Bên cạnh các động lực tăng trưởng truyền thống bao gồm xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, các lĩnh vực khác cũng có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế bao gồm kinh tế xanh, kinh tế số….
Thay đổi cách thức quản lý kinh tế theo hướng lấy kết quả làm mục tiêu, thúc đẩy khoa học và công nghệ để đẩy nhanh chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, phát triển nguồn nhân lực và phát triển thị trường vốn với sự cho phép tham gia của nhiều chủ thể tham gia thị trường… là những giải pháp được các chuyên gia kiến nghị nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và các năm sau.
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều "sóng gió", dù đạt được những thành tựu đáng kể trong năm 2024; theo đó, kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động. Tuy nhiên, đất nước có những cơ hội lớn và trên đà trở thành "ngôi sao đang lên" của thương mại toàn cầu…
Tăng trưởng GDP năm 2024 cán mốc 7,09% trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều rủi ro và biến động khó lường. Với mục tiêu tăng trưởng 8% và kỳ vọng ở mức hai con số trong năm 2025 và các năm tiếp theo, việc nhận diện “cỗ xe tam mã” của nền kinh tế cùng những biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là chính sách thời kỳ Trump 2.0, sẽ giúp xác định rõ hơn cơ hội và rủi ro mà nền kinh tế phải đối diện trong năm 2025...
Hơn 30 năm qua, chỉ có 34 nền kinh tế đã thành công trong thoát bẫy thu nhập trung bình để trở thành quốc gia có mức thu nhập cao. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng trong giai đoạn đổi mới, hấp thụ công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất mới, thay đổi quy trình sản phẩm… sẽ chưa thu được kết quả ngay. Điều này được ví như một “cái hố” cần phải mạnh dạn nhảy qua thì mới chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Thực tế ở nhiều quốc gia đều không vượt qua được “thung lũng chết” này...
VESF 2025 được đánh giá bao trùm một khối lượng thông tin lớn, nhiều giải pháp đột phá với nhiều góc tiếp cận, từ thực tiễn hoạt động, thẩm tra chính sách pháp luật, đến kinh nghiệm nghiên cứu mô hình phát triển của các quốc gia trên thế giới…
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nêu rõ phải đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số...
Ông Suan Teck Kin, Chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Khối nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) nhận định mặc dù Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế nhưng song song với đó là ba cơ hội đáng kể để thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong năm nay....
Năm 2025 cần được đặt ở một vị trí đặc biệt hơn, cách tiếp cận và xây dựng kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2025 cũng cần được nhìn nhận theo hướng không chỉ bảo đảm để tăng trưởng cao riêng cho năm 2025 mà phải tạo được nền tảng quan trọng để tăng trưởng cao, bền vững trong 5 - 10 năm tiếp theo…
Trong bối cảnh Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam là cầu nối giữa nhà hoạch định chính sách, chuyên gia kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững...