Hậu tăng giá xăng dầu: Soạn lại kịch bản?
Lạm phát có thể lên cao hơn trong năm nay sau việc giá xăng bất ngờ tăng tới 4.500 đồng/lít đầu tuần này
Lạm phát có thể lên cao hơn trong năm nay sau việc giá xăng bất ngờ tăng tới 4.500 đồng/lít đầu tuần này.
Cần nhắc lại là vào đầu tháng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông qua cơ quan trực thuộc là Tổng cục Thống kê, đã đưa ra cam kết về mức lạm phát, theo đó có ba kịch bản lạm phát mà mức cao nhất sẽ chỉ là 1,5%/tháng.
Kịch bản lạc quan nhất, theo ông Nguyễn Bích Lâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, sẽ là 1% mỗi tháng từ nay đến cuối năm, với điều kiện là “các nguyên liệu đầu vào quan trọng như xăng dầu, vật tư thiết yếu… ổn định được giá”.
Nay, với việc tăng giá xăng dầu, cái điều kiện giản đơn nhưng lại rất quan trọng kia không còn nữa, việc giữ mức tăng giá 1%, thậm chí 1,5% mỗi tháng, thực sự trở nên rất khó khăn. Dù cho, chưa đầy hai tuần trước, một quan chức cấp bộ vẫn tự tin khẳng định rằng giá xăng dầu sẽ không tăng ít nhất là trong sáu tháng cuối năm.
Các doanh nghiệp, nền tảng cơ bản của nền kinh tế quốc dân, đang đứng trước một thử thách lớn. Cho dù, trong những ngày tháng qua, họ vẫn luôn tin rằng, những dự báo của các quan chức bộ ngành về vấn đề giá xăng dầu nghiễm nhiên được xem là những cam kết nghiêm túc nhất, và là cơ sở để đưa ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh.
Nhưng thực tiễn đã chứng minh, giá cả không phụ thuộc vào ước muốn chủ quan của một số người.
Giờ đây, công luận sẽ để ý xem Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải thích và dự báo ra sao về tình hình sắp tới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã là cơ quan phản đối kịch liệt nhất đối với đề án tăng giá xăng dầu, với lập luận rằng làm việc đó vào thời điểm này không khác gì đem những nỗ lực chống lạm phát đổ xuống sông xuống bể.
Điều dễ nhận thấy nhất là, ba kịch bản lạm phát mà các chuyên gia của Tổng cục Thống kê đã dụng công soạn thảo có thể sẽ không còn khớp với thực tế. Có lẽ họ cần chấp bút ngay bây giờ cho kịch bản thứ tư.
Nhưng, có hàng trăm ngàn bản kế hoạch khác của cộng đồng doanh nghiệp và của cả dân chúng cũng đang được soạn lại.
Cần nhắc lại là vào đầu tháng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông qua cơ quan trực thuộc là Tổng cục Thống kê, đã đưa ra cam kết về mức lạm phát, theo đó có ba kịch bản lạm phát mà mức cao nhất sẽ chỉ là 1,5%/tháng.
Kịch bản lạc quan nhất, theo ông Nguyễn Bích Lâm, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, sẽ là 1% mỗi tháng từ nay đến cuối năm, với điều kiện là “các nguyên liệu đầu vào quan trọng như xăng dầu, vật tư thiết yếu… ổn định được giá”.
Nay, với việc tăng giá xăng dầu, cái điều kiện giản đơn nhưng lại rất quan trọng kia không còn nữa, việc giữ mức tăng giá 1%, thậm chí 1,5% mỗi tháng, thực sự trở nên rất khó khăn. Dù cho, chưa đầy hai tuần trước, một quan chức cấp bộ vẫn tự tin khẳng định rằng giá xăng dầu sẽ không tăng ít nhất là trong sáu tháng cuối năm.
Các doanh nghiệp, nền tảng cơ bản của nền kinh tế quốc dân, đang đứng trước một thử thách lớn. Cho dù, trong những ngày tháng qua, họ vẫn luôn tin rằng, những dự báo của các quan chức bộ ngành về vấn đề giá xăng dầu nghiễm nhiên được xem là những cam kết nghiêm túc nhất, và là cơ sở để đưa ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh.
Nhưng thực tiễn đã chứng minh, giá cả không phụ thuộc vào ước muốn chủ quan của một số người.
Giờ đây, công luận sẽ để ý xem Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải thích và dự báo ra sao về tình hình sắp tới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã là cơ quan phản đối kịch liệt nhất đối với đề án tăng giá xăng dầu, với lập luận rằng làm việc đó vào thời điểm này không khác gì đem những nỗ lực chống lạm phát đổ xuống sông xuống bể.
Điều dễ nhận thấy nhất là, ba kịch bản lạm phát mà các chuyên gia của Tổng cục Thống kê đã dụng công soạn thảo có thể sẽ không còn khớp với thực tế. Có lẽ họ cần chấp bút ngay bây giờ cho kịch bản thứ tư.
Nhưng, có hàng trăm ngàn bản kế hoạch khác của cộng đồng doanh nghiệp và của cả dân chúng cũng đang được soạn lại.