới 500 km mức tăng theo đề xuất là 27%, đường bay từ 500 km đến dưới 850 km có mức tăng là 25%, đường bay 850 km đến dưới 1.280 km mức tăng là 22%, riêng đường bay trên 1.280 km tăng là 20%.
Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, đường bay có cự ly dưới 300 km hiện mức tối đa khung giá cước là 682.000 đồng; đường bay từ 300 đến dưới 500 km là 864.000 đồng; đường bay từ 500 km đến dưới 850 km là 1,182 triệu đồng và đường bay từ 850 km trở lên là 1,819 triệu đồng.
Ước tính, hiện nay có đến 71% chi phí của các doanh nghiệp hàng không đều phải chi trả bằng USD. Đối với nhiên liệu con số này đang chiếm khoảng 36% chi phí của các hãng.
Trên cơ sở này, vị đại diện Cục Hàng không cho rằng, mức tăng trên được tính toán chủ yếu dựa vào sự biến động của tỷ giá, giá nhiên liệu trên thị trường trong thời gian gần đây và giá thuê tàu bay, thuê phi công của các doanh nghiệp. Còn sự điều chỉnh của giá điện, giá các chi phí đầu vào khác các hãng phải tự cân đối và chia sẻ với khách hàng.
“Trên thực tế, mức tăng cao nhất được đề nghị áp dụng đối với các đường bay có cự ly ngắn cũng là nhằm mục đích khuyến khích các hãng tham gia khai thác trên các đường bay này để đáp ứng tốt hơn đối với nhu cầu đi lại của người dân”, vị đại diện này cho biết thêm.
Trao đổi với VnEconomy, ông Tạ Hữu Thanh, Phó tổng giám đốc Jetstar Pacific cho hay, mức giá trần tuy thực tế chỉ được áp dụng vào các dịp lễ Tết, cao điểm nhưng cũng chia sẻ bớt khó khăn cho các nhà khai thác hàng không ở nước ta.
Trước đó, trong buổi họp với Bộ Giao thông - Vận tải mới đây, đại diện các hãng hàng không đã kiến nghị mức tăng trần đối với giá vé trên các đường nội địa là từ 20-50%.
Sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị của Cục Hàng không, nếu đồng ý với các mức tăng đã được đề xuất, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chuyển tới Bộ Tài chính để xem xét và ra quyết định cuối cùng.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục đã chính thức đề nghị với Bộ Giao thông Vận tải về mức tăng cụ thể như sau: đối với đường bay có cự ly dưới 500 km mức tăng theo đề xuất là 27%, đường bay từ 500 km đến dưới 850 km có mức tăng là 25%, đường bay 850 km đến dưới 1.280 km mức tăng là 22%, riêng đường bay trên 1.280 km tăng là 20%.
Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, đường bay có cự ly dưới 300 km hiện mức tối đa khung giá cước là 682.000 đồng; đường bay từ 300 đến dưới 500 km là 864.000 đồng; đường bay từ 500 km đến dưới 850 km là 1,182 triệu đồng và đường bay từ 850 km trở lên là 1,819 triệu đồng.
Ước tính, hiện nay có đến 71% chi phí của các doanh nghiệp hàng không đều phải chi trả bằng USD. Đối với nhiên liệu con số này đang chiếm khoảng 36% chi phí của các hãng.
Trên cơ sở này, vị đại diện Cục Hàng không cho rằng, mức tăng trên được tính toán chủ yếu dựa vào sự biến động của tỷ giá, giá nhiên liệu trên thị trường trong thời gian gần đây và giá thuê tàu bay, thuê phi công của các doanh nghiệp. Còn sự điều chỉnh của giá điện, giá các chi phí đầu vào khác các hãng phải tự cân đối và chia sẻ với khách hàng.
“Trên thực tế, mức tăng cao nhất được đề nghị áp dụng đối với các đường bay có cự ly ngắn cũng là nhằm mục đích khuyến khích các hãng tham gia khai thác trên các đường bay này để đáp ứng tốt hơn đối với nhu cầu đi lại của người dân”, vị đại diện này cho biết thêm.
Trao đổi với VnEconomy, ông Tạ Hữu Thanh, Phó tổng giám đốc Jetstar Pacific cho hay, mức giá trần tuy thực tế chỉ được áp dụng vào các dịp lễ Tết, cao điểm nhưng cũng chia sẻ bớt khó khăn cho các nhà khai thác hàng không ở nước ta.
Trước đó, trong buổi họp với Bộ Giao thông - Vận tải mới đây, đại diện các hãng hàng không đã kiến nghị mức tăng trần đối với giá vé trên các đường nội địa là từ 20-50%.
Sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị của Cục Hàng không, nếu đồng ý với các mức tăng đã được đề xuất, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chuyển tới Bộ Tài chính để xem xét và ra quyết định cuối cùng.