EU cần công bằng khi áp thuế phá giá đối với giày Việt Nam
Việc Ủy ban châu Âu (EC) xác định mặt hàng giày mũ da của Việt Nam bán phá giá là không công bằng
Liên minh châu Âu (EU), ngày 17/12 đã quyết định kéo dài thêm 15 tháng thời gian áp thuế chống bán phá giá giày nhập khẩu từ Việt Nam.
Quyết định này sẽ được chuyển thành luật khi các bộ trưởng môi trường EU nhóm họp ngày 22/12 tới - thời hạn cuối cùng để hợp thức hóa.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện các cơ quan hữu quan đã nhiều lần khẳng định Việt Nam không bán phá giá và việc Ủy ban châu Âu (EC) xác định mặt hàng giày mũ da của Việt Nam bán phá giá là không công bằng và không phản ánh đúng bản chất vụ việc. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thị phần của hàng hóa Việt Nam trong tổng mức nhập khẩu của EU chỉ ở mức trên dưới 10%, nên không thể dùng biện pháp bán phá giá nhằm bóp méo cạnh tranh, tạo sức mạnh thị trường và đe dọa việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất của EU.
Việc tính toán biên độ bán phá giá của EC đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không phản ánh đúng thực tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình điều tra, EC sử dụng Brazil làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam đã dẫn đến những kết quả sai lệch vì Brazil có điều kiện hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam. Việt Nam đã nhiều lần đề nghị EC xem xét việc lựa chọn một số nước thay thế khác như Indonesia, Thái Lan... có các điều kiện tương đối tương đồng với Việt Nam nhưng không được chấp nhận.
Mặt hàng giày nhập khẩu từ Việt Nam không gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp giày châu Âu. Những phân tích của chính EC đã cho thấy bên nguyên đơn là các nhà sản xuất giày châu Âu không phải gánh chịu những thiệt hại trong giai đoạn hiện nay, thị phần của các nhà sản xuất châu Âu vẫn duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn điều tra so với năm 2006.
Quyết định này sẽ được chuyển thành luật khi các bộ trưởng môi trường EU nhóm họp ngày 22/12 tới - thời hạn cuối cùng để hợp thức hóa.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện các cơ quan hữu quan đã nhiều lần khẳng định Việt Nam không bán phá giá và việc Ủy ban châu Âu (EC) xác định mặt hàng giày mũ da của Việt Nam bán phá giá là không công bằng và không phản ánh đúng bản chất vụ việc. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thị phần của hàng hóa Việt Nam trong tổng mức nhập khẩu của EU chỉ ở mức trên dưới 10%, nên không thể dùng biện pháp bán phá giá nhằm bóp méo cạnh tranh, tạo sức mạnh thị trường và đe dọa việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất của EU.
Việc tính toán biên độ bán phá giá của EC đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không phản ánh đúng thực tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình điều tra, EC sử dụng Brazil làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam đã dẫn đến những kết quả sai lệch vì Brazil có điều kiện hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam. Việt Nam đã nhiều lần đề nghị EC xem xét việc lựa chọn một số nước thay thế khác như Indonesia, Thái Lan... có các điều kiện tương đối tương đồng với Việt Nam nhưng không được chấp nhận.
Mặt hàng giày nhập khẩu từ Việt Nam không gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp giày châu Âu. Những phân tích của chính EC đã cho thấy bên nguyên đơn là các nhà sản xuất giày châu Âu không phải gánh chịu những thiệt hại trong giai đoạn hiện nay, thị phần của các nhà sản xuất châu Âu vẫn duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn điều tra so với năm 2006.