Dự báo nhập siêu cả năm 2008
Tháng 10 là tháng thứ 5 liên tiếp, nhập siêu đã được kiềm chế ở mức dưới 1 tỷ USD
Tháng 10 là tháng thứ 5 liên tiếp, nhập siêu đã được kiềm chế ở mức dưới 1 tỷ USD.
Mức nhập siêu bình quân 1 tháng của thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 chỉ bằng 19,7%, hay chưa bằng một phần năm của thời gian từ tháng 1 đến tháng 5.
Với tình hình này, mức nhập siêu cả năm 2008 sẽ thấp hơn mức kế hoạch đề ra từ cuối năm trước.
Mặc dù 5 tháng đầu năm mức nhập siêu ở mức rất cao (13.584 triệu USD) nhưng nhờ nhập siêu được kiềm chế trong 5 tháng tiếp đó (2.677 triệu USD), nên tính chung 10 tháng mức nhập siêu ước khoảng 16,3 tỷ USD.
Đây là vấn đề nóng thứ hai (sau vấn đề lạm phát) trong những tháng đầu năm đến nay đã hạ nhiệt, góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện tính thanh khoản của quốc gia, tạo điều kiện để chủ động hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nhập siêu được kiềm chế nhờ xuất khẩu đạt được những kết quả tích cực. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng ước đạt gần 53,8 tỷ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều mặt hàng chủ lực đạt quy mô và có tốc độ tăng khá, như dầu thô đạt 9,4 tỷ USD, tăng 43%; dệt may 7,6 tỷ USD, tăng 20%; giày dép 3,7 tỷ USD, tăng 16%; gạo 2,6 tỷ USD, tăng 83%; sản phẩm gỗ 2,23 tỷ USD, tăng 18,6%; điện tử, máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,3%; cà phê 1,69 tỷ USD, tăng 9,5%; cao su 1,39 tỷ USD, tăng 28,9%...
Nếu trong hai tháng tới đạt được 5 tỷ USD/tháng thì xuất khẩu cả năm có thể vượt qua mốc 63,5 tỷ USD, tăng trên 31% so với năm trước - là tốc độ cao trong nhiều năm qua. Bình quân đầu người sẽ vượt qua mốc 735 USD, cao hơn nhiều so với mức 570 USD của năm trước. Xuất khẩu so với GDP sẽ vượt qua mốc 75%, cao hơn tỷ lệ 68,2% của năm trước. Hệ số giữa tốc độ tăng xuất khẩu và tốc độ tăng GDP sẽ vượt qua 4,6 lần, cao hơn nhiều hệ số 2,6 lần của năm trước và cao nhất từ năm 2000 đến nay.
Nhập siêu thấp trong mấy tháng qua cũng có nguyên nhân từ việc kiềm chế nhập khẩu. Nếu nhập khẩu của các tháng từ tháng 7 trở về trước đều ở mức trên 7 tỷ USD (bình quân 7 tháng gần 7,5 tỷ USD/tháng), thì từ tháng 8 đến nay giảm xuống chỉ còn dưới 7 tỷ USD, rồi dưới 6 tỷ USD. Một số mặt hàng nhập khẩu gần đây đã giảm mạnh về lượng và giá; một số mặt hàng còn phải tái xuất.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu từ mấy tháng nay đã có xu hướng giảm (tháng 7 còn đạt 6,547 tỷ USD, tháng 8 xuống còn 6,018 tỷ USD, tháng 9 xuống còn 5,27 tỷ USD, tháng 10 ước còn 5,1 tỷ USD).
Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam sẽ đứng trước khó khăn thách thức cả về lượng, cả về giá, cả về thị trường xuất khẩu. Trong khi nhập khẩu có thể tăng trở lại do thông lệ vào cuối năm, do giá thế giới giảm.
* Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng đã giảm mấy tháng nay:
- Dầu thô (tháng 8 đạt 1.244 triệu USD, tháng 9 còn 800 triệu USD, tháng 10 ước còn 700 triệu USD);
- Than đá (tháng 7 đạt 174 triệu USD, tháng 8 còn 137 triệu USD, tháng 9 ước còn 130 triệu USD);
- Dệt may (tháng 7 đạt 945 triệu USD, tháng 8 còn 921 triệu USD, tháng 9 ước 820 triệu USD);
- Giày dép (tháng 7 đạt 461 triệu USD, tháng 8 còn 392 triệu USD, tháng 9 ước còn 320 triệu USD);
- Gạo (tháng 7 đạt 431 triệu USD, tháng 8 còn 289 triệu USD, tháng 9 còn 260 triệu USD, tháng 10 ước còn 165 triệu USD);
- Cà phê (tháng 7 đạt 147 triệu USD, tháng 8 còn 110 triệu USD, tháng 9 còn 101 triệu USD, ước tháng 10 còn 88 triệu USD);
- Cao su (tháng 8 đạt 211 triệu USD, tháng 9 còn 101 triệu USD, tháng 10 ước còn 88 triệu USD);
- Các sản phẩm gỗ (tháng 8 đạt 228 triệu, tháng 9 ước còn 210 triệu USD); thuỷ sản (tháng 9 đạt 483 triệu, tháng 9 ước còn 450 triệu)...
Mức nhập siêu bình quân 1 tháng của thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 chỉ bằng 19,7%, hay chưa bằng một phần năm của thời gian từ tháng 1 đến tháng 5.
Với tình hình này, mức nhập siêu cả năm 2008 sẽ thấp hơn mức kế hoạch đề ra từ cuối năm trước.
Mặc dù 5 tháng đầu năm mức nhập siêu ở mức rất cao (13.584 triệu USD) nhưng nhờ nhập siêu được kiềm chế trong 5 tháng tiếp đó (2.677 triệu USD), nên tính chung 10 tháng mức nhập siêu ước khoảng 16,3 tỷ USD.
Đây là vấn đề nóng thứ hai (sau vấn đề lạm phát) trong những tháng đầu năm đến nay đã hạ nhiệt, góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện tính thanh khoản của quốc gia, tạo điều kiện để chủ động hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nhập siêu được kiềm chế nhờ xuất khẩu đạt được những kết quả tích cực. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng ước đạt gần 53,8 tỷ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều mặt hàng chủ lực đạt quy mô và có tốc độ tăng khá, như dầu thô đạt 9,4 tỷ USD, tăng 43%; dệt may 7,6 tỷ USD, tăng 20%; giày dép 3,7 tỷ USD, tăng 16%; gạo 2,6 tỷ USD, tăng 83%; sản phẩm gỗ 2,23 tỷ USD, tăng 18,6%; điện tử, máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,3%; cà phê 1,69 tỷ USD, tăng 9,5%; cao su 1,39 tỷ USD, tăng 28,9%...
Nếu trong hai tháng tới đạt được 5 tỷ USD/tháng thì xuất khẩu cả năm có thể vượt qua mốc 63,5 tỷ USD, tăng trên 31% so với năm trước - là tốc độ cao trong nhiều năm qua. Bình quân đầu người sẽ vượt qua mốc 735 USD, cao hơn nhiều so với mức 570 USD của năm trước. Xuất khẩu so với GDP sẽ vượt qua mốc 75%, cao hơn tỷ lệ 68,2% của năm trước. Hệ số giữa tốc độ tăng xuất khẩu và tốc độ tăng GDP sẽ vượt qua 4,6 lần, cao hơn nhiều hệ số 2,6 lần của năm trước và cao nhất từ năm 2000 đến nay.
Nhập siêu thấp trong mấy tháng qua cũng có nguyên nhân từ việc kiềm chế nhập khẩu. Nếu nhập khẩu của các tháng từ tháng 7 trở về trước đều ở mức trên 7 tỷ USD (bình quân 7 tháng gần 7,5 tỷ USD/tháng), thì từ tháng 8 đến nay giảm xuống chỉ còn dưới 7 tỷ USD, rồi dưới 6 tỷ USD. Một số mặt hàng nhập khẩu gần đây đã giảm mạnh về lượng và giá; một số mặt hàng còn phải tái xuất.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu từ mấy tháng nay đã có xu hướng giảm (tháng 7 còn đạt 6,547 tỷ USD, tháng 8 xuống còn 6,018 tỷ USD, tháng 9 xuống còn 5,27 tỷ USD, tháng 10 ước còn 5,1 tỷ USD).
Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam sẽ đứng trước khó khăn thách thức cả về lượng, cả về giá, cả về thị trường xuất khẩu. Trong khi nhập khẩu có thể tăng trở lại do thông lệ vào cuối năm, do giá thế giới giảm.
* Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng đã giảm mấy tháng nay:
- Dầu thô (tháng 8 đạt 1.244 triệu USD, tháng 9 còn 800 triệu USD, tháng 10 ước còn 700 triệu USD);
- Than đá (tháng 7 đạt 174 triệu USD, tháng 8 còn 137 triệu USD, tháng 9 ước còn 130 triệu USD);
- Dệt may (tháng 7 đạt 945 triệu USD, tháng 8 còn 921 triệu USD, tháng 9 ước 820 triệu USD);
- Giày dép (tháng 7 đạt 461 triệu USD, tháng 8 còn 392 triệu USD, tháng 9 ước còn 320 triệu USD);
- Gạo (tháng 7 đạt 431 triệu USD, tháng 8 còn 289 triệu USD, tháng 9 còn 260 triệu USD, tháng 10 ước còn 165 triệu USD);
- Cà phê (tháng 7 đạt 147 triệu USD, tháng 8 còn 110 triệu USD, tháng 9 còn 101 triệu USD, ước tháng 10 còn 88 triệu USD);
- Cao su (tháng 8 đạt 211 triệu USD, tháng 9 còn 101 triệu USD, tháng 10 ước còn 88 triệu USD);
- Các sản phẩm gỗ (tháng 8 đạt 228 triệu, tháng 9 ước còn 210 triệu USD); thuỷ sản (tháng 9 đạt 483 triệu, tháng 9 ước còn 450 triệu)...