Hàn Quốc đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư
Chủ trương đẩy mạnh thu hút FDI của Chính phủ Hàn Quốc được đưa ra trong bối cảnh lượng vốn FDI vào nước này giảm năm thứ 3 liên tiếp
Để xây dựng kỷ nguyên tăng trưởng, Chính phủ mới ở Hàn Quốc vừa cam kết đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nỗ lực ký kết các hiệp định FTA, áp dụng thủ tục hành chính một cửa, giảm thuế và xóa bỏ các loại quy chế bất hợp lý....
Khôi phục kinh tế được coi là mục tiêu lớn nhất của Chính phủ Hàn Quốc, khi ông Lee Myung-bak cam kết sẽ đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 6% trong năm nay.
FDI - động lực tăng trưởng kinh tế
Chủ trương đẩy mạnh thu hút FDI của Chính phủ Hàn Quốc được đưa ra trong bối cảnh lượng vốn FDI vào nước này giảm năm thứ 3 liên tiếp, do điều kiện kinh doanh không thuận lợi. Năm 2007, FDI chỉ đạt 10,51 tỷ USD, giảm 6,5% so với mức 11,24 tỷ USD năm 2006.
Theo hãng tin KBS, Chính phủ mới của ông Lee Myung-bak đã có kế hoạch tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư nước ngoài quy mô lớn ở Mỹ và Anh để tập trung thu hút các nguồn vốn đầu tư FDI vào Hàn Quốc. Tiến sĩ Jeon Young-jae, Viện nghiên cứu kinh tế Samsung cho rằng, các điều kiện trong và ngoài nước đang diễn biến theo chiều hướng rất xấu, gây nhiều khó khăn cho việc hoàn thành những mục tiêu kinh tế mà Chính phủ mới đã đề ra.
Chính phủ đã nhận thấy rằng sẽ là chưa đủ để thúc đẩy phát triển kinh tế nếu chỉ dựa vào tài nguyên và nguồn lực trong nước. Các nước khác trên thế giới cũng đang rất tích cực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để lấp đầy các khoảng trống về vốn, nhân lực, công nghệ...
Bên cạnh đó, nền kinh tế Hàn Quốc rất dễ bị tổn thương trước những rủi ro toàn cầu do có độ phụ thuộc vào thương mại lên tới hơn 70%. Trong bối cảnh các điều kiện kinh tế đang ngày càng xấu đi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ và giá dầu leo thang, kinh tế Hàn Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở nhận định như vậy, Chính phủ mới của Hàn Quốc đã đề ra chính sách thu hút FDI làm đòn bẩy phát triển kinh tế.
Cải thiện cơ chế và môi trường đầu tư
Việc Chính phủ mới lên nắm quyền, tạo ra niềm tin mới trong giới đầu tư. Hàn Quốc là nước có sức hấp dẫn đặc biệt với trình độ sử dụng công nghệ IT đạt tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Nước này đang trở thành thị trường hấp dẫn để các doanh nghiệp IT thử nghiệm khả năng tiêu thụ của sản phẩm.
Tuy nhiên, để cạnh tranh thu hút FDI với các nước khác, Hàn Quốc có một số hạn chế như quy mô thị trường nhỏ và chi phí sản xuất như giá nhân công, giá đất... cao hơn so với nhiều nước. Do vậy, trong bảng xếp hạng chỉ số độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007 do công ty tư vấn toàn cầu AT Kearney đưa ra, Hàn Quốc đứng thứ 24 trong số 47 nước được đánh giá.
Vị trí này còn thấp hơn cả thứ hạng của các nước mới phát triển ở châu Á. Vốn FDI vào Hàn Quốc đang có xu hướng giảm sau khi đạt mức 9,2 tỷ USD vào năm 2004. Năm 2005, FDI vào Hàn Quốc đã giảm tới 42%, chỉ còn hơn 4,3 tỷ USD. Tình trạng trên là do các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về môi trường đầu tư xấu đi và tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp của Hàn Quốc.
Do đó, Chính phủ Hàn Quốc xác định cần phải cải thiện cơ chế, môi trường đầu tư và thay đổi phương hướng thu hút FDI. Giới chuyên gia Hàn Quốc cho rằng cần phải sửa đổi chiến lược thu hút vốn FDI từ việc thu hút đầu tư về lượng sang về chất. Tức là phải chú trọng thu hút các nguồn vốn có lựa chọn phù hợp với chiến lược phát triển. Cần phải lựa chọn đối tượng ngành nghề và doanh nghiệp đầu tư sau khi xem xét kỹ các đặc điểm của Hàn Quốc và khả năng đóng góp cho phát triển lâu dài.
Bên cạnh đó, thúc đẩy ký kết các hiệp định FTA; liên kết các hiệp định FTA với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hàn Quốc đang kỳ vọng việc quốc hội phê chuẩn FTA Hàn-Mỹ sẽ làm tăng thêm sự quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ đối với việc tham gia vào thị trường Hàn Quốc.
Khôi phục kinh tế được coi là mục tiêu lớn nhất của Chính phủ Hàn Quốc, khi ông Lee Myung-bak cam kết sẽ đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 6% trong năm nay.
FDI - động lực tăng trưởng kinh tế
Chủ trương đẩy mạnh thu hút FDI của Chính phủ Hàn Quốc được đưa ra trong bối cảnh lượng vốn FDI vào nước này giảm năm thứ 3 liên tiếp, do điều kiện kinh doanh không thuận lợi. Năm 2007, FDI chỉ đạt 10,51 tỷ USD, giảm 6,5% so với mức 11,24 tỷ USD năm 2006.
Theo hãng tin KBS, Chính phủ mới của ông Lee Myung-bak đã có kế hoạch tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư nước ngoài quy mô lớn ở Mỹ và Anh để tập trung thu hút các nguồn vốn đầu tư FDI vào Hàn Quốc. Tiến sĩ Jeon Young-jae, Viện nghiên cứu kinh tế Samsung cho rằng, các điều kiện trong và ngoài nước đang diễn biến theo chiều hướng rất xấu, gây nhiều khó khăn cho việc hoàn thành những mục tiêu kinh tế mà Chính phủ mới đã đề ra.
Chính phủ đã nhận thấy rằng sẽ là chưa đủ để thúc đẩy phát triển kinh tế nếu chỉ dựa vào tài nguyên và nguồn lực trong nước. Các nước khác trên thế giới cũng đang rất tích cực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để lấp đầy các khoảng trống về vốn, nhân lực, công nghệ...
Bên cạnh đó, nền kinh tế Hàn Quốc rất dễ bị tổn thương trước những rủi ro toàn cầu do có độ phụ thuộc vào thương mại lên tới hơn 70%. Trong bối cảnh các điều kiện kinh tế đang ngày càng xấu đi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ và giá dầu leo thang, kinh tế Hàn Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở nhận định như vậy, Chính phủ mới của Hàn Quốc đã đề ra chính sách thu hút FDI làm đòn bẩy phát triển kinh tế.
Cải thiện cơ chế và môi trường đầu tư
Việc Chính phủ mới lên nắm quyền, tạo ra niềm tin mới trong giới đầu tư. Hàn Quốc là nước có sức hấp dẫn đặc biệt với trình độ sử dụng công nghệ IT đạt tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Nước này đang trở thành thị trường hấp dẫn để các doanh nghiệp IT thử nghiệm khả năng tiêu thụ của sản phẩm.
Tuy nhiên, để cạnh tranh thu hút FDI với các nước khác, Hàn Quốc có một số hạn chế như quy mô thị trường nhỏ và chi phí sản xuất như giá nhân công, giá đất... cao hơn so với nhiều nước. Do vậy, trong bảng xếp hạng chỉ số độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007 do công ty tư vấn toàn cầu AT Kearney đưa ra, Hàn Quốc đứng thứ 24 trong số 47 nước được đánh giá.
Vị trí này còn thấp hơn cả thứ hạng của các nước mới phát triển ở châu Á. Vốn FDI vào Hàn Quốc đang có xu hướng giảm sau khi đạt mức 9,2 tỷ USD vào năm 2004. Năm 2005, FDI vào Hàn Quốc đã giảm tới 42%, chỉ còn hơn 4,3 tỷ USD. Tình trạng trên là do các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về môi trường đầu tư xấu đi và tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp của Hàn Quốc.
Do đó, Chính phủ Hàn Quốc xác định cần phải cải thiện cơ chế, môi trường đầu tư và thay đổi phương hướng thu hút FDI. Giới chuyên gia Hàn Quốc cho rằng cần phải sửa đổi chiến lược thu hút vốn FDI từ việc thu hút đầu tư về lượng sang về chất. Tức là phải chú trọng thu hút các nguồn vốn có lựa chọn phù hợp với chiến lược phát triển. Cần phải lựa chọn đối tượng ngành nghề và doanh nghiệp đầu tư sau khi xem xét kỹ các đặc điểm của Hàn Quốc và khả năng đóng góp cho phát triển lâu dài.
Bên cạnh đó, thúc đẩy ký kết các hiệp định FTA; liên kết các hiệp định FTA với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hàn Quốc đang kỳ vọng việc quốc hội phê chuẩn FTA Hàn-Mỹ sẽ làm tăng thêm sự quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ đối với việc tham gia vào thị trường Hàn Quốc.