IMF có nữ Tổng giám đốc đầu tiên trong lịch sử
Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp, bà Christine Lagarde, đã trở thành người phụ nữ đầu tiên đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa chính thức công bố kết quả cuộc đua giành ghế Tổng giám đốc tổ chức tài chính đầy quyền lực này. Theo đó, người giành chiến thắng là Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp, bà Christine Lagarde.
Với thắng lợi này, nữ Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp đã vượt qua đối thủ là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico Agustin Carstens, người nhận được sự ủng hộ của các nước đang phát triển. Bà Lagarde là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu IMF kể từ khi cơ quan này ra đời năm 1944.
Trong cuộc đua vào vị trí lãnh đạo IMF, bà Largade đã có những chuyến công du đến một số quốc gia như Brasil, Trung Quốc và cam kết liên tục thích ứng với các đại diện của quỹ liên quan tới những chỉ tiêu cụ thể để thay đổi thực tại kinh tế.
Ngay sau khi được bầu, bà Lagarde nói rằng, bà cảm thấy "vinh dự và vui mừng" khi được bổ nhiệm làm nữ Tổng giám đốc đầu tiên của IMF. Bà khẳng định mục tiêu của mình là phục vụ tốt tất cả các thành viên của định chế cho vay toàn cầu này.
Bà Lagarde năm nay 55 tuổi, từng điều hành Công ty Luật Baker&McKenzie tại thành phố Chicago của Mỹ trước khi tham chính tại Pháp hồi năm 2005. Bà hiện có 2 người con trai với người chồng cũ, đều đặn đi bơi và lặn vài lần một tuần tại Địa Trung Hải với người chồng hiện tại, ông Xavier Giocanti.
Theo hãng tin Bloomgberg, bà Lagarde sẽ bắt đầu dời Paris để đến Washington, trụ sở của IMF để bắt đầu nhiệm kỳ, sau khi người tiền nhiệm là ông Dominique Strauss-Kahn đã buộc phải từ chức do dính líu đến vụ bê bối tình dục trước đó. Nhiệm kỳ 5 năm của bà Lagarde sẽ bắt đầu từ ngày 5/7 tới.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nhận định, với kinh nghiệm và tài năng kiệt xuất, bà Lagarde có thể lãnh đạo tốt IMF vào thời điểm quan trọng đối với cả nền kinh tế toàn cầu.
Giới phân tích cho rằng, thách thức trước mắt của bà Largade là cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và cân bằng nhu cầu giữa các nền kinh tế mới nổi với sự hồi phục của các quốc gia phát triển. Bà cũng có trách nhiệm khôi phục lại tinh thần cũng như hình ảnh của IMF sau vụ bê bối của người tiền nhiệm.
Ngay sau khi được bổ nhiệm, bà Lagarde đã hối thúc Hy Lạp thông qua các biện pháp thắt chặt chi tiêu mà IMF và Liên minh châu Âu (EU) cho là điều kiện tiên quyết để quyết định có hỗ trợ tài chính đối với nước này nữa hay không.
Theo Giám đốc điều hành quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới PIMCO, bà Lagarde cần chứng minh được nỗ lực cứu trợ các nền kinh tế châu Âu của IMF không nhằm mục đích chính trị. Ngoài ra, bà cũng cần công bằng trong việc bổ nhiệm các vị trí trong tổ chức, trong đó có vị trí Phó tổng giám đốc IMF.
Với thắng lợi này, nữ Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp đã vượt qua đối thủ là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico Agustin Carstens, người nhận được sự ủng hộ của các nước đang phát triển. Bà Lagarde là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu IMF kể từ khi cơ quan này ra đời năm 1944.
Trong cuộc đua vào vị trí lãnh đạo IMF, bà Largade đã có những chuyến công du đến một số quốc gia như Brasil, Trung Quốc và cam kết liên tục thích ứng với các đại diện của quỹ liên quan tới những chỉ tiêu cụ thể để thay đổi thực tại kinh tế.
Ngay sau khi được bầu, bà Lagarde nói rằng, bà cảm thấy "vinh dự và vui mừng" khi được bổ nhiệm làm nữ Tổng giám đốc đầu tiên của IMF. Bà khẳng định mục tiêu của mình là phục vụ tốt tất cả các thành viên của định chế cho vay toàn cầu này.
Bà Lagarde năm nay 55 tuổi, từng điều hành Công ty Luật Baker&McKenzie tại thành phố Chicago của Mỹ trước khi tham chính tại Pháp hồi năm 2005. Bà hiện có 2 người con trai với người chồng cũ, đều đặn đi bơi và lặn vài lần một tuần tại Địa Trung Hải với người chồng hiện tại, ông Xavier Giocanti.
Theo hãng tin Bloomgberg, bà Lagarde sẽ bắt đầu dời Paris để đến Washington, trụ sở của IMF để bắt đầu nhiệm kỳ, sau khi người tiền nhiệm là ông Dominique Strauss-Kahn đã buộc phải từ chức do dính líu đến vụ bê bối tình dục trước đó. Nhiệm kỳ 5 năm của bà Lagarde sẽ bắt đầu từ ngày 5/7 tới.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nhận định, với kinh nghiệm và tài năng kiệt xuất, bà Lagarde có thể lãnh đạo tốt IMF vào thời điểm quan trọng đối với cả nền kinh tế toàn cầu.
Giới phân tích cho rằng, thách thức trước mắt của bà Largade là cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và cân bằng nhu cầu giữa các nền kinh tế mới nổi với sự hồi phục của các quốc gia phát triển. Bà cũng có trách nhiệm khôi phục lại tinh thần cũng như hình ảnh của IMF sau vụ bê bối của người tiền nhiệm.
Ngay sau khi được bổ nhiệm, bà Lagarde đã hối thúc Hy Lạp thông qua các biện pháp thắt chặt chi tiêu mà IMF và Liên minh châu Âu (EU) cho là điều kiện tiên quyết để quyết định có hỗ trợ tài chính đối với nước này nữa hay không.
Theo Giám đốc điều hành quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới PIMCO, bà Lagarde cần chứng minh được nỗ lực cứu trợ các nền kinh tế châu Âu của IMF không nhằm mục đích chính trị. Ngoài ra, bà cũng cần công bằng trong việc bổ nhiệm các vị trí trong tổ chức, trong đó có vị trí Phó tổng giám đốc IMF.