Indonesia muốn tập trận định kỳ với Mỹ trên biển Đông
Quân đội nước này đã cáo buộc Trung Quốc đưa một số phần của quần đảo Natuna vào cái gọi là “đường 9 đoạn”
Indonesia muốn tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung định kỳ với Mỹ gần quần đảo Natuna trên biển Đông, sát khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền - hãng tin Reuters dẫn lời một phát ngôn viên Hải quân Indonesia cho biết hôm qua (13/4).
Indonesia không phải là một nước tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, nhưng quân đội nước này đã cáo buộc Trung Quốc đưa một số phần của quần đảo Natuna vào cái gọi là “đường 9 đoạn” - đường ranh giới mập mờ, không có bất kỳ căn cứ pháp lý và lịch sử nào mà Bắc Kinh đưa ra nhằm tuyên bố chủ quyền đối với 90% biển Đông.
Cuối tuần vừa rồi, Mỹ đã có một cuộc tập trận chung với Indonesia ở Batam, khu vực cách quân đảo Natuna khoảng 480 km. Hôm thứ Sáu tuần trước, Mỹ lên tiếng bày tỏ quan ngại về hoạt động xây dựng đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang thực hiện ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Đây là cuộc tập trận chung thứ hai của chúng tôi với Mỹ tại khu vực này, và chúng tôi dự định sẽ có một cuộc tập trận khác vào năm tới. Chúng tôi muốn đưa hoạt động này trở thành định kỳ”, phát ngôn viên Manahan Simorangkir của Hải quân Indonesia phát biểu.
Cuộc tập trận vừa diễn ra có sử dụng máy bay giám sát và máy bay tuần tra như máy bay P-3 Orion có khả năng phát hiện tàu bè trên mặt nước và tàu ngầm.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu tuyên bố sẽ tới thăm quần đảo Natuna vào tháng 5. Đây là quần đảo bao gồm 157 hòn đảo nằm rải rác, chủ yếu không có người ở, thuộc phía Tây Bắc đảo Borneo.
Ông Ryacudu nói, mục đích của chuyến thăm là hoàn thiện kế hoạch nâng cấp căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna.
“Có một sân bay ở Natuna nhưng không có nhiều lực lượng đóng ở đây ngoài một số lính thủy đánh bộ”, ông Ryaducu cho hay. “Chúng tôi sẽ bổ sung thêm quân tới đó, có thể là cả lực lượng hải, lục và không quân”.
Giới chức Indonesia cho hay, cuộc tập chung với Mỹ và kế hoạch củng cố căn cứ quân sự ở Natuna không phải là phản ứng trước bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào.
“Điều quan trọng là cần ghi nhớ rằng, Indonesia không tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào trên biển Đông”, ông Simorangkir nói. “Chúng tôi không muốn xảy ra sự cố trên biển Đông và cam kết đi theo con đường ngoại giao mà chúng tôi vẫn áp dụng từ trước tới nay”.
Tháng trước, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói tuyên bố chủ quyền chính của Trung Quốc đối với phần lớn khu vực tranh chấp trên biển Đông là không có căn cứ pháp lý theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, ông Widodo cũng nói Jakarta muốn giữ vai trò là một “nhà trung gian trung thực” trong tranh chấp trên biển Đông.
Indonesia không phải là một nước tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, nhưng quân đội nước này đã cáo buộc Trung Quốc đưa một số phần của quần đảo Natuna vào cái gọi là “đường 9 đoạn” - đường ranh giới mập mờ, không có bất kỳ căn cứ pháp lý và lịch sử nào mà Bắc Kinh đưa ra nhằm tuyên bố chủ quyền đối với 90% biển Đông.
Cuối tuần vừa rồi, Mỹ đã có một cuộc tập trận chung với Indonesia ở Batam, khu vực cách quân đảo Natuna khoảng 480 km. Hôm thứ Sáu tuần trước, Mỹ lên tiếng bày tỏ quan ngại về hoạt động xây dựng đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang thực hiện ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Đây là cuộc tập trận chung thứ hai của chúng tôi với Mỹ tại khu vực này, và chúng tôi dự định sẽ có một cuộc tập trận khác vào năm tới. Chúng tôi muốn đưa hoạt động này trở thành định kỳ”, phát ngôn viên Manahan Simorangkir của Hải quân Indonesia phát biểu.
Cuộc tập trận vừa diễn ra có sử dụng máy bay giám sát và máy bay tuần tra như máy bay P-3 Orion có khả năng phát hiện tàu bè trên mặt nước và tàu ngầm.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu tuyên bố sẽ tới thăm quần đảo Natuna vào tháng 5. Đây là quần đảo bao gồm 157 hòn đảo nằm rải rác, chủ yếu không có người ở, thuộc phía Tây Bắc đảo Borneo.
Ông Ryacudu nói, mục đích của chuyến thăm là hoàn thiện kế hoạch nâng cấp căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna.
“Có một sân bay ở Natuna nhưng không có nhiều lực lượng đóng ở đây ngoài một số lính thủy đánh bộ”, ông Ryaducu cho hay. “Chúng tôi sẽ bổ sung thêm quân tới đó, có thể là cả lực lượng hải, lục và không quân”.
Giới chức Indonesia cho hay, cuộc tập chung với Mỹ và kế hoạch củng cố căn cứ quân sự ở Natuna không phải là phản ứng trước bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào.
“Điều quan trọng là cần ghi nhớ rằng, Indonesia không tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào trên biển Đông”, ông Simorangkir nói. “Chúng tôi không muốn xảy ra sự cố trên biển Đông và cam kết đi theo con đường ngoại giao mà chúng tôi vẫn áp dụng từ trước tới nay”.
Tháng trước, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói tuyên bố chủ quyền chính của Trung Quốc đối với phần lớn khu vực tranh chấp trên biển Đông là không có căn cứ pháp lý theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, ông Widodo cũng nói Jakarta muốn giữ vai trò là một “nhà trung gian trung thực” trong tranh chấp trên biển Đông.