Hậu cổ phần hóa, Bệnh viện Giao thông Vận tải tăng trưởng mạnh
Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 của bệnh viện tăng gấp đôi so với 6 tháng đầu năm ngoái
Ngày 26/12/2015, Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất với tỷ lệ biểu quyết tán thành tuyệt đối (chiếm 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết dự họp).
Từ thời điểm đó, đơn vị này chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 5/1/2016 với tên giao dịch là Công ty Cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải.
Doanh thu tăng mạnh
Thực hiện chủ trương về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương hoàn thành công tác cổ phần hóa theo đúng phương án và lộ trình được Thủ tướng phê duyệt.
Sau đại hội đồng cổ đông, Công ty Cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải đã sớm ổn định tổ chức, kiện toàn bộ máy thông qua việc bầu ra hội đồng quản trị, ban kiếm soát, bổ nhiệm Tổng giám đốc theo đúng Luật Doanh nghiệp.
Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn T&T - được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Ông Trần Trung - Giám đốc Bệnh viện - được bầu giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc, tiếp tục quản lý điều hành Bệnh viện. Ông Lê Tuyên Hồng Dương - Phó giám đốc Bệnh viện - được bầu giữ chức thành viên Hội đồng Quản trị, kiêm Phó giám đốc điều hành.
Khó khăn đầu tiên sau cổ phần hóa của Bệnh viện Giao thông Vận tải là việc Nhà nước dừng hỗ trợ ngân sách 25 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, là hàng loạt vấn đề mà bệnh viện phải đối mặt như chuyện xung đột lợi ích, tư tưởng của cán bộ nhân viên còn nhiều khúc mắc, do việc chuyển đổi sang cổ phần hóa, cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ chưa đạt yêu cầu, chức năng nhiệm vụ, quy chế, quy trình của các khoa/phòng còn chưa ban hành...
Tuy nhiên, sau 6 tháng chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, với sự tích cực từ Tập đoàn T&T, Bệnh viện Giao thông Vận tải đã có những thay đổi.
Hội đồng Quản trị đã tổ chức nhiều cuộc họp đối thoại với toàn thể cán bộ chủ chốt, thông qua đó đề cao vai trò tự chủ của người lao động cũng là cổ đông là người chủ của bệnh viện để giám sát toàn bộ hoạt động của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành và các cấp quản lý, với mục tiêu hoạt động minh bạch, phát triển bền vững.
Cùng với việc kiện toàn bộ máy, ổn định cơ cấu tổ chức theo hướng đổi mới thực sự trong quản trị, quản lý điều hành công ty, lề lối làm việc, tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch được nâng cao, Bệnh viện đã lập mới Khoa kiểm soát chất lượng, quản lý và nâng cao chất lượng bệnh viện.
Đồng thời, xúc tiến trao đổi hợp tác với các đối tác là các bệnh viện, các nhà tư vấn uy tín cao từ Singapore, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc... nhằm hoàn thiện về công tác quy hoạch chiến lược quản trị, quản lý, nâng cao chất lượng chuyên môn, dịch vụ khám chữa bệnh hướng tới các chuẩn mực y tế quốc tế.
Bệnh viện đã duy trì toàn bộ đội ngũ cán bộ, y bác sỹ, công nhân viên (trừ trường hợp tự nguyện xin chuyển công tác), đồng thời có kế hoạch đào tạo, sắp xếp công việc phù hợp.
Mặc dù tình hình tài chính của bệnh viện còn khó khăn do không còn nguồn hỗ trợ từ ngân sách, nhưng với phương châm nhất quán của nhà đầu tư chiến lược là để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh phải bắt đầu từ việc chăm sóc đội ngũ cán bộ y bác sĩ, Hội đồng Quản trị đã quyết định tăng thu nhập cho toàn thể cán bộ nhân viên lên 20%, từ tháng 4/2016.
Đồng thời duy trì chế độ thưởng, phúc lợi; tổ chức bữa ăn trưa tập trung, ăn ca để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ nhân viên.
Ý thức phục vụ bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ được nâng cao. Các chỉ tiêu về khám chữa bệnh đều tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2015: bệnh nhân bảo hiểm y tế (ngoại trú tăng 109,37%; nội trú tăng 114,38%); dịch vụ, khám sức khỏe (người lao động tăng 122,49%; người nước ngoài tăng 143,5%).
Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 đạt 61,35 tỷ đồng, tăng 109,67% so với 6 tháng đầu năm 2015.
Những thay đổi
“Ban đầu cán bộ nhân viên còn hoang mang chưa tin tưởng vào cổ phần hóa, nhưng với những kết quả bước đầu bệnh viện đã đạt được, cán bộ nhân viên an tâm hơn và có niềm tin vào sự phát triển của công ty cổ phần”, ông Dương Văn Tiến, Trưởng khoa Tai mũi họng nói.
“Bệnh nhân bảo hiểm phấn khởi khi bệnh viện có nhiều thay đổi, khu nhà mới đưa vào sử dụng sạch sẽ hơn, họ vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi, bệnh viện không thu chênh thêm khoản thu nào kể từ khi cổ phần hóa”, theo bà Nguyễn Thị Xuân Loan, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp.
Nói về việc cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông Vận tải, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường nhận xét, việc cổ phần hóa thành công Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương sẽ mở ra cơ hội cho việc xã hội hóa nhiều bệnh viện công lập nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế.
Đặc biệt, việc chấm dứt nguồn hỗ trợ từ ngân sách cho bệnh viện hàng năm sẽ giảm chi ngân sách, từng bước chuyển đổi cơ chế từ hỗ trợ tổ chức sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách.
“Nối tiếp thành công của việc cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục cổ phần hóa Bệnh viện Nam Thăng Long, đây là bệnh viện đa khoa cấp 2 có quy mô nhỏ hơn Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương”, ông Trường nói.
Chứng kiến những gì Tập đoàn T&T đã và đang làm với Bệnh viện Giao thông Vận tải, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công đánh giá, T&T là nhà đầu tư đặt lợi ích của nhà đầu tư ngang bằng với lợi ích cộng đồng, lợi ích an sinh xã hội.
Từ thời điểm đó, đơn vị này chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 5/1/2016 với tên giao dịch là Công ty Cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải.
Doanh thu tăng mạnh
Thực hiện chủ trương về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương hoàn thành công tác cổ phần hóa theo đúng phương án và lộ trình được Thủ tướng phê duyệt.
Sau đại hội đồng cổ đông, Công ty Cổ phần Bệnh viện Giao thông Vận tải đã sớm ổn định tổ chức, kiện toàn bộ máy thông qua việc bầu ra hội đồng quản trị, ban kiếm soát, bổ nhiệm Tổng giám đốc theo đúng Luật Doanh nghiệp.
Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn T&T - được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Ông Trần Trung - Giám đốc Bệnh viện - được bầu giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc, tiếp tục quản lý điều hành Bệnh viện. Ông Lê Tuyên Hồng Dương - Phó giám đốc Bệnh viện - được bầu giữ chức thành viên Hội đồng Quản trị, kiêm Phó giám đốc điều hành.
Khó khăn đầu tiên sau cổ phần hóa của Bệnh viện Giao thông Vận tải là việc Nhà nước dừng hỗ trợ ngân sách 25 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, là hàng loạt vấn đề mà bệnh viện phải đối mặt như chuyện xung đột lợi ích, tư tưởng của cán bộ nhân viên còn nhiều khúc mắc, do việc chuyển đổi sang cổ phần hóa, cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ chưa đạt yêu cầu, chức năng nhiệm vụ, quy chế, quy trình của các khoa/phòng còn chưa ban hành...
Tuy nhiên, sau 6 tháng chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, với sự tích cực từ Tập đoàn T&T, Bệnh viện Giao thông Vận tải đã có những thay đổi.
Hội đồng Quản trị đã tổ chức nhiều cuộc họp đối thoại với toàn thể cán bộ chủ chốt, thông qua đó đề cao vai trò tự chủ của người lao động cũng là cổ đông là người chủ của bệnh viện để giám sát toàn bộ hoạt động của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành và các cấp quản lý, với mục tiêu hoạt động minh bạch, phát triển bền vững.
Cùng với việc kiện toàn bộ máy, ổn định cơ cấu tổ chức theo hướng đổi mới thực sự trong quản trị, quản lý điều hành công ty, lề lối làm việc, tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch được nâng cao, Bệnh viện đã lập mới Khoa kiểm soát chất lượng, quản lý và nâng cao chất lượng bệnh viện.
Đồng thời, xúc tiến trao đổi hợp tác với các đối tác là các bệnh viện, các nhà tư vấn uy tín cao từ Singapore, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc... nhằm hoàn thiện về công tác quy hoạch chiến lược quản trị, quản lý, nâng cao chất lượng chuyên môn, dịch vụ khám chữa bệnh hướng tới các chuẩn mực y tế quốc tế.
Bệnh viện đã duy trì toàn bộ đội ngũ cán bộ, y bác sỹ, công nhân viên (trừ trường hợp tự nguyện xin chuyển công tác), đồng thời có kế hoạch đào tạo, sắp xếp công việc phù hợp.
Mặc dù tình hình tài chính của bệnh viện còn khó khăn do không còn nguồn hỗ trợ từ ngân sách, nhưng với phương châm nhất quán của nhà đầu tư chiến lược là để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh phải bắt đầu từ việc chăm sóc đội ngũ cán bộ y bác sĩ, Hội đồng Quản trị đã quyết định tăng thu nhập cho toàn thể cán bộ nhân viên lên 20%, từ tháng 4/2016.
Đồng thời duy trì chế độ thưởng, phúc lợi; tổ chức bữa ăn trưa tập trung, ăn ca để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ nhân viên.
Ý thức phục vụ bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ được nâng cao. Các chỉ tiêu về khám chữa bệnh đều tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2015: bệnh nhân bảo hiểm y tế (ngoại trú tăng 109,37%; nội trú tăng 114,38%); dịch vụ, khám sức khỏe (người lao động tăng 122,49%; người nước ngoài tăng 143,5%).
Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 đạt 61,35 tỷ đồng, tăng 109,67% so với 6 tháng đầu năm 2015.
Những thay đổi
“Ban đầu cán bộ nhân viên còn hoang mang chưa tin tưởng vào cổ phần hóa, nhưng với những kết quả bước đầu bệnh viện đã đạt được, cán bộ nhân viên an tâm hơn và có niềm tin vào sự phát triển của công ty cổ phần”, ông Dương Văn Tiến, Trưởng khoa Tai mũi họng nói.
“Bệnh nhân bảo hiểm phấn khởi khi bệnh viện có nhiều thay đổi, khu nhà mới đưa vào sử dụng sạch sẽ hơn, họ vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi, bệnh viện không thu chênh thêm khoản thu nào kể từ khi cổ phần hóa”, theo bà Nguyễn Thị Xuân Loan, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp.
Nói về việc cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông Vận tải, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường nhận xét, việc cổ phần hóa thành công Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương sẽ mở ra cơ hội cho việc xã hội hóa nhiều bệnh viện công lập nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế.
Đặc biệt, việc chấm dứt nguồn hỗ trợ từ ngân sách cho bệnh viện hàng năm sẽ giảm chi ngân sách, từng bước chuyển đổi cơ chế từ hỗ trợ tổ chức sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách.
“Nối tiếp thành công của việc cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục cổ phần hóa Bệnh viện Nam Thăng Long, đây là bệnh viện đa khoa cấp 2 có quy mô nhỏ hơn Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương”, ông Trường nói.
Chứng kiến những gì Tập đoàn T&T đã và đang làm với Bệnh viện Giao thông Vận tải, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công đánh giá, T&T là nhà đầu tư đặt lợi ích của nhà đầu tư ngang bằng với lợi ích cộng đồng, lợi ích an sinh xã hội.