Doanh nghiệp Pháp muốn hiện diện nhiều hơn
Đoàn doanh nghiệp gồm 50 đại diện doanh nghiệp nhỏ và vừa của Pháp vừa tới Hà Nội để tìm kiếm cơ hội hợp tác
Thông tin về Diễn đàn ASEAN lần thứ 8 lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam cùng đoàn doanh nghiệp gồm 50 đại diện tiêu biểu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Pháp tới Hà Nội ngày 22 và 23/11 để tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh tại Việt Nam đang gửi đi một tín hiệu tốt đẹp về cơ hội hợp tác của giới doanh nghiệp hai nước.
Tại buổi khai mạc Diễn đàn ASEAN ngày 22/11tại Hà Nội với sự tham gia của 350 đại biểu, Quốc vụ khanh đảm trách vấn đề doanh nghiệp và thương mại Pháp, ngài Hervé Novelli, cho rằng sự hiện diện của Pháp tại ASEAN thấp hơn các khu vực khác ở châu Á. Chính phủ cũng như doanh nghiệp Pháp cần phải ý thức được sự hiện diện không đầy đủ của mình, trong mối tương quan với sự năng động và tăng trưởng kinh tế của ASEAN, để cùng nhau xem xét hoạt động hiệu quả ở khu vực này.
Gia tăng hiện diện
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định Diễn đàn ASEAN lần thứ 8 được tổ chức tại Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam-Pháp và ASEAN. Thực tế đây là hoạt động có ý nghĩa to lớn tiếp theo chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đầu tháng 10 vừa qua.
Phó thủ tướng cho biết trong 5 năm gần đây, GDP của Việt Nam tăng trung bình 7,5%, xuất nhập khẩu tăng trung bình 20%/năm. Năm 2006, GDP tăng 8,2%, giá trị xuất nhập khẩu đạt 84 tỉ USD trong đó xuất khẩu 39,6 tỉ USD. Trong 10 tháng 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 86,9 tỉ USD trong đó xuất khẩu đạt 39,1 tỉ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ.
Phó thủ tướng khẳng định rằng với tiến trình cải cách thể chế kinh tế và hội nhập kinh tế, với vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và nguồn nhân lực trẻ, cân bằng giới tính, có trình độ văn hoá cao, an ninh bảo đảm, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và kinh doanh trên thế giới.
Trên thực tế, quan hệ toàn diện giữa Việt Nam với các thành viên ASEAN, giữa Việt Nam với EU đặc biệt là quan hệ Việt-Pháp nhiều năm gần đây đã phát triển năng động và bền vững. Mặc dù quan hệ kinh tế thương mại đã đạt được những kết quả khả quan trong những năm qua nhưng chưa xứng với tiềm năng và lợi thế nhiều mặt giữa hai nước. Vì vậy, cùng với những cơ hội mới do Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Phó thủ tướng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp hai nước cần tăng cường giao lưu, tích cực và năng động tìm kiếm các cơ hội buôn bán, đầu tư.
“Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng với sự hỗ trợ của các Hiệp hội ASEAN và EU, chính phủ hai nước, với sự hoạt động năng động của các doanh nghiệp các bên, nhất định hợp tác giữa Việt Nam-EU-Pháp trong lĩnh vực kinh tế thương mại sẽ phát triển sâu rộng và đánh dấu một thời kỳ hợp tác hiệu quả và phát triển mới trong thế kỷ 21”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Doanh nghiệp Pháp lạc quan khi đầu tư vào Việt Nam
Cùng với quyết tâm ngày càng hiện diện sâu hơn vào khu vực ASEAN, các doanh nghiệp Pháp nói chung cũng đang coi Việt Nam là một “địa chỉ đỏ” về đầu tư. Điều này cũng được ông Frédéric Sanchez, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Fives, Chủ tịch Uỷ ban Việt Nam của Medef international, khẳng định tại Diễn đàn. Ông khuyên các doanh nghiệp Pháp nên lựa chọn đầu tư vào Việt Nam.
Giải thích cho lời tuyên bố “chắc nịch” đó, ông Frédéric Sanchez đưa ra 4 điểm mạnh của Việt Nam. Thứ nhất Việt Nam là một nước nhỏ trong khu vực về thu nhập quốc dân nhưng lại rất năng động về kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Thứ hai, Việt Nam đang đơn giản hoá môi trường pháp lý về đầu tư. Thứ ba, lực lượng lao động chất lượng và rẻ. Thứ tư, Việt Nam gần gũi về lịch sử cũng như văn hoá đối với Pháp.
Ông nhấn mạnh: về lâu dài các tập đoàn lớn như năng lượng có thể tham gia tại đây, nhưng trước mắt những tập đoàn nhỏ như về lĩnh vực cơ khí, sản xuất vật dụng sinh hoạt và phát triển cơ sở hạ tầng cần “tiến quân” ngay vào thị trường Việt Nam.
Theo ông Chủ tịch tập đoàn Fives, nếu các doanh nghiệp Pháp còn đang lưỡng lự giữa Trung Quốc hay Việt Nam thì hãy chọn Việt Nam. Nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng nên vào Việt Nam. Ông giải thích rằng người Trung Quốc giờ đây nhìn FDI khác với cách đây vài năm, không được thân thiện như ở Việt Nam.
Ông nêu ra ví dụ cụ thể trong sự thay đổi luật pháp của Trung Quốc đối với việc thu hút FDI. Cách đây 2 năm Trung Quốc đã đưa ra quy định theo đó nhà đầu tư phải có vốn đầu tư tương đương với số m2 đất cần sử dụng. Như vậy, với 5.000 m2 đất phải đầu tư tại Trung Quốc, doanh nghiệp cần phải có 10 triệu Euro. Đây là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng nếu cùng làm như vậy ở Việt Nam thì chỉ phải chi phí vào khoảng 500.000 Euro.
“Do đó, ở Việt Nam chúng ta chi phí cho sản xuất rẻ hơn nhiều và có thể đầu tư sau đó xuất khẩu sang Trung Quốc”, ông Sanchez nói và cho biết thêm: “So sánh với các nước trong khu vực thì Việt Nam có đội ngũ lao động, kỹ sư đào tạo rất tốt, lương của một lao động tại Hà Nội chỉ bằng 40% so với cùng mức như vậy ở Thượng Hải”.
Điều ông Sanchez nói càng được khẳng định khi mới đây nhất, tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới của Pháp là France Télécom đã thúc đẩy phạm vi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thông qua liên kết chiến lược với các nhà cung cấp dịch vụ mà điển hình là MobiFone. Chủ tịch Tập đoàn, ông Dider Lombard, cũng đã ký thoả thuận hợp tác với Chủ tịch Việt NamPT ông Phạm Long Trận.
Theo thoả thuận này France Télécom sẽ đào tạo các nghiên cứu sinh hệ tiến sĩ tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển của France Télécom trên toàn thế giới, đồng thời thành lập PTIT Orange (Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông Orange). Đây là một dự án nhiều tham vọng mà mục đích chính là đem tới những chương trình đào tạo ban đầu và liên tục cho nghiên cứu sinh Việt Nam về các lĩnh vực công nghệ viễn thông tiên tiến và đổi mới như 3G hay truyền hình di động. Động thái này thể hiện mong muốn của France Télécom trong việc tạo ra nguồn chất xám chất lượng cao cho ngành viễn thông Việt Nam.
Tại Diễn đàn ASEAN, bà Anne Bouverot, Phó chủ tịch bộ phận phát triển kinh doanh quốc tế của France Télécom cũng cho biết: France Télécom sẵn sàng liên kết chiến lược với các doanh nghiệp ASEAN để mang tới những giải pháp hai bên cùng có lợi, bà khẳng định “với dân số trẻ, nền kinh tế đang phát triển mạnh và đặc biệt là cơ sở hạ tầng ngày một tiên tiến, khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng thực sự là những thị trường chiến lược trong kế hoạch phát triển của France Télécom.
Theo các đại diện doanh nghiệp Pháp, đã có nhiều doanh nghiệp Pháp tỏ ý muốn mở rộng đầu tư phát triển tại Việt Nam, cụ thể là một trong những tập đoàn ôtô hàng đầu của Pháp là Renault đang có dự án xây dựng nhà máy lắp ráp ôtô tại Việt Nam hay những tập đoàn lớn trong lĩnh vực năng lượng như EDF, AREVA. Rất nhiều tập đoàn trong lĩnh vực giao thông vận tải cũng muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn một vài quan ngại về tệ quan liêu, hệ thống tài chính chưa đủ mạnh cũng như các vấn đề về quản trị.
Mặc dù còn một số quan ngại nhưng Việt Nam hiện vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Pháp. Như lời ông Michel Cornil, Tổng giám đốc Tập đoàn Systra, thì Việt Nam hiện đang ở vị trí tốt để phát triển, Systra nói riêng và các doanh nghiệp Pháp nói chung nhìn thấy rõ những cơ hội phát triển kinh doanh tại đây.
Tại buổi khai mạc Diễn đàn ASEAN ngày 22/11tại Hà Nội với sự tham gia của 350 đại biểu, Quốc vụ khanh đảm trách vấn đề doanh nghiệp và thương mại Pháp, ngài Hervé Novelli, cho rằng sự hiện diện của Pháp tại ASEAN thấp hơn các khu vực khác ở châu Á. Chính phủ cũng như doanh nghiệp Pháp cần phải ý thức được sự hiện diện không đầy đủ của mình, trong mối tương quan với sự năng động và tăng trưởng kinh tế của ASEAN, để cùng nhau xem xét hoạt động hiệu quả ở khu vực này.
Gia tăng hiện diện
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định Diễn đàn ASEAN lần thứ 8 được tổ chức tại Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam-Pháp và ASEAN. Thực tế đây là hoạt động có ý nghĩa to lớn tiếp theo chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đầu tháng 10 vừa qua.
Phó thủ tướng cho biết trong 5 năm gần đây, GDP của Việt Nam tăng trung bình 7,5%, xuất nhập khẩu tăng trung bình 20%/năm. Năm 2006, GDP tăng 8,2%, giá trị xuất nhập khẩu đạt 84 tỉ USD trong đó xuất khẩu 39,6 tỉ USD. Trong 10 tháng 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 86,9 tỉ USD trong đó xuất khẩu đạt 39,1 tỉ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ.
Phó thủ tướng khẳng định rằng với tiến trình cải cách thể chế kinh tế và hội nhập kinh tế, với vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và nguồn nhân lực trẻ, cân bằng giới tính, có trình độ văn hoá cao, an ninh bảo đảm, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và kinh doanh trên thế giới.
Trên thực tế, quan hệ toàn diện giữa Việt Nam với các thành viên ASEAN, giữa Việt Nam với EU đặc biệt là quan hệ Việt-Pháp nhiều năm gần đây đã phát triển năng động và bền vững. Mặc dù quan hệ kinh tế thương mại đã đạt được những kết quả khả quan trong những năm qua nhưng chưa xứng với tiềm năng và lợi thế nhiều mặt giữa hai nước. Vì vậy, cùng với những cơ hội mới do Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Phó thủ tướng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp hai nước cần tăng cường giao lưu, tích cực và năng động tìm kiếm các cơ hội buôn bán, đầu tư.
“Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng với sự hỗ trợ của các Hiệp hội ASEAN và EU, chính phủ hai nước, với sự hoạt động năng động của các doanh nghiệp các bên, nhất định hợp tác giữa Việt Nam-EU-Pháp trong lĩnh vực kinh tế thương mại sẽ phát triển sâu rộng và đánh dấu một thời kỳ hợp tác hiệu quả và phát triển mới trong thế kỷ 21”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Doanh nghiệp Pháp lạc quan khi đầu tư vào Việt Nam
Cùng với quyết tâm ngày càng hiện diện sâu hơn vào khu vực ASEAN, các doanh nghiệp Pháp nói chung cũng đang coi Việt Nam là một “địa chỉ đỏ” về đầu tư. Điều này cũng được ông Frédéric Sanchez, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Fives, Chủ tịch Uỷ ban Việt Nam của Medef international, khẳng định tại Diễn đàn. Ông khuyên các doanh nghiệp Pháp nên lựa chọn đầu tư vào Việt Nam.
Giải thích cho lời tuyên bố “chắc nịch” đó, ông Frédéric Sanchez đưa ra 4 điểm mạnh của Việt Nam. Thứ nhất Việt Nam là một nước nhỏ trong khu vực về thu nhập quốc dân nhưng lại rất năng động về kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Thứ hai, Việt Nam đang đơn giản hoá môi trường pháp lý về đầu tư. Thứ ba, lực lượng lao động chất lượng và rẻ. Thứ tư, Việt Nam gần gũi về lịch sử cũng như văn hoá đối với Pháp.
Ông nhấn mạnh: về lâu dài các tập đoàn lớn như năng lượng có thể tham gia tại đây, nhưng trước mắt những tập đoàn nhỏ như về lĩnh vực cơ khí, sản xuất vật dụng sinh hoạt và phát triển cơ sở hạ tầng cần “tiến quân” ngay vào thị trường Việt Nam.
Theo ông Chủ tịch tập đoàn Fives, nếu các doanh nghiệp Pháp còn đang lưỡng lự giữa Trung Quốc hay Việt Nam thì hãy chọn Việt Nam. Nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng nên vào Việt Nam. Ông giải thích rằng người Trung Quốc giờ đây nhìn FDI khác với cách đây vài năm, không được thân thiện như ở Việt Nam.
Ông nêu ra ví dụ cụ thể trong sự thay đổi luật pháp của Trung Quốc đối với việc thu hút FDI. Cách đây 2 năm Trung Quốc đã đưa ra quy định theo đó nhà đầu tư phải có vốn đầu tư tương đương với số m2 đất cần sử dụng. Như vậy, với 5.000 m2 đất phải đầu tư tại Trung Quốc, doanh nghiệp cần phải có 10 triệu Euro. Đây là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng nếu cùng làm như vậy ở Việt Nam thì chỉ phải chi phí vào khoảng 500.000 Euro.
“Do đó, ở Việt Nam chúng ta chi phí cho sản xuất rẻ hơn nhiều và có thể đầu tư sau đó xuất khẩu sang Trung Quốc”, ông Sanchez nói và cho biết thêm: “So sánh với các nước trong khu vực thì Việt Nam có đội ngũ lao động, kỹ sư đào tạo rất tốt, lương của một lao động tại Hà Nội chỉ bằng 40% so với cùng mức như vậy ở Thượng Hải”.
Điều ông Sanchez nói càng được khẳng định khi mới đây nhất, tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới của Pháp là France Télécom đã thúc đẩy phạm vi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thông qua liên kết chiến lược với các nhà cung cấp dịch vụ mà điển hình là MobiFone. Chủ tịch Tập đoàn, ông Dider Lombard, cũng đã ký thoả thuận hợp tác với Chủ tịch Việt NamPT ông Phạm Long Trận.
Theo thoả thuận này France Télécom sẽ đào tạo các nghiên cứu sinh hệ tiến sĩ tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển của France Télécom trên toàn thế giới, đồng thời thành lập PTIT Orange (Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông Orange). Đây là một dự án nhiều tham vọng mà mục đích chính là đem tới những chương trình đào tạo ban đầu và liên tục cho nghiên cứu sinh Việt Nam về các lĩnh vực công nghệ viễn thông tiên tiến và đổi mới như 3G hay truyền hình di động. Động thái này thể hiện mong muốn của France Télécom trong việc tạo ra nguồn chất xám chất lượng cao cho ngành viễn thông Việt Nam.
Tại Diễn đàn ASEAN, bà Anne Bouverot, Phó chủ tịch bộ phận phát triển kinh doanh quốc tế của France Télécom cũng cho biết: France Télécom sẵn sàng liên kết chiến lược với các doanh nghiệp ASEAN để mang tới những giải pháp hai bên cùng có lợi, bà khẳng định “với dân số trẻ, nền kinh tế đang phát triển mạnh và đặc biệt là cơ sở hạ tầng ngày một tiên tiến, khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng thực sự là những thị trường chiến lược trong kế hoạch phát triển của France Télécom.
Theo các đại diện doanh nghiệp Pháp, đã có nhiều doanh nghiệp Pháp tỏ ý muốn mở rộng đầu tư phát triển tại Việt Nam, cụ thể là một trong những tập đoàn ôtô hàng đầu của Pháp là Renault đang có dự án xây dựng nhà máy lắp ráp ôtô tại Việt Nam hay những tập đoàn lớn trong lĩnh vực năng lượng như EDF, AREVA. Rất nhiều tập đoàn trong lĩnh vực giao thông vận tải cũng muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn một vài quan ngại về tệ quan liêu, hệ thống tài chính chưa đủ mạnh cũng như các vấn đề về quản trị.
Mặc dù còn một số quan ngại nhưng Việt Nam hiện vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Pháp. Như lời ông Michel Cornil, Tổng giám đốc Tập đoàn Systra, thì Việt Nam hiện đang ở vị trí tốt để phát triển, Systra nói riêng và các doanh nghiệp Pháp nói chung nhìn thấy rõ những cơ hội phát triển kinh doanh tại đây.