Doanh nghiệp đầu tiên cho đấu giá quyền mua cổ phần
Công ty Cổ phần Kim khí Tp.HCM (HMC) sắp tổ chức bán đấu giá 10.825.600 quyền mua cổ phần, với giá khởi điểm 1.400 đồng/quyền mua
11 giờ ngày 7/3/2008 là thời hạn cuối cùng nộp đơn và tiền đặt cọc tiền tham dự đấu giá 10.825.600 quyền mua cổ phần của Công ty Cổ phần Kim khí Tp.HCM (HMC). Cứ 10 quyền mua được mua 3 cổ phiếu mới với giá 16.900 đồng/cổ phần, giá khởi điểm 1.400 đồng/quyền mua.
HMC hiện đang là nhà phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu tại Việt Nam như: Công ty Thép Miền Nam, Công ty Liên doanh Thép Vinakyoei, Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, ITC Việt Nam, Manuchar N.V, NobleResource Ltd, Stemcor... Đối với các sản phẩm thép các doanh nghiệp trong nước không sản xuất được, HMC phải nhập khẩu để đáp ứng cho thị trường trong nước. Sản phẩm thép nhập khẩu gồm: thép tấm, lá (cuộn cán nóng, cán nguội), thép hình chính phẩm, thép tấm, lá (cuộn cán nóng, cán nguội) sai quy cách.
Riêng thép phế liệu cán lại hoặc nấu, chủ yếu được cung cấp bởi 2 nguồn chính: thu mua từ các công ty trong nước, mỗi năm khoảng 300.000 tấn và nhập từ Nga, Nhật Bản, Mỹ, Ucraina. Khách hàng của HMC chủ yếu là các doanh nghiệp và các chủ đầu tư nên số lượng và giá trị hợp đồng ký kết thường rất cao. Do vậy, khi giá cả trên thị trường biến động giảm, Công ty có thể chuyển sang phương thức giao hàng trực tiếp đến kho của khách hàng mà không phải lưu kho, lưu bãi của Công ty. Điều này giúp giảm thiểu chi phí và tránh được rủi ro biến động giá.
Với lợi thế về đất đai hiện có trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (đất của 11 XM kim khí trực thuộc HMC), HMC dự định mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang kinh doanh văn phòng cho thuê, xây dựng chung cư và kinh doanh kho bãi. Các dự án đã triển khai trong năm 2007: xây dựng cao ốc văn phòng cao cấp loại B tại 193 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, diện tích mặt bằng 1.201,9 m2, 12 tầng (không kể 1 tầng lửng và 2 tầng hầm).
Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 93 tỷ đồng. Xây dựng Cao ốc văn phòng cao cấp loại B tại 189 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, diện tích mặt bằng 660m2 10 tầng, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 65 tỷ đồng và dự án kho Phú Thuận quận 7. HMC cũng sẽ liên doanh liên kết với các đối tác có uy tín kinh doanh có hiệu quả, xây dựng dự án tiền khả thi với các lô đất 1.370 m2 Thảo Điền quận 2 (xây dựng Chung cư), 91.218 m2 đất Nhà Bè (xây dựng khu sản xuất thép).
Những rủi ro mà HMC có thể gặp phải gồm: do HMC là nhà nhập khẩu thép nên khi tỷ giá giữa VND ngoại tệ biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Khi VND mất giá mạnh so với ngoại tệ (tỷ giá VND/ngoại tệ trên thị trường tăng) sẽ làm tăng giá thành nhập khẩu thép của HMC, trong khi giá bán trong nứơc không tăng tương ứng do cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà phân phối sẽ làm cho lợi nhuận giảm.
Cũng do cạnh tranh nên hầu hết các nhà phân phối thép đều thực hiện chính sách bán chịu thép cho khách hàng nên có thể dẫn đến tình trạng một số khách hàng chiếm dụng vốn, phải khởi kiện mới thu hồi được nợ vốn, lãi quá hạn không đòi được. Điều này cũng sẽ dẫn đến các phải trả của các DN phân phối thép cao hơn nhiều các khoản phải thu. 9 tháng 2007, HMC có các khỏan phải trả lên tới 261 tỷ trong khi các khỏan phải thu là 99 tỷ đồng.
Ngành kinh doanh sắt thép ngày càng phát triển đa dạng, có nhiều thành phần kinh tế tham gia, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau khi Việt Nam phải mở cửa cho các nhà phân phối thép 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo cam kết với WTO. Các công ty thép Việt Nam thường thiếu vốn đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ hàng hóa, nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ và xây dựng nhà máy sản xuất mới.
HMC hiện đang là nhà phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu tại Việt Nam như: Công ty Thép Miền Nam, Công ty Liên doanh Thép Vinakyoei, Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, ITC Việt Nam, Manuchar N.V, NobleResource Ltd, Stemcor... Đối với các sản phẩm thép các doanh nghiệp trong nước không sản xuất được, HMC phải nhập khẩu để đáp ứng cho thị trường trong nước. Sản phẩm thép nhập khẩu gồm: thép tấm, lá (cuộn cán nóng, cán nguội), thép hình chính phẩm, thép tấm, lá (cuộn cán nóng, cán nguội) sai quy cách.
Riêng thép phế liệu cán lại hoặc nấu, chủ yếu được cung cấp bởi 2 nguồn chính: thu mua từ các công ty trong nước, mỗi năm khoảng 300.000 tấn và nhập từ Nga, Nhật Bản, Mỹ, Ucraina. Khách hàng của HMC chủ yếu là các doanh nghiệp và các chủ đầu tư nên số lượng và giá trị hợp đồng ký kết thường rất cao. Do vậy, khi giá cả trên thị trường biến động giảm, Công ty có thể chuyển sang phương thức giao hàng trực tiếp đến kho của khách hàng mà không phải lưu kho, lưu bãi của Công ty. Điều này giúp giảm thiểu chi phí và tránh được rủi ro biến động giá.
Với lợi thế về đất đai hiện có trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (đất của 11 XM kim khí trực thuộc HMC), HMC dự định mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang kinh doanh văn phòng cho thuê, xây dựng chung cư và kinh doanh kho bãi. Các dự án đã triển khai trong năm 2007: xây dựng cao ốc văn phòng cao cấp loại B tại 193 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, diện tích mặt bằng 1.201,9 m2, 12 tầng (không kể 1 tầng lửng và 2 tầng hầm).
Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 93 tỷ đồng. Xây dựng Cao ốc văn phòng cao cấp loại B tại 189 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, diện tích mặt bằng 660m2 10 tầng, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 65 tỷ đồng và dự án kho Phú Thuận quận 7. HMC cũng sẽ liên doanh liên kết với các đối tác có uy tín kinh doanh có hiệu quả, xây dựng dự án tiền khả thi với các lô đất 1.370 m2 Thảo Điền quận 2 (xây dựng Chung cư), 91.218 m2 đất Nhà Bè (xây dựng khu sản xuất thép).
Những rủi ro mà HMC có thể gặp phải gồm: do HMC là nhà nhập khẩu thép nên khi tỷ giá giữa VND ngoại tệ biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Khi VND mất giá mạnh so với ngoại tệ (tỷ giá VND/ngoại tệ trên thị trường tăng) sẽ làm tăng giá thành nhập khẩu thép của HMC, trong khi giá bán trong nứơc không tăng tương ứng do cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà phân phối sẽ làm cho lợi nhuận giảm.
Cũng do cạnh tranh nên hầu hết các nhà phân phối thép đều thực hiện chính sách bán chịu thép cho khách hàng nên có thể dẫn đến tình trạng một số khách hàng chiếm dụng vốn, phải khởi kiện mới thu hồi được nợ vốn, lãi quá hạn không đòi được. Điều này cũng sẽ dẫn đến các phải trả của các DN phân phối thép cao hơn nhiều các khoản phải thu. 9 tháng 2007, HMC có các khỏan phải trả lên tới 261 tỷ trong khi các khỏan phải thu là 99 tỷ đồng.
Ngành kinh doanh sắt thép ngày càng phát triển đa dạng, có nhiều thành phần kinh tế tham gia, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau khi Việt Nam phải mở cửa cho các nhà phân phối thép 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo cam kết với WTO. Các công ty thép Việt Nam thường thiếu vốn đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ hàng hóa, nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ và xây dựng nhà máy sản xuất mới.