Hôm nay, bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ bảy
15h30 chiều nay (19/6), Quốc hội khóa 12 sẽ họp phiên bế mạc kỳ họp thứ bảy sau một tháng làm việc
Sau một tháng làm việc, 15h30 chiều nay (19/6), Quốc hội khóa 12 sẽ họp phiên bế mạc kỳ họp thứ bảy.
Tại phiên họp này, Quốc hội sẽ thông qua các nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học.
Sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sẽ phát biểu bế mạc kỳ họp.
Trước đó, vào đầu giờ làm việc buổi chiều, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp. HCM cũng sẽ được xem xét thông qua ngay sau nội dung này.
Vào chiều ngày 18/6, dự thảo nghị quyết này đã được gửi đến đại biểu Quốc hội cùng với kết quả đa số ý kiến đại biểu tán thành ra nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM được thăm dò trước đó.
Theo dự thảo nghị quyết, Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư một trong hai đoạn tuyến Hà Nội - Vinh hoặc Tp.HCM - Nha Trang và thực hiện đầu tư vào thời điểm thích hợp trước năm 2020 bằng nhiều nguồn vốn, đa dạng phương thức đầu tư.
Từ kết quả khai thác đoạn tuyến này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc triển khai đầu tư xây dựng các bước tiếp theo.
Được khai mạc từ ngày 20/5, tại kỳ họp thứ bảy, bên cạnh công tác lập pháp với 10 dự án luật được thông qua, 6 dự án luật được cho ý kiến, Quốc hội đã dành thời gian cho nhiều vấn đề quan trọng khác.
Như, cho ý kiến về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM, đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, sửa đổi nghị quyết 66...
Quốc hội cũng đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc miễn nhiệm và bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bầu phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 18/6, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho biết, với sự tham gia của 400 phóng viên đến từ hơn 100 cơ quan báo chí trung ương và địa phương, đã có hàng nghìn tác phẩm báo chí phản ánh về kỳ họp Quốc hội thứ bảy.
Nhiều cơ quan báo chí, trong đó có VnEconomy đã mở chuyên trang, chuyên mục về kỳ họp này.
Theo nhận định của lãnh đạo văn phòng Quốc hội, báo chí đã đóng góp rất lớn vào thành công của kỳ họp Quốc hội thứ bảy, phản ánh được những trăn trở của đại biểu Quốc hội trước những vấn đề lớn của đất nước, đóng góp vào thành công cho kỳ họp nói riêng và cho nền quản trị quốc gia.
"Các ý kiến mang tính xây dựng trên báo chí đã tạo tiền đề cho việc đưa ra quyết sách trong Quốc hội", ông Dũng nói.
Tại phiên họp này, Quốc hội sẽ thông qua các nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học.
Sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sẽ phát biểu bế mạc kỳ họp.
Trước đó, vào đầu giờ làm việc buổi chiều, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp. HCM cũng sẽ được xem xét thông qua ngay sau nội dung này.
Vào chiều ngày 18/6, dự thảo nghị quyết này đã được gửi đến đại biểu Quốc hội cùng với kết quả đa số ý kiến đại biểu tán thành ra nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM được thăm dò trước đó.
Theo dự thảo nghị quyết, Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư một trong hai đoạn tuyến Hà Nội - Vinh hoặc Tp.HCM - Nha Trang và thực hiện đầu tư vào thời điểm thích hợp trước năm 2020 bằng nhiều nguồn vốn, đa dạng phương thức đầu tư.
Từ kết quả khai thác đoạn tuyến này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc triển khai đầu tư xây dựng các bước tiếp theo.
Được khai mạc từ ngày 20/5, tại kỳ họp thứ bảy, bên cạnh công tác lập pháp với 10 dự án luật được thông qua, 6 dự án luật được cho ý kiến, Quốc hội đã dành thời gian cho nhiều vấn đề quan trọng khác.
Như, cho ý kiến về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM, đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, sửa đổi nghị quyết 66...
Quốc hội cũng đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc miễn nhiệm và bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bầu phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 18/6, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho biết, với sự tham gia của 400 phóng viên đến từ hơn 100 cơ quan báo chí trung ương và địa phương, đã có hàng nghìn tác phẩm báo chí phản ánh về kỳ họp Quốc hội thứ bảy.
Nhiều cơ quan báo chí, trong đó có VnEconomy đã mở chuyên trang, chuyên mục về kỳ họp này.
Theo nhận định của lãnh đạo văn phòng Quốc hội, báo chí đã đóng góp rất lớn vào thành công của kỳ họp Quốc hội thứ bảy, phản ánh được những trăn trở của đại biểu Quốc hội trước những vấn đề lớn của đất nước, đóng góp vào thành công cho kỳ họp nói riêng và cho nền quản trị quốc gia.
"Các ý kiến mang tính xây dựng trên báo chí đã tạo tiền đề cho việc đưa ra quyết sách trong Quốc hội", ông Dũng nói.