Đồ gỗ xuất khẩu có thể đạt kim ngạch 3 tỷ USD
Những tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ giảm mạnh, nhưng cả năm 2009 toàn ngành vẫn có thể đạt chỉ tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD
Những tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ giảm mạnh, nhưng cả năm 2009 toàn ngành vẫn có thể đạt chỉ tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.
Ông Quyền lý giải, sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ chỉ đạt 1,2 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Tính trung bình, mỗi tháng xuất khẩu đồ gỗ đạt khoảng 200 triệu USD.
Nhưng từ tháng 7/2009, xuất khẩu đồ gỗ đã đạt khoảng 300 triệu USD/tháng. Với mức xuất khẩu đã tăng lên như hiện nay, sáu tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sẽ thu về khoảng 1,8 tỷ USD.
Mức suy giảm tại các thị trường truyền thống nhập khẩu của đồ gỗ Việt Nam là Mỹ, EU cũng đã chậm lại. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong ngành đã bắt đầu ký thêm đơn hàng với các khách hàng mới thuộc khu vực Trung Đông, Đông Âu. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng sản xuất đến hết quý 3, thậm chí là quý 4 của năm nay.
Cũng theo ông Quyền, nếu như năm trước, các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn để mua nguyên liệu sản xuất cũng như sự biến động của tỷ giá giữa USD và VND, thì hiện nay khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp này là sự bảo hộ đối với sản xuất trong nước của các quốc gia như Mỹ, EU.
Theo đó, nguồn gốc của nguyên liệu là vấn đề rất được các nhà nhập khẩu quan tâm. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải mất nhiều thời gian và chi phí hơn trong việc tìm kiếm và thu mua nguyên liệu gỗ có chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.
Ông Quyền lý giải, sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ chỉ đạt 1,2 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Tính trung bình, mỗi tháng xuất khẩu đồ gỗ đạt khoảng 200 triệu USD.
Nhưng từ tháng 7/2009, xuất khẩu đồ gỗ đã đạt khoảng 300 triệu USD/tháng. Với mức xuất khẩu đã tăng lên như hiện nay, sáu tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sẽ thu về khoảng 1,8 tỷ USD.
Mức suy giảm tại các thị trường truyền thống nhập khẩu của đồ gỗ Việt Nam là Mỹ, EU cũng đã chậm lại. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong ngành đã bắt đầu ký thêm đơn hàng với các khách hàng mới thuộc khu vực Trung Đông, Đông Âu. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng sản xuất đến hết quý 3, thậm chí là quý 4 của năm nay.
Cũng theo ông Quyền, nếu như năm trước, các doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn để mua nguyên liệu sản xuất cũng như sự biến động của tỷ giá giữa USD và VND, thì hiện nay khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp này là sự bảo hộ đối với sản xuất trong nước của các quốc gia như Mỹ, EU.
Theo đó, nguồn gốc của nguyên liệu là vấn đề rất được các nhà nhập khẩu quan tâm. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải mất nhiều thời gian và chi phí hơn trong việc tìm kiếm và thu mua nguyên liệu gỗ có chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ.