Đề xuất Nhà nước bán “đất vàng”, cổ phần để tăng thu ngân sách
VAFI kiến nghị 5 giải pháp được cho là có thể mang lại hàng tỷ USD cho ngân sách
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa đề xuất Quốc hội và Chính phủ 5 giải pháp được cho là có thể mang lại hàng tỷ USD, trong bối cảnh ngân sách quốc gia đang ngày một eo hẹp.
Thứ nhất, theo VAFI, cần tập trung bán cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp, công ty đã cổ phần hóa và kinh doanh hiệu quả như Mobifone, Viettel, Sabeco, Habeco, Vinamilk…
Trên thực tế, việc Nhà nước thoái vốn khỏi một số doanh nghiệp lớn mới đây cũng đã được Chính phủ thông qua về mặt chủ trương, trong đó cho phép một số doanh nghiệp lớn như SCIC, Vinamik, FPT… được tự quyết định thời điểm thích hợp để thoái vốn.
Thứ hai, Nhà nước nên mạnh dạn bán những bất động sản có giá trị lớn ở vị trí trung tâm Tp.HCM, Hà Nội.
Theo VAFI, đó là các khu trung tâm thương mại, đất vàng, các khách sạn lớn đang được quản lý bởi doanh nghiệp nhà nước hay là phần vốn góp của thành phố trong các liên doanh nước ngoài như: tổ hợp văn phòng Daewoo, khách sạn Rex, Caravelle, Metropole Hà Nội...
VAFI khuyến nghị, những công trình trên không nên cổ phần hóa, mà bán đấu giá toàn bộ tài sản cho một nhà đầu tư để thu tiền về ngân sách.
Đề xuất thứ ba của VAFI là dùng giải pháp kỹ thuật để chuyển nhanh các tập đoàn kinh tế lớn, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh hiệu quả thành công ty cổ phần, với 3 cổ đông là Nhà nước, công đoàn, đảng ủy.
Mục đích của việc này là thu cổ tức hàng năm. Theo ước tính của VAFI, những doanh nghiệp chưa có kế hoạch cổ phần hóa như VNPT, Petro Vietnam, SCIC, Viettel, EVN, VinaFone, các công ty xổ số kiến thiết..., nếu thu cổ tức ở mức khiêm tốn thì hàng năm cũng nộp cho ngân sách Nhà nước khoảng 2 tỷ USD.
Thứ tư, VAFI cho rằng nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng miếng, vàng nhẫn vì đây là hàng hóa xa xỉ cần phải thực hiện điều tiết. Để nguời dân yên tâm, chỉ thu thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng miếng, vàng nữ trang - thuế suất 20%. Riêng hoạt động bán vàng cho Ngân hàng Nhà nước theo giá thế giới thì không phải chịu thuế này.
Kiến nghị cuối cùng của VAFI tập trung vào thị trường chứng khoán, trong đó Nhà nước cần xác định ưu tiên xây dựng ngành công nghiệp chứng khoán trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nòng cốt của đất nước. Nếu làm được, thu ngân sách có cơ sở tăng gấp hơn chục lần so với hiện nay.
Thứ nhất, theo VAFI, cần tập trung bán cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp, công ty đã cổ phần hóa và kinh doanh hiệu quả như Mobifone, Viettel, Sabeco, Habeco, Vinamilk…
Trên thực tế, việc Nhà nước thoái vốn khỏi một số doanh nghiệp lớn mới đây cũng đã được Chính phủ thông qua về mặt chủ trương, trong đó cho phép một số doanh nghiệp lớn như SCIC, Vinamik, FPT… được tự quyết định thời điểm thích hợp để thoái vốn.
Thứ hai, Nhà nước nên mạnh dạn bán những bất động sản có giá trị lớn ở vị trí trung tâm Tp.HCM, Hà Nội.
Theo VAFI, đó là các khu trung tâm thương mại, đất vàng, các khách sạn lớn đang được quản lý bởi doanh nghiệp nhà nước hay là phần vốn góp của thành phố trong các liên doanh nước ngoài như: tổ hợp văn phòng Daewoo, khách sạn Rex, Caravelle, Metropole Hà Nội...
VAFI khuyến nghị, những công trình trên không nên cổ phần hóa, mà bán đấu giá toàn bộ tài sản cho một nhà đầu tư để thu tiền về ngân sách.
Đề xuất thứ ba của VAFI là dùng giải pháp kỹ thuật để chuyển nhanh các tập đoàn kinh tế lớn, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh hiệu quả thành công ty cổ phần, với 3 cổ đông là Nhà nước, công đoàn, đảng ủy.
Mục đích của việc này là thu cổ tức hàng năm. Theo ước tính của VAFI, những doanh nghiệp chưa có kế hoạch cổ phần hóa như VNPT, Petro Vietnam, SCIC, Viettel, EVN, VinaFone, các công ty xổ số kiến thiết..., nếu thu cổ tức ở mức khiêm tốn thì hàng năm cũng nộp cho ngân sách Nhà nước khoảng 2 tỷ USD.
Thứ tư, VAFI cho rằng nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng miếng, vàng nhẫn vì đây là hàng hóa xa xỉ cần phải thực hiện điều tiết. Để nguời dân yên tâm, chỉ thu thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng miếng, vàng nữ trang - thuế suất 20%. Riêng hoạt động bán vàng cho Ngân hàng Nhà nước theo giá thế giới thì không phải chịu thuế này.
Kiến nghị cuối cùng của VAFI tập trung vào thị trường chứng khoán, trong đó Nhà nước cần xác định ưu tiên xây dựng ngành công nghiệp chứng khoán trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nòng cốt của đất nước. Nếu làm được, thu ngân sách có cơ sở tăng gấp hơn chục lần so với hiện nay.