Giá giảm sốc từ đầu năm, Địa ốc Him Lam đã bán 7,12% vốn tại DIG
Từ đầu năm đến nay, Địa ốc Him Lam đã có 7 lần bán ra cổ phiếu DIG với số lượng là 35.598.200 cổ phiếu, chiếm 7,12% vốn điều lệ.
CTCP Kinh doanh địa ốc Him Lam Báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã DIG-HOSE).
Theo đó, Địa ốc Him Lam vừa bán thêm 4.259.100 cổ phiếu DIG để giảm sở hữu từ 6,71% về còn 5,86% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 18/4 đến 19/4/2022.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, Địa ốc Him Lam đã có 7 lần bán ra cổ phiếu DIG với số lượng là 35.598.200 cổ phiếu, chiếm 7,12% vốn điều lệ.
Cụ thể: Ngày 15/4, Địa ốc Him Lam đã bán 3.999.900 cp, chiếm 0,800%; từ 12-13- 14/4, bán 7.432.600 cp, chiếm 1,487%; 7-8/7, bán 2.411.500 cp, chiếm 0,482%, từ 5/6/4, bán 5.313.200 cp, chiếm 1,06%, từ 17-21/1, bán 5.953.900 cp, chiếm 1,19%; từ 13-14/1, bán 6.228.000 cp, chiếm 1,25%.
Theo dữ liệu trên HOSE, chốt phiên ngày 4/1, giá cổ phiếu DIG đạt 103.400 đồng/cổ phiếu và lập đỉnh mới vào ngày 11/1/2022 với mốc giá 119.800 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, chốt phiên ngày 22/2, giá cổ phiếu này giảm chỉ còn 60.900 đồng/cổ phiếu, giảm gần 42% trong 1 tháng qua và giá cổ phiếu này vẫn tăng hơn 122% trong 1 năm qua.
Trước đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã có khuyến nghị "bán" đối với DIG do VCSC cho rằng đà tăng mạnh của giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị cơ bản.
Đồng thời, VCSC duy trì giá mục tiêu ở mức 42.000 đồng/cổ phiếu do chúng tôi đưa vào định giá dự án Khu công nghiệp Đức Hòa Resco 3 mà DIG mua lại vào cuối năm 2021, chịu ảnh hưởng một phần bởi số dư nợ ròng cao hơn tính đến cuối năm 2021.
Ngoài ra, VCSC giữ nguyên dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 ở mức 1,1 nghìn tỷ đồng (+10% YoY), chủ yếu đến từ lượng bàn giao tại các dự án Nam Vĩnh Yên và Vị Thanh trong khi chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận từ thoái vốn trong năm 2022 sẽ thấp hơn đáng kể. Mặt khác, VCSC không đề cập đến kế hoạch thoái 49% cổ phần tại Khách sạn Pullman Vũng Tàu của ban lãnh đạo vì hoạt động kinh doanh này chững lại do tình trạng gián đoạn do dịch COVID-19.
VCSC cho biết, tâm lý thị trường đối với cổ phiếu DIG vẫn mạnh mẽ kể từ khi công ty hoàn thành kế hoạch phát hành riêng lẻ vào tháng 10/2021 (Chủ tịch HĐQT DIG, gia đình ông và CTCP Thiên Tân là các nhà đầu tư chính, nâng tổng tỷ lệ sở hữu chính thức từ 39% lên 47% tính đến tháng 10/2021. Do đó, VCSC tin rằng giá cổ phiếu của DIG tăng do kỳ vọng ngày càng cao vào việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi có quỹ đất lớn của DIG.
VCSC cho biết, DIG hiện đang giao dịch ở P/E năm 2022/2023 là 47,9/43,6 lần và P/B là 5,7/5,0 lần (dựa trên dự báo của chúng tôi), cao hơn so với trung vị P/E trượt và P/B quý gần nhất của các công ty cùng ngành trong nước lần lượt là 24,8 lần và 3,1 lần. Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng P/B năm 2022/2023 là 2,5/2,2 lần.
VCSC cho biết, yếu tố hỗ trợ đối với DIG là tiến độ phát triển nhanh hơn dự kiến của các dự án trọng điểm, bao gồm Long Tân và Nam Vĩnh Yên; thông tin chi tiết về việc phát triển các dự án mới mua để hỗ trợ định giá cao hơn.
Xét về kế hoạch kinh doanh, năm 2022, DIG đạt kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập khác 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng, lần lượt tăng 43,2% và 48,2% so với thực hiện trong năm 2021. Trong đó, đáng chú ý tổng vốn đầu tư phát triển công ty mẹ dự kiến 11.739,8 tỷ đồng, tăng trưởng 287,9% so với thực hiện trong năm 2021.