Indonesia ra sức hút vốn Trung Quốc
5 cuộc gặp giữa Tổng thống Indonesia với Chủ tịch Trung Quốc trong hai năm qua đã bắt đầu mang lại kết quả
Vốn đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia đã tăng gấp hơn hai lần kể từ năm 2015 - một bằng chứng cho thấy 5 cuộc gặp giữa Tổng thống Indonesia Joko Widodo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai năm qua đã bắt đầu mang lại kết quả.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu từ Ủy ban Điều phối đầu tư Indonesia cho biết giải ngân vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào nước này trong 9 tháng đầu năm nay đạt 1,6 tỷ USD, so với mức 600 triệu USD trong cả năm 2015. Lượng vốn FDI mà các nhà đầu tư Trung Quốc cam kết rót vào Indonesia trong 9 tháng đạt 6,1 tỷ USD.
Năm nay, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nhà đầu tư FDI lớn thứ ba ở Indonesia, sau Singapore và Nhật Bản. Việc Trung Quốc tăng đầu tư vào Indonesia diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới dịch chuyển công suất dư thừa của ngành sản xuất ra nước ngoài.
Điều này cũng phản ánh mối quan hệ thắt chặt hơn giữa Trung Quốc và Indonesia, sau khi Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia cách đây 5 năm. Ngoài ra, lượng vốn lớn hơn từ Trung Quốc còn là một thắng lợi đối với Tổng thống Widodo, người đang thúc đẩy một chương trình tham vọng về xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường bộ, đường sắt và cảng biển.
“Tiềm năng đầu tư từ Trung Quốc là rất lớn trong những năm tới và nước này sẽ tiếp tục nằm trong top 5” những nước đầu tư nhiều nhất vào Indonesia - ông Azhar Lubis, Phó chủ tịch Ủy ban Điều phối đầu tư Indonesia, phát biểu. “Thách thức lớn nhất là làm thế nào để những kế hoạch đó được sớm thực thi”.
Tỷ trọng của Mỹ trong lượng vốn FDI chảy vào Philippines đã giảm xuống mức 2% từ mức 8,3% vào năm 2013, bất chấp chiến lược xoay trục về phía châu Á-Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama.
Ngược lại, Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào Đông Nam Á thông qua chiến lược “một vành đai, một con đường”. Trong cuộc gặp giữa ông Tập và ông Widodo ở Bắc Kinh vào tháng 3 năm ngoái, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về chiến lược này.
Không chỉ Indonesia, Philippines cũng đang nỗ lực thu hút thêm vốn đầu tư từ Trung Quốc. Trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng trước, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tuyên bố “tạm biệt” đồng minh lâu năm là Mỹ, liên kết với Trung Quốc, và “thu hoạch” 24 tỷ USD vốn vay ưu đãi và vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.
Ông Lubis cho biết vốn đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực luyện kim gồm nickel và bauxite, xi măng, ôtô, và thép. Trong 9 tháng, vốn FDI của Trung Quốc được rót vào 1.205 dự án ở Indonesia.
Singapore tiếp tục là nhà đầu tư FDI lớn nhất ở Indonesia, với 7,1 tỷ USD vốn giải ngân trong 9 tháng, so với mức 5,9 tỷ USD trong năm ngoái. Vốn FDI từ Mỹ vào Indonesia giảm còn 400 triệu USD, từ mức 2,4 tỷ USD năm 2013.
Tổng thống Widodo đặt mục tiêu đưa tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia lên mức 7% vào năm 2019. Lời hứa này được ông đưa ra khi nhậm chức vào năm 2014. Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati nói kinh tế nước này sẽ tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
“Chúng tôi cần đầu tư, mà Trung Quốc có công suất dư thừa”, ông David Sumual, chuyên gia kinh tế trưởng PT Bank Central Asia ở Jakarta, phát biểu. “Indonesia và Trung Quốc cần nhau”.
Mối quan hệ kinh tế gia tăng giữa Indonesia và Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước về tranh chấp ngư trường trên biển Đông. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti nói căng thẳng với Trung Quốc trên biển Đông hiện nay là có thể kiểm soát.
Hãng tin Reuters dẫn số liệu từ Ủy ban Điều phối đầu tư Indonesia cho biết giải ngân vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào nước này trong 9 tháng đầu năm nay đạt 1,6 tỷ USD, so với mức 600 triệu USD trong cả năm 2015. Lượng vốn FDI mà các nhà đầu tư Trung Quốc cam kết rót vào Indonesia trong 9 tháng đạt 6,1 tỷ USD.
Năm nay, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nhà đầu tư FDI lớn thứ ba ở Indonesia, sau Singapore và Nhật Bản. Việc Trung Quốc tăng đầu tư vào Indonesia diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới dịch chuyển công suất dư thừa của ngành sản xuất ra nước ngoài.
Điều này cũng phản ánh mối quan hệ thắt chặt hơn giữa Trung Quốc và Indonesia, sau khi Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia cách đây 5 năm. Ngoài ra, lượng vốn lớn hơn từ Trung Quốc còn là một thắng lợi đối với Tổng thống Widodo, người đang thúc đẩy một chương trình tham vọng về xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường bộ, đường sắt và cảng biển.
“Tiềm năng đầu tư từ Trung Quốc là rất lớn trong những năm tới và nước này sẽ tiếp tục nằm trong top 5” những nước đầu tư nhiều nhất vào Indonesia - ông Azhar Lubis, Phó chủ tịch Ủy ban Điều phối đầu tư Indonesia, phát biểu. “Thách thức lớn nhất là làm thế nào để những kế hoạch đó được sớm thực thi”.
Tỷ trọng của Mỹ trong lượng vốn FDI chảy vào Philippines đã giảm xuống mức 2% từ mức 8,3% vào năm 2013, bất chấp chiến lược xoay trục về phía châu Á-Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama.
Ngược lại, Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào Đông Nam Á thông qua chiến lược “một vành đai, một con đường”. Trong cuộc gặp giữa ông Tập và ông Widodo ở Bắc Kinh vào tháng 3 năm ngoái, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về chiến lược này.
Không chỉ Indonesia, Philippines cũng đang nỗ lực thu hút thêm vốn đầu tư từ Trung Quốc. Trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng trước, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tuyên bố “tạm biệt” đồng minh lâu năm là Mỹ, liên kết với Trung Quốc, và “thu hoạch” 24 tỷ USD vốn vay ưu đãi và vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.
Ông Lubis cho biết vốn đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực luyện kim gồm nickel và bauxite, xi măng, ôtô, và thép. Trong 9 tháng, vốn FDI của Trung Quốc được rót vào 1.205 dự án ở Indonesia.
Singapore tiếp tục là nhà đầu tư FDI lớn nhất ở Indonesia, với 7,1 tỷ USD vốn giải ngân trong 9 tháng, so với mức 5,9 tỷ USD trong năm ngoái. Vốn FDI từ Mỹ vào Indonesia giảm còn 400 triệu USD, từ mức 2,4 tỷ USD năm 2013.
Tổng thống Widodo đặt mục tiêu đưa tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia lên mức 7% vào năm 2019. Lời hứa này được ông đưa ra khi nhậm chức vào năm 2014. Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati nói kinh tế nước này sẽ tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay.
“Chúng tôi cần đầu tư, mà Trung Quốc có công suất dư thừa”, ông David Sumual, chuyên gia kinh tế trưởng PT Bank Central Asia ở Jakarta, phát biểu. “Indonesia và Trung Quốc cần nhau”.
Mối quan hệ kinh tế gia tăng giữa Indonesia và Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước về tranh chấp ngư trường trên biển Đông. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti nói căng thẳng với Trung Quốc trên biển Đông hiện nay là có thể kiểm soát.