Giảm giá xăng: “Không thể căn cứ vào tâm lý”
Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nói về cơ sở tăng giảm giá xăng dầu
Sau khi giá xăng giảm 500 đồng/lít và dầu diezen giảm 300 đồng/lít, ông Nguyễn Tiến Thoả, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở đối với mặt hàng xăng là hơn 800 đồng/lít. Nếu không giảm giá xăng và tăng thuế, khoản tiền này sẽ được ghi nhận vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tại sao liên bộ không giảm giá xăng ở mức 800 - 1.000 đồng/lít để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, thưa ông?
Khi xử lý tăng giảm giá xăng phải nhất quán theo qui định 30 ngày. Xăng chênh lệch 828 đồng thì chỉ được phép xử lý trong khoản này thôi. Giá thế giới giảm làm cho giá cơ sở giảm thì sẽ tính toán theo thứ tự thuế, quỹ bình ổn giá và giảm giá khi có điều kiện.
Thế nhưng, lần này để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng thì chúng ta xử lý theo cách khôi phục dần mức thuế đã giảm về 0% từ rất lâu nay. Barem thuế qui định thì xăng 20% diesel 15%, nhưng lần này ta mới vào được 2% chứ chưa thể vào hết được.
Có ý kiến cho rằng, việc giảm giá xăng vẫn chỉ mang tính “nhỏ giọt”, ông có bình luận gì?
Việc giảm giá phải căn cứ vào các yếu tố hình thành giá chứ không thể căn cứ vào tâm lý. Giá xăng dầu của chúng ta phụ thuộc 70% vào giá xăng dầu thế giới. Xăng dầu thế giới tăng giảm là tín hiệu ta phải xem xét, vì đấy là một nhân tố hình thành giá quan trọng không thể bỏ qua. Ngoài ra còn có những yếu tố trong nước trong đó có tâm lý, nguyện vọng của người tiêu dùng nhưng phải trên cơ sở là yếu tố kinh tế.
Bên cạnh đó, việc tăng thuế nhập khẩu là nhằm giảm bù ngân sách cho chênh lệch thuế của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Theo quy định của hợp đồng liên doanh đầu tư dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, với mức thuế cam kết bao tiêu là 7%, nếu thuế nhập khẩu thấp hơn bao nhiêu thì ngân sách nhà nước phải bù bấy nhiêu.
Thưa ông, vẫn có ý kiến hoài nghi về sự khác biệt trong tính toán giá xăng dầu giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp?
Tính toán giá xăng dầu phải căn cứ vào qui định của pháp luật về điều hành xăng dầu. Một số chuyên gia, báo chí dựa vào giá xăng dầu thế giới những ngày gần đây để tính toán nên số liệu không khớp. Còn tính toán của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp thì căn cứ vào Nghị định 84 tính giá bình quân 30 ngày. Còn qui định 30 ngày có phù hợp hay không thì bây giờ mình phải chấp nhận.
Chúng tôi có tính 2 cách tính, đó là, tính 30 ngày và cách tính sau ngày doanh nghiệp điều chỉnh giá thời điểm gần nhất (20/4). Nếu tính 30 ngày, từ 9/4 đến 8/5/2012 so với bình quân 30 ngày trước đó giá các loại xăng dầu thành phẩm giảm từ 2,78 đến 4,69%. Cách tính thứ 2 để xem xét từ ngày 20/4, thấy rằng chênh nhau của 20 ngày và 30 ngày không nhiều.
Tính từ 20/4 đến hôm qua thì bình quân các loại xăng dầu thành phẩm giảm từ 1,86-5,18%. Nếu tính toán giá cơ sở theo qui định hiện hành và các thông số hiện hành theo 30 ngày, giá cơ sở thấp hơn giá hiện hành đối với xăng là 828 đồng/lít, với dầu diesel là 702 đồng/lít. Còn theo phương án tính 20 ngày, khoảng chênh lệch này là 1.100 đồng/lít đối với xăng và 616 đồng/lít đối với dầu diesel. Khoản chênh lệch hơn 800 đồng/lít xăng, nếu không được Nhà nước điều tiết sẽ thành lãi của doanh nghiệp.
Mức trích hoa hồng đại lý hiện nay có phù hợp không, thưa ông?
Theo qui định về công thức tính giá cơ sở, doanh nghiệp có khoản chi phí kinh doanh là 600 đồng/lít và lợi nhuận định mức là 300 đồng/lít. Doanh nghiệp nào tổ chức được mạng lưới tốt, chi phí thấp hơn thì được lợi vào kết quả sản xuất kinh doanh thực tế và ngược lại. Chi phí kinh doanh tính theo giá cơ sở khống chế ở mức 600 đồng nên nếu có cao hơn thì các doanh nghiệp phải tự bù.
Việc giảm giá xăng, dầu lần này tác động đến chỉ số giá tiêu dùng như thế nào, thưa ông?
Theo tính toán của chúng tôi, mức tác động trực tiếp đến giảm CPI là 0,2441% trong đó vòng 1 là 0,0697%, vòng 2 là 0,1744%.
Tại sao liên bộ không giảm giá xăng ở mức 800 - 1.000 đồng/lít để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, thưa ông?
Khi xử lý tăng giảm giá xăng phải nhất quán theo qui định 30 ngày. Xăng chênh lệch 828 đồng thì chỉ được phép xử lý trong khoản này thôi. Giá thế giới giảm làm cho giá cơ sở giảm thì sẽ tính toán theo thứ tự thuế, quỹ bình ổn giá và giảm giá khi có điều kiện.
Thế nhưng, lần này để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng thì chúng ta xử lý theo cách khôi phục dần mức thuế đã giảm về 0% từ rất lâu nay. Barem thuế qui định thì xăng 20% diesel 15%, nhưng lần này ta mới vào được 2% chứ chưa thể vào hết được.
Có ý kiến cho rằng, việc giảm giá xăng vẫn chỉ mang tính “nhỏ giọt”, ông có bình luận gì?
Việc giảm giá phải căn cứ vào các yếu tố hình thành giá chứ không thể căn cứ vào tâm lý. Giá xăng dầu của chúng ta phụ thuộc 70% vào giá xăng dầu thế giới. Xăng dầu thế giới tăng giảm là tín hiệu ta phải xem xét, vì đấy là một nhân tố hình thành giá quan trọng không thể bỏ qua. Ngoài ra còn có những yếu tố trong nước trong đó có tâm lý, nguyện vọng của người tiêu dùng nhưng phải trên cơ sở là yếu tố kinh tế.
Bên cạnh đó, việc tăng thuế nhập khẩu là nhằm giảm bù ngân sách cho chênh lệch thuế của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Theo quy định của hợp đồng liên doanh đầu tư dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, với mức thuế cam kết bao tiêu là 7%, nếu thuế nhập khẩu thấp hơn bao nhiêu thì ngân sách nhà nước phải bù bấy nhiêu.
Thưa ông, vẫn có ý kiến hoài nghi về sự khác biệt trong tính toán giá xăng dầu giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp?
Tính toán giá xăng dầu phải căn cứ vào qui định của pháp luật về điều hành xăng dầu. Một số chuyên gia, báo chí dựa vào giá xăng dầu thế giới những ngày gần đây để tính toán nên số liệu không khớp. Còn tính toán của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp thì căn cứ vào Nghị định 84 tính giá bình quân 30 ngày. Còn qui định 30 ngày có phù hợp hay không thì bây giờ mình phải chấp nhận.
Chúng tôi có tính 2 cách tính, đó là, tính 30 ngày và cách tính sau ngày doanh nghiệp điều chỉnh giá thời điểm gần nhất (20/4). Nếu tính 30 ngày, từ 9/4 đến 8/5/2012 so với bình quân 30 ngày trước đó giá các loại xăng dầu thành phẩm giảm từ 2,78 đến 4,69%. Cách tính thứ 2 để xem xét từ ngày 20/4, thấy rằng chênh nhau của 20 ngày và 30 ngày không nhiều.
Tính từ 20/4 đến hôm qua thì bình quân các loại xăng dầu thành phẩm giảm từ 1,86-5,18%. Nếu tính toán giá cơ sở theo qui định hiện hành và các thông số hiện hành theo 30 ngày, giá cơ sở thấp hơn giá hiện hành đối với xăng là 828 đồng/lít, với dầu diesel là 702 đồng/lít. Còn theo phương án tính 20 ngày, khoảng chênh lệch này là 1.100 đồng/lít đối với xăng và 616 đồng/lít đối với dầu diesel. Khoản chênh lệch hơn 800 đồng/lít xăng, nếu không được Nhà nước điều tiết sẽ thành lãi của doanh nghiệp.
Mức trích hoa hồng đại lý hiện nay có phù hợp không, thưa ông?
Theo qui định về công thức tính giá cơ sở, doanh nghiệp có khoản chi phí kinh doanh là 600 đồng/lít và lợi nhuận định mức là 300 đồng/lít. Doanh nghiệp nào tổ chức được mạng lưới tốt, chi phí thấp hơn thì được lợi vào kết quả sản xuất kinh doanh thực tế và ngược lại. Chi phí kinh doanh tính theo giá cơ sở khống chế ở mức 600 đồng nên nếu có cao hơn thì các doanh nghiệp phải tự bù.
Việc giảm giá xăng, dầu lần này tác động đến chỉ số giá tiêu dùng như thế nào, thưa ông?
Theo tính toán của chúng tôi, mức tác động trực tiếp đến giảm CPI là 0,2441% trong đó vòng 1 là 0,0697%, vòng 2 là 0,1744%.