06:00 31/07/2021

Hàn Quốc: Tỷ lệ sinh thấp, hàng nghìn trường học phải đóng cửa, bỏ hoang

Phương Linh

Ước tính, từ năm 1982-2016, khoảng 3.725 trường học trên khắp Hàn Quốc đã phải đóng cửa, trung bình 113 trường/năm...

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Số lượng trẻ em ngày càng ít đi khiến hàng nghìn trường học tại nước này rơi vào cảnh bỏ hoang vì thiếu học sinh.

Theo một báo cáo thống kê năm 2021 của chính phủ Hàn Quốc, tỷ lệ sinh của nước này đã chạm mức thấp nhất từ trước tới nay khi chỉ đạt 0,84 trẻ trên một phụ nữ trưởng thành. Con số này thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh 6 trẻ trên một phụ nữ Hàn Quốc vào năm 1960, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới.  

Trong khi đó, các quốc gia khác tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có tỷ lệ sinh trung bình là 1,8 trẻ trên một phụ nữ trưởng thành. Tại Mỹ, tỷ lệ này là khoảng 1,7 trẻ. 

Hàn Quốc: Tỷ lệ sinh thấp, hàng nghìn trường học phải đóng cửa, bỏ hoang  - Ảnh 1

Trường trung học nữ Chung-Il tại Daejeon, cách thủ đô Seoul khoảng 140 km, là một trong hàng nghìn trường học của Hàn Quốc rơi vào cảnh mục nát sau thời gian dài không được sử dụng. Theo tờ báo địa phương JoongAng Ilbo, ngôi trường đã đóng cửa vào năm 2005 sau khi lứa học sinh cuối cùng tốt nghiệp. Hiện nơi này là "điểm nóng" cho những người thích phiêu lưu, săn ma và thám hiểm đô thị... 
Ước tính, từ năm 1982-2016, khoảng 3.725 trường học trên khắp Hàn Quốc đã phải đóng cửa, trung bình 113 trường/năm. Theo Korea Herald, 62,7% tài sản của những trường học bị đóng cửa đã được bán cho các công ty phát triển bất động sản để phá bỏ và sử dụng cho mục đích khác. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa khoảng 1.350 trường học bị bỏ hoang, không được tái sử dụng.
Ước tính, từ năm 1982-2016, khoảng 3.725 trường học trên khắp Hàn Quốc đã phải đóng cửa, trung bình 113 trường/năm. Theo Korea Herald, 62,7% tài sản của những trường học bị đóng cửa đã được bán cho các công ty phát triển bất động sản để phá bỏ và sử dụng cho mục đích khác. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa khoảng 1.350 trường học bị bỏ hoang, không được tái sử dụng.
Năm 2021, Hàn Quốc ghi nhận cột mốc không mong muốn khi lần đầu tiên trong lịch sử có số người chết nhiều hơn số trẻ sinh ra. Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy mức tăng dân số hàng năm của nước này đã giảm đều đặn trong 60 năm qua, từ mức tăng 2,96% năm 1961 xuống 0,13% vào năm 2020.
Năm 2021, Hàn Quốc ghi nhận cột mốc không mong muốn khi lần đầu tiên trong lịch sử có số người chết nhiều hơn số trẻ sinh ra. Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy mức tăng dân số hàng năm của nước này đã giảm đều đặn trong 60 năm qua, từ mức tăng 2,96% năm 1961 xuống 0,13% vào năm 2020.
Theo cư dân của nhiều thành phố như Daejeon, những ngôi trường bỏ hoang gây ảnh hưởng lớn tới mỹ quan đô thị. Kim Hwa-yeon, 29 tuổi, từng sống tại Daejeon, cho rằng những trường học bỏ hoang này "trông vô cùng đáng sợ" và là "hiểm họa về môi trường".
Theo cư dân của nhiều thành phố như Daejeon, những ngôi trường bỏ hoang gây ảnh hưởng lớn tới mỹ quan đô thị. Kim Hwa-yeon, 29 tuổi, từng sống tại Daejeon, cho rằng những trường học bỏ hoang này "trông vô cùng đáng sợ" và là "hiểm họa về môi trường".
Trường học bỏ hoang cũng ảnh hưởng nặng nề tới các vùng nông thôn. Nhiều gia đình ở nông thôn để sinh sống phải chật vật tìm trường cho con. Tại hòn đảo Nokdo của Hàn Quốc - nơi từng là một làng chài sôi động, hiện chỉ có chưa tới 5 trẻ em. Những đứa trẻ này không được đi học bởi ngôi trường cuối cùng ở Nokdo đã đóng cửa vào năm 2006. Chúng được dạy kèm bởi một giáo viên di chuyển hàng ngày tới đảo bằng thuyền.
Trường học bỏ hoang cũng ảnh hưởng nặng nề tới các vùng nông thôn. Nhiều gia đình ở nông thôn để sinh sống phải chật vật tìm trường cho con. Tại hòn đảo Nokdo của Hàn Quốc - nơi từng là một làng chài sôi động, hiện chỉ có chưa tới 5 trẻ em. Những đứa trẻ này không được đi học bởi ngôi trường cuối cùng ở Nokdo đã đóng cửa vào năm 2006. Chúng được dạy kèm bởi một giáo viên di chuyển hàng ngày tới đảo bằng thuyền.
Tuy nhiên, không phải tất cả các tỉnh tại Hàn Quốc đều để các trường học đóng cửa bị bỏ hoang và hư hỏng. Một số nơi đã tìm cách tái sử dụng những ngôi trường này. Ví dụ, trường cấp hai Myeongwol ở Jeju, đóng cửa năm 1993, đã được thiết kế lại trở thành quán cà phê kiêm phòng triển lãm có tên LightMoon (trong ảnh) vào năm 2018.
Tuy nhiên, không phải tất cả các tỉnh tại Hàn Quốc đều để các trường học đóng cửa bị bỏ hoang và hư hỏng. Một số nơi đã tìm cách tái sử dụng những ngôi trường này. Ví dụ, trường cấp hai Myeongwol ở Jeju, đóng cửa năm 1993, đã được thiết kế lại trở thành quán cà phê kiêm phòng triển lãm có tên LightMoon (trong ảnh) vào năm 2018.
Các tỉnh khác, như Gyeongsangnam - nơi có tới 584 trường học bỏ hoang, đã cho phép người thuê biến các trường học bỏ hoang thành bảo tàng. Ở huyện Namhae, tỉnh Gyeongsangnam, trên nền của trường tiểu học Seongnam cũ đóng cửa vào năm 1999, triển lãm nghệ thuật Kil Hyun được mở vào năm 2010.
Các tỉnh khác, như Gyeongsangnam - nơi có tới 584 trường học bỏ hoang, đã cho phép người thuê biến các trường học bỏ hoang thành bảo tàng. Ở huyện Namhae, tỉnh Gyeongsangnam, trên nền của trường tiểu học Seongnam cũ đóng cửa vào năm 1999, triển lãm nghệ thuật Kil Hyun được mở vào năm 2010.
Còn đây là thư viện thiếu nhi kiêm trung tâm cộng đồng Gayasan-dokseodang Junglebook, nằm trên nền một trường học đóng cửa vào năm 2019.
Còn đây là thư viện thiếu nhi kiêm trung tâm cộng đồng Gayasan-dokseodang Junglebook, nằm trên nền một trường học đóng cửa vào năm 2019.

Ảnh: AFP/Getty Images