Quốc hội sẽ ra nghị quyết về đường sắt cao tốc?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM
Ngày 18/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã
có báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết về dự án
đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM.
Chuyên đề: Dự án đường sắt cao tốc
Trước khi gửi dự thảo nghị quyết này đến các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự án đường sắt cao tốc.
Kết quả có 271/474 (chiếm 57,17%) đại biểu đồng ý Quốc hội nên ra nghị quyết về chủ trương xây dựng dự án này, 192 vị không đồng ý, 3 ý kiến khác. Với trường hợp Quốc hội ra nghị quyết thì có 148 vị đồng ý theo tờ trình của Chính phủ, còn 201 ý kiến chọn theo phương án khác của phiếu xin ý kiến và 13 vị đại biểu có ý kiến khác.
Từ kết quả này, một bản dự thảo nghị quyết của Quốc hội đã được gửi đi lấy ý kiến đại biểu. Theo dự thảo nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ rà soát quy hoạch hạ tầng giao thông tổng thể trong cả nước bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không phù hợp yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, trong đó có quy hoạch hệ thống giao thông Bắc - Nam.
Lập quy hoạch chi tiết, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn điều kiện đảm bảo tính khả thi của tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM, trên cơ sở đó nghiên cứu lập dự án đầu tư 1 trong 2 tuyến: Hà Nội - Vinh, Tp.HCM - Nha Trang.
Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư một đoạn tuyến được chọn và thực hiện đầu tư vào thời điểm thích hợp trước năm 2020 bằng nhiều nguồn vốn. Từ kết quả đầu tư tuyến được chọn sẽ có khai thác, đánh giá đầu tư, khai thác đoạn tuyến trên mới báo cáo Quốc hội xem xét triển khai xây dựng các bước tiếp theo.
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đến 15h30 ngày 17/6/2010, trong số 456 ý kiến được gửi lại bằng văn bản, 136 đại biểu Quốc hội không có ý kiến gì thêm. 144 ý kiến hoàn toàn đồng ý với dự thảo nghị quyết, 148 ý kiến đồng ý với dự thảo và có góp ý cụ thể hơn.
Trong số 28 ý kiến không tán thành, có 7 vị không tán thành ra nghị quyết tại kỳ họp này; 8 ý kiến không đồng ý với nội dung dự thảo nghị quyết; 3 vị đề nghị ra nghị quyết tại kỳ họp khác và 6 vị không đồng ý ra nghị quyết. 4 vị đại biểu không tán thành chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc.
Về việc lựa chọn đoạn tuyến trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư, báo cáo cho biết, đa số nhất trí như dự thảo nghị quyết nói trên.
Như vậy, Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư một đoạn tuyến được chọn và thực hiện đầu tư vào thời điểm thích hợp trước năm 2020 bằng nhiều nguồn vốn, đa dạng phương thức đầu tư
Theo chương trình của kỳ họp thứ bảy, tại phiên họp cuối cùng vào chiều 19/6, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM.
Chuyên đề: Dự án đường sắt cao tốc
Trước khi gửi dự thảo nghị quyết này đến các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự án đường sắt cao tốc.
Kết quả có 271/474 (chiếm 57,17%) đại biểu đồng ý Quốc hội nên ra nghị quyết về chủ trương xây dựng dự án này, 192 vị không đồng ý, 3 ý kiến khác. Với trường hợp Quốc hội ra nghị quyết thì có 148 vị đồng ý theo tờ trình của Chính phủ, còn 201 ý kiến chọn theo phương án khác của phiếu xin ý kiến và 13 vị đại biểu có ý kiến khác.
Từ kết quả này, một bản dự thảo nghị quyết của Quốc hội đã được gửi đi lấy ý kiến đại biểu. Theo dự thảo nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ rà soát quy hoạch hạ tầng giao thông tổng thể trong cả nước bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không phù hợp yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, trong đó có quy hoạch hệ thống giao thông Bắc - Nam.
Lập quy hoạch chi tiết, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn điều kiện đảm bảo tính khả thi của tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM, trên cơ sở đó nghiên cứu lập dự án đầu tư 1 trong 2 tuyến: Hà Nội - Vinh, Tp.HCM - Nha Trang.
Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư một đoạn tuyến được chọn và thực hiện đầu tư vào thời điểm thích hợp trước năm 2020 bằng nhiều nguồn vốn. Từ kết quả đầu tư tuyến được chọn sẽ có khai thác, đánh giá đầu tư, khai thác đoạn tuyến trên mới báo cáo Quốc hội xem xét triển khai xây dựng các bước tiếp theo.
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đến 15h30 ngày 17/6/2010, trong số 456 ý kiến được gửi lại bằng văn bản, 136 đại biểu Quốc hội không có ý kiến gì thêm. 144 ý kiến hoàn toàn đồng ý với dự thảo nghị quyết, 148 ý kiến đồng ý với dự thảo và có góp ý cụ thể hơn.
Trong số 28 ý kiến không tán thành, có 7 vị không tán thành ra nghị quyết tại kỳ họp này; 8 ý kiến không đồng ý với nội dung dự thảo nghị quyết; 3 vị đề nghị ra nghị quyết tại kỳ họp khác và 6 vị không đồng ý ra nghị quyết. 4 vị đại biểu không tán thành chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc.
Về việc lựa chọn đoạn tuyến trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư, báo cáo cho biết, đa số nhất trí như dự thảo nghị quyết nói trên.
Như vậy, Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư một đoạn tuyến được chọn và thực hiện đầu tư vào thời điểm thích hợp trước năm 2020 bằng nhiều nguồn vốn, đa dạng phương thức đầu tư
Theo chương trình của kỳ họp thứ bảy, tại phiên họp cuối cùng vào chiều 19/6, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM.