Động đất mạnh gần thủy điện Sông Tranh 2
Động đất mạnh 4,7 độ richter, xảy ra cách đập thủy điện sông Tranh 2 khoảng 7 km
Khoảng 14g 25 phút ngày 15/11, một trận động đất mạnh 4,7 độ richter đã xảy ra tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), cách đập thủy điện sông Tranh 2 khoảng 7 km về phía thượng lưu.
Theo xác nhận của Viện Vật lý địa cầu, với cường độ khoảng 4,7 độ richter, độ sâu chấn tiêu 6 km, đây là trận động đất lớn nhất từ trước đến nay tại khu vực này. Trận động đất này cũng gây dư chấn sang nhiều địa phương lân cận Tây Trà, Trà Bồng, Ba Tơ và thành phố Quảng Ngãi của tỉnh Quảng Ngãi.
Ngay sau khi xảy ra động đất, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng cùng một số chuyên gia để bàn biện pháp ứng phó.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, ban quản lý dự án đã có thông báo kết quả kiểm tra trực tiếp tại khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2, cho thấy không có biến dạng bất thường nào, lượng nước thấm vẫn bình thường. Hiện đập cơ bản an toàn, lưu lượng nước về hồ đạt khoảng 110m3/s, lưu lượng xả tương đương. Mực nước trong hồ ở mốc 138 m (tương đương mực nước chết).
Theo báo cáo của sơ bộ của Viện Khoa học công nghệ xây dựng, tại những công trình có hiện tượng nứt, sụt từ trận rung chấn trước (cuối tháng 10) nhưng đã được khắc phục thì sau trận động đất này không có vết nứt lại. Các vị trí sửa chữa cũng không có dấu hiệu hư hỏng mới.
Tối 15/11, Bộ Xây dựng đã cử đoàn công tác gồm chuyên gia đầu ngành của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng phối hợp với Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất (thuộc Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) đến hiện trường để nắm tình hình.
Dự kiến trong ngày 16/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và tổ chuyên gia của Hội đồng cũng sẽ có mặt tại khu vực xảy ra động đất để cùng kiểm tra đập thủy điện, khu vực dân cư xung quanh, khu vực tái định cư và có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam.
Ngày 14/11, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, đến thời điểm này, đập thủy điện Sông Tranh 2 được các chuyên gia trong và ngoài nước cũng như các bộ, ngành chức năng khẳng định là an toàn.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng khẳng định, với ưu tiên cao nhất là an toàn tính mạng của người dân, trước hết, chưa tích nước để phát điện cho mùa lũ này, đồng thời giao Hội đồng nghiệm thu nhà nước lập tổ công tác, thường xuyên túc trực ở đập để theo dõi mọi diễn biến động đất, kịp thời có phương án báo cáo Chính phủ. Hiện Chính phủ cũng thuê các chuyên gia tư vấn hàng đầu đến từ Nga, Nhật Bản, Ấn Độ... có mặt ở hiện trường để theo dõi mức độ an toàn của đập.
Trước đó, cũng trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định “đập thủy điện Sông Tranh 2 là an toàn và người dân cứ ở đấy, không phải đi đâu hết”.
Trước đó, ngày 22/10 vừa qua, một trận động đất mạnh 4,6 độ richter cũng đã xảy ra tại khu vực này. Theo nhận định của Viện Vật lý địa cầu, khu vực thủy điện Sông Tranh 2 trong tương lai vẫn có thể xảy ra nhiều trận động đất kích thích.
Theo xác nhận của Viện Vật lý địa cầu, với cường độ khoảng 4,7 độ richter, độ sâu chấn tiêu 6 km, đây là trận động đất lớn nhất từ trước đến nay tại khu vực này. Trận động đất này cũng gây dư chấn sang nhiều địa phương lân cận Tây Trà, Trà Bồng, Ba Tơ và thành phố Quảng Ngãi của tỉnh Quảng Ngãi.
Ngay sau khi xảy ra động đất, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng cùng một số chuyên gia để bàn biện pháp ứng phó.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, ban quản lý dự án đã có thông báo kết quả kiểm tra trực tiếp tại khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2, cho thấy không có biến dạng bất thường nào, lượng nước thấm vẫn bình thường. Hiện đập cơ bản an toàn, lưu lượng nước về hồ đạt khoảng 110m3/s, lưu lượng xả tương đương. Mực nước trong hồ ở mốc 138 m (tương đương mực nước chết).
Theo báo cáo của sơ bộ của Viện Khoa học công nghệ xây dựng, tại những công trình có hiện tượng nứt, sụt từ trận rung chấn trước (cuối tháng 10) nhưng đã được khắc phục thì sau trận động đất này không có vết nứt lại. Các vị trí sửa chữa cũng không có dấu hiệu hư hỏng mới.
Tối 15/11, Bộ Xây dựng đã cử đoàn công tác gồm chuyên gia đầu ngành của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng phối hợp với Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất (thuộc Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) đến hiện trường để nắm tình hình.
Dự kiến trong ngày 16/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và tổ chuyên gia của Hội đồng cũng sẽ có mặt tại khu vực xảy ra động đất để cùng kiểm tra đập thủy điện, khu vực dân cư xung quanh, khu vực tái định cư và có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam.
Ngày 14/11, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, đến thời điểm này, đập thủy điện Sông Tranh 2 được các chuyên gia trong và ngoài nước cũng như các bộ, ngành chức năng khẳng định là an toàn.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng khẳng định, với ưu tiên cao nhất là an toàn tính mạng của người dân, trước hết, chưa tích nước để phát điện cho mùa lũ này, đồng thời giao Hội đồng nghiệm thu nhà nước lập tổ công tác, thường xuyên túc trực ở đập để theo dõi mọi diễn biến động đất, kịp thời có phương án báo cáo Chính phủ. Hiện Chính phủ cũng thuê các chuyên gia tư vấn hàng đầu đến từ Nga, Nhật Bản, Ấn Độ... có mặt ở hiện trường để theo dõi mức độ an toàn của đập.
Trước đó, cũng trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 12/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định “đập thủy điện Sông Tranh 2 là an toàn và người dân cứ ở đấy, không phải đi đâu hết”.
Trước đó, ngày 22/10 vừa qua, một trận động đất mạnh 4,6 độ richter cũng đã xảy ra tại khu vực này. Theo nhận định của Viện Vật lý địa cầu, khu vực thủy điện Sông Tranh 2 trong tương lai vẫn có thể xảy ra nhiều trận động đất kích thích.