Giá hạt tiêu xuất khẩu có thể sẽ tiếp tục tăng
Nguồn cung giảm là nguyên nhân khiến giá xuất khẩu hạt tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới?
Tiếp đà tăng giá của những tháng đầu năm, nửa cuối năm 2010 giá xuất khẩu hạt tiêu sẽ vẫn tăng.
Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương): Việt Nam đang là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu đen, với doanh số năm 2009 chiếm một nửa giao dịch trên thế giới. Đứng thứ hai là Ấn Độ. Tuy nhiên sản lượng hạt tiêu của hai nước trong năm nay giảm lần lượt là 20% và 30%, đã khiến cho nguồn cung cho xuất khẩu giảm.
Đây chính là nguyên nhân đẩy giá hạt tiêu thế giới tăng rất mạnh, dao động từ 3.300-3.800 USD/tấn trong tháng qua. Mức giá này đã tăng 22,5% so với đầu năm nay và so với cùng kỳ năm 2009 sức tăng là khoảng 80%.
Cũng theo số liệu từ cơ quan này, quý 2/2010, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 44 nghìn tấn, tăng tới 58% so với quý 1 và tăng khoảng 7,4% so với cùng kỳ năm 2009.
Đây là quý có lượng xuất khẩu lớn nhất từ trước đến nay. Tính chung sáu tháng đầu năm nay, lượng hạt tiêu xuất khẩu của nước ta đã đạt khoảng 72,4 nghìn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá xuất khẩu hạt tiêu trong quý 2/2010 cũng tăng khá mạnh, 4,8% so với quý 1/2010 và tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2009, đạt trung bình 3.170 USD/tấn.
Ở trong nước nguồn cung giảm khiến cho giá thu mua hạt tiêu liên tục tăng trong các tháng vừa qua. Đến tháng 6, giá hạt tiêu đen đã tăng lên khoảng 60.000 đồng/kg (tương đương 3.160 USD/tấn), tăng 28% so với đầu năm nay và tăng 67% so với cùng kỳ năm trước.
Với lượng hạt tiêu đã xuất khẩu thời gian qua, ước tính, nguồn cung hạt tiêu dành cho xuất khẩu thời gian tới của Việt Nam chỉ còn khoảng 30 nghìn tấn, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm qua.
Theo dự báo, sản lượng hạt tiêu của các nước Indonesia và Malaysia trong niên vụ này (thu hoạch từ tháng 6- 7/2010) cũng sẽ đạt thấp hơn so với mức dự báo đầu năm 2010 càng làm cho nguồn cung giảm.
Như vậy, sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2010 chỉ đạt khoảng 230 nghìn tấn, giảm 60 nghìn tấn so với dự báo trước đó của Hiệp hội Hạt tiêu thế giới và giảm 18% so với năm 2009.
Do đó, các chuyên gia về ngành hàng của trung tâm này cho rằng giá hạt tiêu thế giới cũng như giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trong sáu tháng cuối năm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường giá cả diễn biến còn phức tạp, việc mua bán trên thị trường quốc tế vẫn có thể xảy ra hiện tượng “đè giá” khiến mức giá phải đi xuống. Theo đó, nông dân và doanh nghiệp nên hạn chế bán ra khi giá thấp. Bên cạnh đó cần liên kết với nhau để điều tiết lượng bán ra theo nhu cầu, giá cả thị trường.
Về phía doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu không nên ký kết hợp đồng lớn, tránh tình trạng khi giá tăng cao nhưng lại không có hàng để bán. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng tới khâu chế biến hạt tiêu để gia tăng giá trị xuất khẩu và làm chủ về giá trên thị trường thế giới. Đặc biệt là Mỹ, thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam.
Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương): Việt Nam đang là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu đen, với doanh số năm 2009 chiếm một nửa giao dịch trên thế giới. Đứng thứ hai là Ấn Độ. Tuy nhiên sản lượng hạt tiêu của hai nước trong năm nay giảm lần lượt là 20% và 30%, đã khiến cho nguồn cung cho xuất khẩu giảm.
Đây chính là nguyên nhân đẩy giá hạt tiêu thế giới tăng rất mạnh, dao động từ 3.300-3.800 USD/tấn trong tháng qua. Mức giá này đã tăng 22,5% so với đầu năm nay và so với cùng kỳ năm 2009 sức tăng là khoảng 80%.
Cũng theo số liệu từ cơ quan này, quý 2/2010, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 44 nghìn tấn, tăng tới 58% so với quý 1 và tăng khoảng 7,4% so với cùng kỳ năm 2009.
Đây là quý có lượng xuất khẩu lớn nhất từ trước đến nay. Tính chung sáu tháng đầu năm nay, lượng hạt tiêu xuất khẩu của nước ta đã đạt khoảng 72,4 nghìn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá xuất khẩu hạt tiêu trong quý 2/2010 cũng tăng khá mạnh, 4,8% so với quý 1/2010 và tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2009, đạt trung bình 3.170 USD/tấn.
Ở trong nước nguồn cung giảm khiến cho giá thu mua hạt tiêu liên tục tăng trong các tháng vừa qua. Đến tháng 6, giá hạt tiêu đen đã tăng lên khoảng 60.000 đồng/kg (tương đương 3.160 USD/tấn), tăng 28% so với đầu năm nay và tăng 67% so với cùng kỳ năm trước.
Với lượng hạt tiêu đã xuất khẩu thời gian qua, ước tính, nguồn cung hạt tiêu dành cho xuất khẩu thời gian tới của Việt Nam chỉ còn khoảng 30 nghìn tấn, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm qua.
Theo dự báo, sản lượng hạt tiêu của các nước Indonesia và Malaysia trong niên vụ này (thu hoạch từ tháng 6- 7/2010) cũng sẽ đạt thấp hơn so với mức dự báo đầu năm 2010 càng làm cho nguồn cung giảm.
Như vậy, sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2010 chỉ đạt khoảng 230 nghìn tấn, giảm 60 nghìn tấn so với dự báo trước đó của Hiệp hội Hạt tiêu thế giới và giảm 18% so với năm 2009.
Do đó, các chuyên gia về ngành hàng của trung tâm này cho rằng giá hạt tiêu thế giới cũng như giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trong sáu tháng cuối năm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường giá cả diễn biến còn phức tạp, việc mua bán trên thị trường quốc tế vẫn có thể xảy ra hiện tượng “đè giá” khiến mức giá phải đi xuống. Theo đó, nông dân và doanh nghiệp nên hạn chế bán ra khi giá thấp. Bên cạnh đó cần liên kết với nhau để điều tiết lượng bán ra theo nhu cầu, giá cả thị trường.
Về phía doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu không nên ký kết hợp đồng lớn, tránh tình trạng khi giá tăng cao nhưng lại không có hàng để bán. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng tới khâu chế biến hạt tiêu để gia tăng giá trị xuất khẩu và làm chủ về giá trên thị trường thế giới. Đặc biệt là Mỹ, thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam.