Giá dầu cao, dân Mỹ cũng… “kẹt”!
Giá xăng leo thang trên toàn nước Mỹ đang trở thành một “hàn thử biểu” đo diễn biến tâm lý của dân nước này
Nhiều năm qua, chưa có những số liệu thống kê cho thấy rõ việc người Mỹ giảm tiêu thụ xăng dầu khi giá mặt hàng này leo thang.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, sự kết hợp giữa giá dầu cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng chậm lại và thị trường tín dụng thắt chặt đang gây ra những tác động rõ nét đối với nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Người Mỹ “đầu hàng” giá xăng?
Những con số thống kê của Chính phủ cho thấy, từ đầu năm đến nay, nhu cầu xăng tại Mỹ đã giảm mạnh, đánh dấu năm đi xuống đầu tiên trong 17 năm qua.
Cuối tuần trước, Bộ Giao thông Mỹ cho biết, trong tháng 3, tổng quãng đường mà dân Mỹ lái xe đã giảm 11 tỷ dặm, tương đương 4,3%, so với tháng 3/2007. Đây là lần đầu tiên từ năm 1979, hoạt động đi lại bằng ô tô trong tháng 3 của người Mỹ giảm so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, đây cũng là mức giảm mạnh tương đối mạnh nhất kể từ khi con số này được đưa vào thống kê từ năm 1942.
Nhiều người ví von, giá xăng leo thang trên khắp các bảng giá trên toàn nước Mỹ đang trở thành một “hàn thử biểu” đo diễn biến tâm lý của dân nước này.
“Tâm lý người Mỹ đã thay đổi. Người ta đã nhận ra rằng giá xăng sẽ không sớm giảm xuống và đang tìm cách thích nghi với mức giá như hiện nay. Điều này giống như thái độ “đầu hàng” vậy”, nhà kinh tế học Sara Johnson tại hãng nghiên cứu Global Insight nhận xét.
Rõ ràng, đối với một đất nước vốn quen với giá nhiên liệu rẻ, những chiếc xe cỡ lớn và những con đường ngoại ô dài ngút tầm mắt, sự điều chỉnh này không phải là một sự điều chỉnh dễ dàng.
Một người đàn ông có tên Cory Asmus ở Temecula, bang California, mới đây đã mua một chiếc xe máy với giá 4.800 USD để dùng cho việc đi lại từ nhà tới công sở. Nếu đi bằng ôtô, anh sẽ phải chi số tiền 110 USD mỗi tuần cho việc mua xăng, nhưng nếu đi bằng xe máy, anh chỉ phải bỏ ra 102 USD mỗi tuần.
Còn ông Florian Bialas, một người hưu trí sống gần Chicago, thì đã bán chiếc ôtô hiệu Pontiac đời 1987 của mình với giá 3.000 USD. “Tôi có thể tự mình đi bộ tới bất kỳ nơi nào cần tới”, ông Bialas nói.
Cô Debbie Gloyd sống ở bang Cleveland cũng đã cho chiếc Chrysler Concorde của mình nghỉ ngơi dài hạn trong garage và chuyển sang dùng xe bus để đi làm. “Tôi không đủ sức chi trả cho mức giá xăng như hiện nay”, cô cho biết.
Nhiều thanh niên Mỹ cũng đã thôi đi ôtô mà dùng xe đạp làm phương tiện để đi học và đi làm.
Thường thì doanh số bán xăng ở Mỹ tăng vào cuối tháng 5 năm hàng năm - thời điểm bắt đầu mùa lái xe cao điểm tại Mỹ. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy doanh số của các trạm xăng ở nước này trong tuần từ 11-17/5 đã giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gần như đã trở thành một thông lệ, giá xăng tại Mỹ luôn tăng trong thời gian mùa hè do nhu cầu tăng cao. Thứ 6 tuần trước, giá xăng tại chạm một kỷ lục mới, đạt mức bình quân toàn quốc 3,88 USD/gallon (1 gallon tương đương khoảng 3,78 lít). Chỉ riêng trong ngày hôm đó, giá xăng đã tăng 4 cent/gallon, và cao hơn 65 cent/gallon so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá xăng tại Mỹ hiện vẫn rẻ hơn so với ở phần lớn các nước công nghiệp phát triển khác. Chẳng hạn ở Pháp, 1 gallon xăng có giá 7,7 USD/gallon.
Tác động dây chuyền
Lý do khiến giá xăng tại Mỹ tăng cao là giá dầu liên tục leo thang do nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thế giới tăng mạnh. Tuần trước, giá dầu thô ngọt nhẹ giao kỳ hạn tháng 7/2008 tại thị trường Mỹ đã có lúc vượt đỉnh 135 USD/thùng, cao gấp gần 5 lần so với thời điểm cách đây 5 năm.
Trong 4 tháng đầu năm nay, người Mỹ đã chi 158 tỷ USD để mua xăng. Năm 2003, thời điểm mà giá dầu bắt đầu “cất cánh”, dân Mỹ chỉ bỏ ra có 88 tỷ USD cho mặt hàng này trong khoảng thời gian tương ứng.
Tuy nhiên, việc liệu giá nhiên liệu cao hiện nay có khiến dân Mỹ thay đổi hẳn thói quen bấy lâu nay của họ hay không còn phải chờ xem. Bộ Năng lượng Mỹ dự báo, lượng tiêu thụ xăng tại nước này trong năm sẽ giảm 0,6%, đánh dấu năm giảm đầu tiên kể từ năm 1991. Tuy nhiên, doanh số nhiên liệu này có thể sẽ tăng trở lại vào năm sau nếu kinh tế Mỹ phục hồi.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, tác động tiêu cực của giá nhiên liệu tăng cao hiện nay đang tiến gần tới mức như tác động của cú sốc dầu lửa hồi đầu thập niên 1980. Thống kê của hãng nghiên cứu Global Insight cho thấy, người Mỹ hiện đang chi 3,7% trong tổng số thu nhập dành cho chi tiêu của họ phục vụ cho việc mua xăng dầu cho việc đi lại, so với mức thấp kỷ lục 1,9% vào năm 1998 và mức cao kỷ lục 4,5% vào năm 1981.
Tuy nhiên, nếu tính đến cả vấn đề lạm phát và khả năng tiết kiệm nhiên liệu được cải thiện của các loại xe ngày nay, số tiền mà người Mỹ chi cho nhiên liệu tính trên mỗi dặm đường vẫn giảm đi. Tính toán cho thấy, để đi được 1 dặm (1,6 km), người Mỹ hiện phải chi khoảng 15 cent tiền xăng. Vào năm 1998, con số này là 5,6 cent, còn vào năm 1980, con số này là 17,1 cent (đã tính đến yếu tố lạm phát).
Các cú sốc dầu lửa vào thập niên 1970 và 1980 đã khiến nước Mỹ phải đưa ra những quy định nhằm hạn chế tiêu thụ xăng dầu đầu tiên, bao gồm bộ tiêu chuẩn xăng dầu và luật giới hạn tốc độ. Những quy định này đã có tác động tới nhu cầu tiêu thụ xăng của dân Mỹ, khiến nhu cầu này liên tục giảm từ năm 1979 tới năm 1985. Nhưng sau đó, giá dầu bước vào thời kỳ sụt giảm khiến những áp lực giá cả không còn nữa và nhiều người tiêu dùng Mỹ đã không còn quan tâm đến những chiếc ôtô cỡ nhỏ.
Đối với nhiều người, giá nhiên liệu cao đồng nghĩa với việc họ ít đi ăn ở nhà hàng hơn, ít những buổi cho con cái đi chơi cuối tuần hơn, ít đi lại bằng máy bay hơn, và có nhiều thời gian ở nhà hơn. Điều này đã tạo ra một hiệu ứng dây chuyền trong nền kinh tế.
Nhiều hãng bán lẻ lớn tại Mỹ cũng đang chứng kiến cảnh buôn bán ế ẩm vì nhiều người tiêu dùng không chịu lái xe tới các trung tâm mua sắm. Tình cảnh đối với các hãng hàng không và các hãng sản xuất xe hơi cũng chẳng sáng sủa hơn. Mới tuần trước, hãng Ford đã công bố một kế hoạch cắt giảm sản lượng do nhu cầu thị trường giảm mạnh đối với các loại xe “ngốn” nhiều xăng như xe SUV và xe bán tải.
Cũng do giá xăng tăng cao kỷ lục, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ cũng tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 1980 tới nay. “Tôi phát điên vì giá xăng hiện nay mất”, cô Lissa Nash, một bà mẹ độc thân 39 tuổi cho biết. Để có đủ tiền chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu nhất của bản thân và hai đứa con, người phụ nữ làm nghề y tá này liên tục phải làm ngoài giờ trong một bệnh viện ở ngoại ô Chicago. “Giá xăng cao rốt cục chỉ làm khổ những người lao động ở tầng lớp thấp trong xã hội như tôi”, cô than thở.
(Theo The New York Times)
Nhưng ở thời điểm hiện tại, sự kết hợp giữa giá dầu cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng chậm lại và thị trường tín dụng thắt chặt đang gây ra những tác động rõ nét đối với nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Người Mỹ “đầu hàng” giá xăng?
Những con số thống kê của Chính phủ cho thấy, từ đầu năm đến nay, nhu cầu xăng tại Mỹ đã giảm mạnh, đánh dấu năm đi xuống đầu tiên trong 17 năm qua.
Cuối tuần trước, Bộ Giao thông Mỹ cho biết, trong tháng 3, tổng quãng đường mà dân Mỹ lái xe đã giảm 11 tỷ dặm, tương đương 4,3%, so với tháng 3/2007. Đây là lần đầu tiên từ năm 1979, hoạt động đi lại bằng ô tô trong tháng 3 của người Mỹ giảm so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, đây cũng là mức giảm mạnh tương đối mạnh nhất kể từ khi con số này được đưa vào thống kê từ năm 1942.
Nhiều người ví von, giá xăng leo thang trên khắp các bảng giá trên toàn nước Mỹ đang trở thành một “hàn thử biểu” đo diễn biến tâm lý của dân nước này.
“Tâm lý người Mỹ đã thay đổi. Người ta đã nhận ra rằng giá xăng sẽ không sớm giảm xuống và đang tìm cách thích nghi với mức giá như hiện nay. Điều này giống như thái độ “đầu hàng” vậy”, nhà kinh tế học Sara Johnson tại hãng nghiên cứu Global Insight nhận xét.
Rõ ràng, đối với một đất nước vốn quen với giá nhiên liệu rẻ, những chiếc xe cỡ lớn và những con đường ngoại ô dài ngút tầm mắt, sự điều chỉnh này không phải là một sự điều chỉnh dễ dàng.
Một người đàn ông có tên Cory Asmus ở Temecula, bang California, mới đây đã mua một chiếc xe máy với giá 4.800 USD để dùng cho việc đi lại từ nhà tới công sở. Nếu đi bằng ôtô, anh sẽ phải chi số tiền 110 USD mỗi tuần cho việc mua xăng, nhưng nếu đi bằng xe máy, anh chỉ phải bỏ ra 102 USD mỗi tuần.
Còn ông Florian Bialas, một người hưu trí sống gần Chicago, thì đã bán chiếc ôtô hiệu Pontiac đời 1987 của mình với giá 3.000 USD. “Tôi có thể tự mình đi bộ tới bất kỳ nơi nào cần tới”, ông Bialas nói.
Cô Debbie Gloyd sống ở bang Cleveland cũng đã cho chiếc Chrysler Concorde của mình nghỉ ngơi dài hạn trong garage và chuyển sang dùng xe bus để đi làm. “Tôi không đủ sức chi trả cho mức giá xăng như hiện nay”, cô cho biết.
Nhiều thanh niên Mỹ cũng đã thôi đi ôtô mà dùng xe đạp làm phương tiện để đi học và đi làm.
Thường thì doanh số bán xăng ở Mỹ tăng vào cuối tháng 5 năm hàng năm - thời điểm bắt đầu mùa lái xe cao điểm tại Mỹ. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy doanh số của các trạm xăng ở nước này trong tuần từ 11-17/5 đã giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gần như đã trở thành một thông lệ, giá xăng tại Mỹ luôn tăng trong thời gian mùa hè do nhu cầu tăng cao. Thứ 6 tuần trước, giá xăng tại chạm một kỷ lục mới, đạt mức bình quân toàn quốc 3,88 USD/gallon (1 gallon tương đương khoảng 3,78 lít). Chỉ riêng trong ngày hôm đó, giá xăng đã tăng 4 cent/gallon, và cao hơn 65 cent/gallon so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá xăng tại Mỹ hiện vẫn rẻ hơn so với ở phần lớn các nước công nghiệp phát triển khác. Chẳng hạn ở Pháp, 1 gallon xăng có giá 7,7 USD/gallon.
Tác động dây chuyền
Lý do khiến giá xăng tại Mỹ tăng cao là giá dầu liên tục leo thang do nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thế giới tăng mạnh. Tuần trước, giá dầu thô ngọt nhẹ giao kỳ hạn tháng 7/2008 tại thị trường Mỹ đã có lúc vượt đỉnh 135 USD/thùng, cao gấp gần 5 lần so với thời điểm cách đây 5 năm.
Trong 4 tháng đầu năm nay, người Mỹ đã chi 158 tỷ USD để mua xăng. Năm 2003, thời điểm mà giá dầu bắt đầu “cất cánh”, dân Mỹ chỉ bỏ ra có 88 tỷ USD cho mặt hàng này trong khoảng thời gian tương ứng.
Tuy nhiên, việc liệu giá nhiên liệu cao hiện nay có khiến dân Mỹ thay đổi hẳn thói quen bấy lâu nay của họ hay không còn phải chờ xem. Bộ Năng lượng Mỹ dự báo, lượng tiêu thụ xăng tại nước này trong năm sẽ giảm 0,6%, đánh dấu năm giảm đầu tiên kể từ năm 1991. Tuy nhiên, doanh số nhiên liệu này có thể sẽ tăng trở lại vào năm sau nếu kinh tế Mỹ phục hồi.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, tác động tiêu cực của giá nhiên liệu tăng cao hiện nay đang tiến gần tới mức như tác động của cú sốc dầu lửa hồi đầu thập niên 1980. Thống kê của hãng nghiên cứu Global Insight cho thấy, người Mỹ hiện đang chi 3,7% trong tổng số thu nhập dành cho chi tiêu của họ phục vụ cho việc mua xăng dầu cho việc đi lại, so với mức thấp kỷ lục 1,9% vào năm 1998 và mức cao kỷ lục 4,5% vào năm 1981.
Tuy nhiên, nếu tính đến cả vấn đề lạm phát và khả năng tiết kiệm nhiên liệu được cải thiện của các loại xe ngày nay, số tiền mà người Mỹ chi cho nhiên liệu tính trên mỗi dặm đường vẫn giảm đi. Tính toán cho thấy, để đi được 1 dặm (1,6 km), người Mỹ hiện phải chi khoảng 15 cent tiền xăng. Vào năm 1998, con số này là 5,6 cent, còn vào năm 1980, con số này là 17,1 cent (đã tính đến yếu tố lạm phát).
Các cú sốc dầu lửa vào thập niên 1970 và 1980 đã khiến nước Mỹ phải đưa ra những quy định nhằm hạn chế tiêu thụ xăng dầu đầu tiên, bao gồm bộ tiêu chuẩn xăng dầu và luật giới hạn tốc độ. Những quy định này đã có tác động tới nhu cầu tiêu thụ xăng của dân Mỹ, khiến nhu cầu này liên tục giảm từ năm 1979 tới năm 1985. Nhưng sau đó, giá dầu bước vào thời kỳ sụt giảm khiến những áp lực giá cả không còn nữa và nhiều người tiêu dùng Mỹ đã không còn quan tâm đến những chiếc ôtô cỡ nhỏ.
Đối với nhiều người, giá nhiên liệu cao đồng nghĩa với việc họ ít đi ăn ở nhà hàng hơn, ít những buổi cho con cái đi chơi cuối tuần hơn, ít đi lại bằng máy bay hơn, và có nhiều thời gian ở nhà hơn. Điều này đã tạo ra một hiệu ứng dây chuyền trong nền kinh tế.
Nhiều hãng bán lẻ lớn tại Mỹ cũng đang chứng kiến cảnh buôn bán ế ẩm vì nhiều người tiêu dùng không chịu lái xe tới các trung tâm mua sắm. Tình cảnh đối với các hãng hàng không và các hãng sản xuất xe hơi cũng chẳng sáng sủa hơn. Mới tuần trước, hãng Ford đã công bố một kế hoạch cắt giảm sản lượng do nhu cầu thị trường giảm mạnh đối với các loại xe “ngốn” nhiều xăng như xe SUV và xe bán tải.
Cũng do giá xăng tăng cao kỷ lục, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ cũng tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 1980 tới nay. “Tôi phát điên vì giá xăng hiện nay mất”, cô Lissa Nash, một bà mẹ độc thân 39 tuổi cho biết. Để có đủ tiền chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu nhất của bản thân và hai đứa con, người phụ nữ làm nghề y tá này liên tục phải làm ngoài giờ trong một bệnh viện ở ngoại ô Chicago. “Giá xăng cao rốt cục chỉ làm khổ những người lao động ở tầng lớp thấp trong xã hội như tôi”, cô than thở.
(Theo The New York Times)