Hãng vận tải biển Hanjin ngừng hoạt động ở châu Âu
Hanjin sẽ đóng cửa tất cả 10 chi nhánh ở châu Âu, bao gồm trụ sở khu vực đặt tại Đức
Hanjin Shipping, hãng vận tải container đường biển lớn nhất Hàn Quốc, tuyên bố sẽ đóng cửa toàn bộ hoạt động tại trường châu Âu do đơn hàng sụt giảm chóng mặt. Sau khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng 8, Hanjin đã rao bán mảng kinh doanh vận tải giữa châu Á và Mỹ.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời một phát ngôn viên Hanjin ngày 24/10 cho biết hãng này sẽ đóng cửa tất cả 10 chi nhánh ở châu Âu, bao gồm trụ sở khu vực đặt tại Đức. Các thủ tục đóng cửa dự kiến sẽ bắt đầu vào tuần tới sau khi Hanjin nhận được sự cho phép từ Tòa án quận trung tâm Seoul.
Việc đóng cửa hoạt động tại châu Âu là một phần trong quy trình chia tách Hanjin được Tòa án quận trung tâm Seoul thực thi. Trước đó, tòa án này từng tuyên bố xem xét bán lại toàn bộ Hanjin.
Hiện Hanjin cũng đang tìm khách mua lại mảng kinh doanh vận tải giữa Mỹ và châu Á, cũng như cổ phần của hãng trong một kho cảng ở Long Beach, California.
Việc Hanjin rút khỏi thị trường châu Âu có thể làm lợi cho các đối thủ lớn hơn như Maersk hay CMA CGM, bởi mức độ cạnh tranh sẽ giảm xuống tại một trong những tuyến vận tải biển lớn nhất thế giới.
Trong phiên giao dịch sáng 24/10 tại thị trường Seoul, giá cổ phiếu Hanjin có thời điểm giảm 14% sau khi thông tin về việc hãng sắp dừng hoạt động tại châu Âu được công bố.
Theo dữ liệu của Hanjin, hãng này chiếm thị phần khoảng 4,3 % trên tuyến Á-Âu trong năm 2015.
Tòa án quận trung tâm Seoul đã nhận được một số lời chào mua đối với mảng Á-Mỹ của Hanjin. Theo dự kiến, thỏa thuận bán lại mảng này sẽ được chốt vào cuối tháng 11.
Hanjin phá sản sau một thời gian liên tục thua lỗ trong bối cảnh thương mại toàn cầu giảm sút và tình trạng dư thừa công suất trong ngành vận tải biển thế giới đẩy giá cước xuống thấp. Tháng 8 vừa qua, các chủ nợ của Hanjin đã cắt cung cấp tài chính cho hãng, khiến nhiều tàu của Hanjin bị mắc kẹt ngoài khơi cùng với hàng hóa.
Theo sự tư vấn của tòa án, Hanjin đã trả lại những con tàu mà hãng đi thuê ngay sau khi hàng hóa được xếp dỡ khỏi tàu.
Trong số 97 tàu container mà Hanjin vận hành, tính đến ngày 20/10 đã có 79 tàu được dỡ hàng - hãng cho biết.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời một phát ngôn viên Hanjin ngày 24/10 cho biết hãng này sẽ đóng cửa tất cả 10 chi nhánh ở châu Âu, bao gồm trụ sở khu vực đặt tại Đức. Các thủ tục đóng cửa dự kiến sẽ bắt đầu vào tuần tới sau khi Hanjin nhận được sự cho phép từ Tòa án quận trung tâm Seoul.
Việc đóng cửa hoạt động tại châu Âu là một phần trong quy trình chia tách Hanjin được Tòa án quận trung tâm Seoul thực thi. Trước đó, tòa án này từng tuyên bố xem xét bán lại toàn bộ Hanjin.
Hiện Hanjin cũng đang tìm khách mua lại mảng kinh doanh vận tải giữa Mỹ và châu Á, cũng như cổ phần của hãng trong một kho cảng ở Long Beach, California.
Việc Hanjin rút khỏi thị trường châu Âu có thể làm lợi cho các đối thủ lớn hơn như Maersk hay CMA CGM, bởi mức độ cạnh tranh sẽ giảm xuống tại một trong những tuyến vận tải biển lớn nhất thế giới.
Trong phiên giao dịch sáng 24/10 tại thị trường Seoul, giá cổ phiếu Hanjin có thời điểm giảm 14% sau khi thông tin về việc hãng sắp dừng hoạt động tại châu Âu được công bố.
Theo dữ liệu của Hanjin, hãng này chiếm thị phần khoảng 4,3 % trên tuyến Á-Âu trong năm 2015.
Tòa án quận trung tâm Seoul đã nhận được một số lời chào mua đối với mảng Á-Mỹ của Hanjin. Theo dự kiến, thỏa thuận bán lại mảng này sẽ được chốt vào cuối tháng 11.
Hanjin phá sản sau một thời gian liên tục thua lỗ trong bối cảnh thương mại toàn cầu giảm sút và tình trạng dư thừa công suất trong ngành vận tải biển thế giới đẩy giá cước xuống thấp. Tháng 8 vừa qua, các chủ nợ của Hanjin đã cắt cung cấp tài chính cho hãng, khiến nhiều tàu của Hanjin bị mắc kẹt ngoài khơi cùng với hàng hóa.
Theo sự tư vấn của tòa án, Hanjin đã trả lại những con tàu mà hãng đi thuê ngay sau khi hàng hóa được xếp dỡ khỏi tàu.
Trong số 97 tàu container mà Hanjin vận hành, tính đến ngày 20/10 đã có 79 tàu được dỡ hàng - hãng cho biết.