Giám đốc IMF: “Các chính phủ không nên bỏ qua tiền ảo”
Người đứng đầu IMF cho rằng "bỏ qua tiền ảo là thiếu khôn ngoan"
Tại một hội thảo diễn ra tại London mới đây, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde phát biểu rằng “sẽ là thiếu khôn ngoan nếu bỏ qua tiền ảo”, trang Coindesk cho biết.
Bà Lagarde cho rằng các chính phủ trên thế giới không nên bỏ qua tiền ảo và nhấn mạnh rằng tiền ảo có thể là thách thức lớn đối với các loại tiền tệ đã được phát hành.
Tại hội thảo này, bà Lagarde đưa ra các viễn cảnh mà ở đó một quốc gia - đặc biệt là những nước có “thể chế yếu kém và tiền tệ bất ổn” - có thể tận dụng các cơ hội từ tiền ảo.
“Thay vì dùng tiền tệ của nước khác - ví dụ như đô la Mỹ - các nền kinh tế này có thể sử dụng tiền ảo. Đó gọi là Cách mạng đô la hóa 2.0”, bà Lagarde nói.
Một trong những nhân tố thúc đẩy tiềm năng của cuộc cách mạng này là sự chuyển đổi trong thị hiếu của người dùng tối với tiền tệ mới “dễ dàng và an toàn” hơn các loại tiền tệ đang có. Viễn cảnh này có thể còn được đẩy nhanh hơn nữa nếu như “các loại tiền ảo trở nên ổn định hơn”, bà Lagarde nhận định.
“Tiền ảo có thể sẽ là thách thức lớn đối với các loại tiền tệ và chính sách tiền tệ hiện tại. Phản ứng tốt nhất mà các ngân hàng trung ương có thể làm là tiếp tục các chính sách tiền tệ hiệu quả, đồng thời cởi mở hơn với những ý tưởng và nhu cầu mới khi nền kinh tế phát triển”, bà Lagarde nói thêm.
Tuy nhiên, người đứng đầu IMF cũng cho biết theo bà viễn cảnh vẫn còn khá xa xôi, bởi tiền ảo hiện “biến động quá lớn, quá rủi ro, tốn quá nhiều năng lượng và bởi công nghệ đằng sau nó vẫn chưa được triển khai rộng rãi”.
Đến nay, IMF duy trì cách tiếp cận cân bằng đối với việc quản lý tiền ảo. Bản thân người đứng đầu tổ chức này cũng đã lên tiếng ủng hộ việc ứng dụng công nghệ blockchain vào các hoạt động tài chính. Đây cũng là công nghệ nền tảng đằng sau các giao dịch tiền ảo Bitcoin.
Bà Lagarde cho rằng các chính phủ trên thế giới không nên bỏ qua tiền ảo và nhấn mạnh rằng tiền ảo có thể là thách thức lớn đối với các loại tiền tệ đã được phát hành.
Tại hội thảo này, bà Lagarde đưa ra các viễn cảnh mà ở đó một quốc gia - đặc biệt là những nước có “thể chế yếu kém và tiền tệ bất ổn” - có thể tận dụng các cơ hội từ tiền ảo.
“Thay vì dùng tiền tệ của nước khác - ví dụ như đô la Mỹ - các nền kinh tế này có thể sử dụng tiền ảo. Đó gọi là Cách mạng đô la hóa 2.0”, bà Lagarde nói.
Một trong những nhân tố thúc đẩy tiềm năng của cuộc cách mạng này là sự chuyển đổi trong thị hiếu của người dùng tối với tiền tệ mới “dễ dàng và an toàn” hơn các loại tiền tệ đang có. Viễn cảnh này có thể còn được đẩy nhanh hơn nữa nếu như “các loại tiền ảo trở nên ổn định hơn”, bà Lagarde nhận định.
“Tiền ảo có thể sẽ là thách thức lớn đối với các loại tiền tệ và chính sách tiền tệ hiện tại. Phản ứng tốt nhất mà các ngân hàng trung ương có thể làm là tiếp tục các chính sách tiền tệ hiệu quả, đồng thời cởi mở hơn với những ý tưởng và nhu cầu mới khi nền kinh tế phát triển”, bà Lagarde nói thêm.
Tuy nhiên, người đứng đầu IMF cũng cho biết theo bà viễn cảnh vẫn còn khá xa xôi, bởi tiền ảo hiện “biến động quá lớn, quá rủi ro, tốn quá nhiều năng lượng và bởi công nghệ đằng sau nó vẫn chưa được triển khai rộng rãi”.
Đến nay, IMF duy trì cách tiếp cận cân bằng đối với việc quản lý tiền ảo. Bản thân người đứng đầu tổ chức này cũng đã lên tiếng ủng hộ việc ứng dụng công nghệ blockchain vào các hoạt động tài chính. Đây cũng là công nghệ nền tảng đằng sau các giao dịch tiền ảo Bitcoin.