Israel, Hamas ngừng bắn tạm thời tại dải Gaza
Thoả thuận ngừng bắn tạm thời đạt được chỉ một ngày sau khi Israel bắn phá một trường học
Dưới sức ép từ Liên hiệp quốc và Mỹ, các bên liên quan trong cuộc xung đột tại dải Gaza đã chấp nhận ngừng bắn trong vòng 72 giờ phục vụ mục đích nhân đạo, đồng thời mở đường để tiếp tục đàm phán.
Theo ông Stéphane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, đại diện của cơ quan này tại Gaza đã nhận được xác nhận của các bên liên quan sẽ ngừng bắn vô điều kiện từ sáng ngày 1/8, song vẫn giữ lực lượng ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Liên hiệp quốc sẽ sử dụng thời gian ngừng bắn ba ngày này để thực hiện cứu trợ nhân đạo, bao gồm chữa trị cho người bị thương, chôn cất các nạn nhân đã thiệt mạng, bổ sung nguồn lương thực cho người tị nạn, đồng thời sửa chữa hệ thống điện và nước của Palestine đã bị quân đội Israel phá huỷ.
“Đại diện của Israel và Palestine sẽ lập tức lên đường tới Cairo để đàm phán với sự trung gian của Chính phủ Ai Cập, nhằm tiến tới một thoả thuận ngừng bắn dài hạn”, ông Dujarric nói với báo giới tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York.
Thoả thuận ngừng bắn tạm thời đạt được chỉ một ngày sau khi Israel bắn phá một trường học được Liên hiệp quốc sử dụng làm nơi trú ẩn cho người tị nạn Palestine và một khu chợ đông người, làm ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương, và dẫn đến những chỉ trích gay gắt từ Liên hiệp quốc và Mỹ, đồng minh của Israel. Liên hiệp quốc cho biết Israel có dấu hiệu vi phạm tội ác chiến tranh khi tấn công trường học và các điểm tập trung người tị nạn.
Trong vòng gần bốn tuần từ khi bạo lực bùng phát tại Dải Gaza sau khi ba thiếu niên Israel bị bắt cóc và sát hại, khoảng 1.400 người Palestine đã thiệt mạng và 6.000 người khác bị thương, trong đó chủ yếu là dân thường. Phía Israel thông báo có trên 2.000 lượt rốc-két bắn vào nước này từ Gaza.
Dù thoả thuận ngừng bắn là điều được mong đợi, giới ngoại giao tại Liên hiệp quốc cho biết đàm phán tiến tới ngừng bắn dài hạn sẽ rất phức tạp, bởi cả Israel và Hamas đều tỏ ra cứng rắn.
Hamas và các lực lượng lãnh đạo khác của Palestine yêu cầu Israel dỡ bỏ các lệnh hạn chế xuất nhập khẩu và mở cửa biên giới tại Gaza. Hamas cũng không công nhận sự tồn tại của nhà nước Israel. Phía Israel yêu cầu Hamas ngừng bắn rốc-két vào nước này, đồng thời đòi hỏi phi quân sự hoá Gaza và đang tiến hành phá huỷ các đường hầm Hamas xây dựng nhằm tấn công nước này.
Hamas hiện nắm quyền kiểm soát dải Gaza và từng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử của Palestine năm 2006. Mỹ, EU và Israel coi lực lượng này là một tổ chức khủng bố.
Theo ông Stéphane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, đại diện của cơ quan này tại Gaza đã nhận được xác nhận của các bên liên quan sẽ ngừng bắn vô điều kiện từ sáng ngày 1/8, song vẫn giữ lực lượng ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Liên hiệp quốc sẽ sử dụng thời gian ngừng bắn ba ngày này để thực hiện cứu trợ nhân đạo, bao gồm chữa trị cho người bị thương, chôn cất các nạn nhân đã thiệt mạng, bổ sung nguồn lương thực cho người tị nạn, đồng thời sửa chữa hệ thống điện và nước của Palestine đã bị quân đội Israel phá huỷ.
“Đại diện của Israel và Palestine sẽ lập tức lên đường tới Cairo để đàm phán với sự trung gian của Chính phủ Ai Cập, nhằm tiến tới một thoả thuận ngừng bắn dài hạn”, ông Dujarric nói với báo giới tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York.
Thoả thuận ngừng bắn tạm thời đạt được chỉ một ngày sau khi Israel bắn phá một trường học được Liên hiệp quốc sử dụng làm nơi trú ẩn cho người tị nạn Palestine và một khu chợ đông người, làm ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương, và dẫn đến những chỉ trích gay gắt từ Liên hiệp quốc và Mỹ, đồng minh của Israel. Liên hiệp quốc cho biết Israel có dấu hiệu vi phạm tội ác chiến tranh khi tấn công trường học và các điểm tập trung người tị nạn.
Trong vòng gần bốn tuần từ khi bạo lực bùng phát tại Dải Gaza sau khi ba thiếu niên Israel bị bắt cóc và sát hại, khoảng 1.400 người Palestine đã thiệt mạng và 6.000 người khác bị thương, trong đó chủ yếu là dân thường. Phía Israel thông báo có trên 2.000 lượt rốc-két bắn vào nước này từ Gaza.
Dù thoả thuận ngừng bắn là điều được mong đợi, giới ngoại giao tại Liên hiệp quốc cho biết đàm phán tiến tới ngừng bắn dài hạn sẽ rất phức tạp, bởi cả Israel và Hamas đều tỏ ra cứng rắn.
Hamas và các lực lượng lãnh đạo khác của Palestine yêu cầu Israel dỡ bỏ các lệnh hạn chế xuất nhập khẩu và mở cửa biên giới tại Gaza. Hamas cũng không công nhận sự tồn tại của nhà nước Israel. Phía Israel yêu cầu Hamas ngừng bắn rốc-két vào nước này, đồng thời đòi hỏi phi quân sự hoá Gaza và đang tiến hành phá huỷ các đường hầm Hamas xây dựng nhằm tấn công nước này.
Hamas hiện nắm quyền kiểm soát dải Gaza và từng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử của Palestine năm 2006. Mỹ, EU và Israel coi lực lượng này là một tổ chức khủng bố.