Dubai đánh đổi tự do lấy 10 tỷ USD từ Abu Dhabi?
Tung 10 tỷ USD cho Dubai World, Abu Dhabi thể hiện rõ quyết tâm thắt chặt sự quản lý mà từ lâu Dubai muốn kháng lại
Với việc tung “phao cứu sinh” trị giá 10 tỷ USD cho tập đoàn Dubai World vào ngày 14/12 vừa qua, Abu Dhabi đã đem đến cho “người láng giềng” Dubai một liều thuốc giải ngắn hạn trước sức ép của các chủ nợ. Tuy nhiên, với động thái như vậy, Abu Dhabi cũng thể hiện rõ quyết tâm muốn thắt chặt sự quản lý mà từ lâu Dubai muốn kháng lại.
Trong nhiều thập kỷ qua, Dubai đã thành công trong việc duy trì quyền tự trị đặc biệt trong Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Trong khi đó, Abu Dhabi vừa là trung tâm văn hóa-chính trị của UAE, vừa nắm giữ những lĩnh vực quan trọng nhất trong nền chính trị của UAE như ngoại giao và quốc phòng.
Quyền tự trị của Dubai đã giúp tiểu vương quốc không có nhiều tài nguyên dầu lửa này thúc đẩy một chiến lược phát triển kinh tế khác biệt so với những nước láng giềng khác trong UAE. Cánh cửa của Dubai rộng mở với tất cả mọi đối tượng, từ những chủ doanh nghiệp từ Iran và Israel, tới khách du lịch và những ông chủ nhà băng khao khát lợi nhuận từ phương Tây. Theo số liệu mà tờ New York Times đưa ra, 90% dân số ở Dubai là người nước ngoài.
Bất động sản và du lịch là hai ngành kinh tế mũi nhọn của Dubai, đóng góp 95% GDP của nước này trong năm 2008. Đặc biệt, với sự phát triển với tốc độ vào hàng nhanh nhất thế giới của ngành địa ốc, Dubai là địa chỉ của những tòa tháp cao nhất thế giới và những công trình có một không hai như dốc trượt tuyết trong nhà, đảo nhân tạo hình lá cọ...
Tuy nhiên, khoản nợ xấp xỉ 100 tỷ USD mà Chính phủ và các doanh nghiệp của Dubai tích tụ trong quá trình phát triển kinh tế bùng nổ đã cho thấy sự phát triển này là không bền vững.
Trên thực tế, một số nhà phân tích cho rằng, việc Dubai tuyên bố xin hoãn nợ 26 tỷ USD cho Dubai World hồi tháng trước có lẽ chính là quyết định cuối cùng mang tính “tự trị” mà tiểu vương quốc này đưa ra. Từ sau tuyên bố này, đặc biệt là sau gói hỗ trợ của Abu Dhabi, nhiều khả năng Dubai sẽ khó tự quyết được những vấn đề liên quan tới số phận của của mình.
Hiện còn chưa rõ lý do nào khiến Abu Dhabi đưa ra quyết định hỗ trợ Dubai. Tuy nhiên, theo một nguồn tin thân cận, quyết định này là kết quả của sự liên lạc thường xuyên trong mấy tuần qua giữa Tiểu vương của Dubai là Mohammed bin Rashid al-Maktoum và người anh họ của ông là Khalifa bin Zayed al-Nahyan - Tổng thống UAE.
Cũng theo nguồn tin này, những cuộc thảo luận về bản chất vấn đề nợ nần của Dubai giữa các nhà lãnh đạo trên đã khởi đầu cho sự tăng cường liên lạc và minh bạch hóa thông tin giữa các tiểu vương quốc trong UAE, và đây là một dấu hiệu cho thấy, từ nay trở đi, Abu Dhabi sẽ giám sát chặt chẽ hơn các quyết định của Dubai trong lĩnh vực tài chính và cả những lĩnh vực khác.
Sự ràng buộc về huyết thống cũng sẽ giúp phục vụ cho công tác này. Không chỉ hai tiểu vương đứng đầu Dubai và Abu Dhabi cùng là người của bộ lạc Bani Yas - những người đầu tiên định cư trên miền hoang mạc này từ thế kỷ 18 - mà hai bên còn có những mối liên kết thông qua con đường hôn nhân. Con gái Tiểu vương Mohammed của Dubai mới đây đã kết hôn với Mansour bin Zayed al-Nahyan, em cùng cha khác mẹ của Tiểu vương Khalifa của Abu Dhabi, đồng thời là một thành viên của Chính phủ UAE.
Bên cạnh đó, khoản nợ của Dubai World không chỉ đe dọa Dubai mà còn là một mối nguy với cả UAE, khiến Chính phủ UAE không thể khoanh tay đứng nhìn. Các chủ nợ của tập đoàn này đã tuyên bố họ có đủ khả năng buộc Dubai World vỡ nợ rồi giành lấy những tài sản trị giá nhất của Dubai, cũng là của UAE, bao gồm các cảng biển của Dubai.
Dù nhận được 10 tỷ USD tiền cứu trợ từ Abu Dhabi, nhưng Dubai vẫn nặng gánh nợ nần. Theo một nghiên cứu của Công ty EFG Hermes có trụ sở ở Dubai, tiểu vương quốc này sẽ đáo hạn phải thanh toán 60 tỷ USD tiền nợ trong vài năm tới, trong đó có hơn 16 tỷ là nợ của Chính phủ Dubai, còn lại là nợ của các doanh nghiệp.
(Theo New York Times)
Trong nhiều thập kỷ qua, Dubai đã thành công trong việc duy trì quyền tự trị đặc biệt trong Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Trong khi đó, Abu Dhabi vừa là trung tâm văn hóa-chính trị của UAE, vừa nắm giữ những lĩnh vực quan trọng nhất trong nền chính trị của UAE như ngoại giao và quốc phòng.
Quyền tự trị của Dubai đã giúp tiểu vương quốc không có nhiều tài nguyên dầu lửa này thúc đẩy một chiến lược phát triển kinh tế khác biệt so với những nước láng giềng khác trong UAE. Cánh cửa của Dubai rộng mở với tất cả mọi đối tượng, từ những chủ doanh nghiệp từ Iran và Israel, tới khách du lịch và những ông chủ nhà băng khao khát lợi nhuận từ phương Tây. Theo số liệu mà tờ New York Times đưa ra, 90% dân số ở Dubai là người nước ngoài.
Bất động sản và du lịch là hai ngành kinh tế mũi nhọn của Dubai, đóng góp 95% GDP của nước này trong năm 2008. Đặc biệt, với sự phát triển với tốc độ vào hàng nhanh nhất thế giới của ngành địa ốc, Dubai là địa chỉ của những tòa tháp cao nhất thế giới và những công trình có một không hai như dốc trượt tuyết trong nhà, đảo nhân tạo hình lá cọ...
Tuy nhiên, khoản nợ xấp xỉ 100 tỷ USD mà Chính phủ và các doanh nghiệp của Dubai tích tụ trong quá trình phát triển kinh tế bùng nổ đã cho thấy sự phát triển này là không bền vững.
Trên thực tế, một số nhà phân tích cho rằng, việc Dubai tuyên bố xin hoãn nợ 26 tỷ USD cho Dubai World hồi tháng trước có lẽ chính là quyết định cuối cùng mang tính “tự trị” mà tiểu vương quốc này đưa ra. Từ sau tuyên bố này, đặc biệt là sau gói hỗ trợ của Abu Dhabi, nhiều khả năng Dubai sẽ khó tự quyết được những vấn đề liên quan tới số phận của của mình.
Hiện còn chưa rõ lý do nào khiến Abu Dhabi đưa ra quyết định hỗ trợ Dubai. Tuy nhiên, theo một nguồn tin thân cận, quyết định này là kết quả của sự liên lạc thường xuyên trong mấy tuần qua giữa Tiểu vương của Dubai là Mohammed bin Rashid al-Maktoum và người anh họ của ông là Khalifa bin Zayed al-Nahyan - Tổng thống UAE.
Cũng theo nguồn tin này, những cuộc thảo luận về bản chất vấn đề nợ nần của Dubai giữa các nhà lãnh đạo trên đã khởi đầu cho sự tăng cường liên lạc và minh bạch hóa thông tin giữa các tiểu vương quốc trong UAE, và đây là một dấu hiệu cho thấy, từ nay trở đi, Abu Dhabi sẽ giám sát chặt chẽ hơn các quyết định của Dubai trong lĩnh vực tài chính và cả những lĩnh vực khác.
Sự ràng buộc về huyết thống cũng sẽ giúp phục vụ cho công tác này. Không chỉ hai tiểu vương đứng đầu Dubai và Abu Dhabi cùng là người của bộ lạc Bani Yas - những người đầu tiên định cư trên miền hoang mạc này từ thế kỷ 18 - mà hai bên còn có những mối liên kết thông qua con đường hôn nhân. Con gái Tiểu vương Mohammed của Dubai mới đây đã kết hôn với Mansour bin Zayed al-Nahyan, em cùng cha khác mẹ của Tiểu vương Khalifa của Abu Dhabi, đồng thời là một thành viên của Chính phủ UAE.
Bên cạnh đó, khoản nợ của Dubai World không chỉ đe dọa Dubai mà còn là một mối nguy với cả UAE, khiến Chính phủ UAE không thể khoanh tay đứng nhìn. Các chủ nợ của tập đoàn này đã tuyên bố họ có đủ khả năng buộc Dubai World vỡ nợ rồi giành lấy những tài sản trị giá nhất của Dubai, cũng là của UAE, bao gồm các cảng biển của Dubai.
Dù nhận được 10 tỷ USD tiền cứu trợ từ Abu Dhabi, nhưng Dubai vẫn nặng gánh nợ nần. Theo một nghiên cứu của Công ty EFG Hermes có trụ sở ở Dubai, tiểu vương quốc này sẽ đáo hạn phải thanh toán 60 tỷ USD tiền nợ trong vài năm tới, trong đó có hơn 16 tỷ là nợ của Chính phủ Dubai, còn lại là nợ của các doanh nghiệp.
(Theo New York Times)