Khẩn cấp giúp Myanmar sau “thảm họa Nargis”
Đã có hơn 15 nghìn người chết, hàng trăm nghìn người mất nhà cửa và đang đói khát, do cơn bão Nargris đổ bộ vào Myanmar hôm 3/5
Đã có hơn 15 nghìn người chết, hàng trăm nghìn người mất nhà cửa và đang đói khát, do cơn bão Nargris đổ bộ vào Myanmar hôm 3/5.
Các cơ quan cứu trợ quốc tế đang nỗ lực triển khai kế hoạch viện trợ khẩn cấp, giúp Myanmar khắc phục thảm hoạ do bão gây ra.
Số người chết có thể còn tăng
Theo đài truyền hình của Myanmar, tính đến sáng 6/5, cơn bão nhiệt đới Nargis, với sức gió hơn 190 km/giờ, đổ bộ vào thành phố Yangon và tỉnh Ayeyawaddy của nước này đã làm hơn 15.000 người thiệt mạng; khoảng 30 nghìn người mất tích.
Con số thương vong nói trên là thống kê chưa đầy đủ, bởi còn nhiều khu vực lực lượng cứu hộ chưa liên lạc, tiếp cận được, do mất điện, giao thông bị tàn phá. Trong những ngày tới, số thống kê người chết sẽ còn tăng.
Chỉ tính riêng thị trấn Bogalay của tỉnh Ayeyawaddy, số người thiệt mạng được dự báo sẽ là hơn 10.000 người. Còn ở thị trấn Laputta cũng thuộc tỉnh này, đã có ít nhất 1.000 người chết. Các đài phát thanh và truyền hình của Myanmar cho biết, cơn bão đã thổi bay nóc nhà các bệnh viện và trường học, gây mất điện tại thành phố lớn nhất ở Myanmar là Rangoon. Có 5 vùng ở Myanmar được tuyên bố là khu vực thảm hoạ.
Các cơ quan cứu trợ cho rằng sẽ mất nhiều ngày để có thể xác định được tổng thiệt hại mà cơn bão đã gây ra tại Myanmar. Hiện nay, hàng trăm nghìn người dân nước này đang thiếu nghiêm trọng lương thực và nước uống. Chính phủ Myanmar đã kêu gọi quốc tế hỗ trợ trong bối cảnh khủng hoảng nhân đạo leo thang.
Theo đánh giá sơ bộ của Hiệp hội Chữ thập đỏ quốc tế, cơn bão đã tràn qua một khu vực lớn ở Myanmar, phá hủy nhiều ngôi làng ven biển phía Tây Nam thành phố Yangon, khiến hàng trăm nghìn người bị mất nhà cửa. Nhiều vùng trồng lúa quan trọng bị tàn phá, song chưa thống kê được hết thiệt hại. Quan chức phụ trách vấn đề đối phó với thiên tai của Liên hiệp quốc, Richard Horsey khẳng định: “Rõ ràng là chúng tôi đang phải đối phó với một tình huống vô cùng nghiêm trọng”.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cho biết, ông rất đau buồn trước cảnh nhiều người chết, trước những tàn phá mà người dân Myanmar phải chịu đựng. Ông cam kết sẽ huy động viện trợ và trợ giúp quốc tế mà Myanmar cần.
Nhằm cứu giúp các nạn nhân và giúp Myanmar đối phó thảm hoạ do bão Nargis gây ra, ngày 5/5, các cơ quan cứu trợ của Liên hiệp quốc cùng nhiều tổ chức nhân đạo quốc tế đã nhóm họp tại Bangkok (Thái Lan) để thảo luận về phương án điều phối hoạt động cứu trợ tại các khu vực bị thiệt hại nặng; viện trợ lương thực và nước uống khẩn cấp cho người dân Myanmar.
Công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn
Nữ phát ngôn viên của Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hiệp quốc, Elisabeth Byrs, cho biết, Myanmar sẵn sàng tiếp nhận viện trợ quốc tế, song vẫn còn phải xác định, thống nhất phương thức viện trợ. Liên đoàn quốc tế Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ tuyên bố sẽ viện trợ 190.000 USD để Myanmar giải quyết hậu quả cơn bão.
Theo báo Liên hợp buổi sáng Singapore, 500 tấn lương thực và các nhu yếu phẩm khác như chăn màn, thuốc men, quần áo...đã được các cơ quan cứu trợ tập kết ở khu vực biên giới, sẵn sàng đưa vào giúp nhân dân Myanmar, bằng đường hàng không.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ tài trợ ban đầu 250 nghìn USD hỗ trợ chính phủ Myanmar, thông qua Đại sứ quán Mỹ tại nước này. Ngày 5/5, Na Uy cũng đã tuyên bố viện trợ khẩn cấp 1,96 triệu USD giúp Myanmar, thông qua Liên hiệp quốc hoặc Hội chữ thập đỏ quốc tế.
Trong khi đó, Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Surin Pitsuwan cũng đã kêu gọi các nước trong hiệp hội viện trợ khẩn cấp giúp Myanmar. Ngày 6/5, quân đội nước láng giềng Thái Lan đã vận chuyển hàng cứu trợ bao gồm lương thực và thuốc men... bằng đường hàng không đến Yangon giúp các nạn nhân bão ở Myanmar. Các nhân viên Chữ thập đỏ tại Myanmar chịu trách nhiệm tiếp nhận và phân phát số hàng cứu trợ này. Trước đó, chính quyền Myanmar đã đề nghị Thái Lan viện trợ lương thực, thuốc men và thiết bị xây dựng.
Cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, Chính phủ và nhân dân Myanmar cũng đang nỗ lực khắc phục hậu quả bão Nargris. Hàng nghìn người đã tham gia dọn dẹp nhà cửa, các đường phố. Công tác cứu hộ các nạn nhân cũng gặp nhiều trở ngại.
Các hãng hàng không thông báo, sân bay quốc tế Yangon đã mở cửa trở lại, nhưng giao thông công cộng dường như vẫn bất động. Nhiều cơ quan, công sở chưa thể làm việc khi điện và mạng điện thoại, Internet chưa được khôi phục. Những lo ngại về an ninh gia tăng khi đường phố không có điện. Các cửa hàng mới chỉ nhúc nhích hoạt động. Vì thế, đời sống người dân khu vực thiên tai còn vô cùng khó khăn.
Bão Nargris gây thảm họa đúng thời điểm chính phủ Myanmar đang chuẩn bị thực hiện cuộc trưng cầu dân ý về bản dự thảo hiến pháp, theo kế hoạch, sẽ diễn ra vào ngày 10/5 tới. Chính phủ Myanmar hôm qua đã tuyên bố hoãn, cuộc trưng cầu ý dân này tại 40 thành phố, thị trấn bị bão tàn phá nặng.
Các cơ quan cứu trợ quốc tế đang nỗ lực triển khai kế hoạch viện trợ khẩn cấp, giúp Myanmar khắc phục thảm hoạ do bão gây ra.
Số người chết có thể còn tăng
Theo đài truyền hình của Myanmar, tính đến sáng 6/5, cơn bão nhiệt đới Nargis, với sức gió hơn 190 km/giờ, đổ bộ vào thành phố Yangon và tỉnh Ayeyawaddy của nước này đã làm hơn 15.000 người thiệt mạng; khoảng 30 nghìn người mất tích.
Con số thương vong nói trên là thống kê chưa đầy đủ, bởi còn nhiều khu vực lực lượng cứu hộ chưa liên lạc, tiếp cận được, do mất điện, giao thông bị tàn phá. Trong những ngày tới, số thống kê người chết sẽ còn tăng.
Chỉ tính riêng thị trấn Bogalay của tỉnh Ayeyawaddy, số người thiệt mạng được dự báo sẽ là hơn 10.000 người. Còn ở thị trấn Laputta cũng thuộc tỉnh này, đã có ít nhất 1.000 người chết. Các đài phát thanh và truyền hình của Myanmar cho biết, cơn bão đã thổi bay nóc nhà các bệnh viện và trường học, gây mất điện tại thành phố lớn nhất ở Myanmar là Rangoon. Có 5 vùng ở Myanmar được tuyên bố là khu vực thảm hoạ.
Các cơ quan cứu trợ cho rằng sẽ mất nhiều ngày để có thể xác định được tổng thiệt hại mà cơn bão đã gây ra tại Myanmar. Hiện nay, hàng trăm nghìn người dân nước này đang thiếu nghiêm trọng lương thực và nước uống. Chính phủ Myanmar đã kêu gọi quốc tế hỗ trợ trong bối cảnh khủng hoảng nhân đạo leo thang.
Theo đánh giá sơ bộ của Hiệp hội Chữ thập đỏ quốc tế, cơn bão đã tràn qua một khu vực lớn ở Myanmar, phá hủy nhiều ngôi làng ven biển phía Tây Nam thành phố Yangon, khiến hàng trăm nghìn người bị mất nhà cửa. Nhiều vùng trồng lúa quan trọng bị tàn phá, song chưa thống kê được hết thiệt hại. Quan chức phụ trách vấn đề đối phó với thiên tai của Liên hiệp quốc, Richard Horsey khẳng định: “Rõ ràng là chúng tôi đang phải đối phó với một tình huống vô cùng nghiêm trọng”.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cho biết, ông rất đau buồn trước cảnh nhiều người chết, trước những tàn phá mà người dân Myanmar phải chịu đựng. Ông cam kết sẽ huy động viện trợ và trợ giúp quốc tế mà Myanmar cần.
Nhằm cứu giúp các nạn nhân và giúp Myanmar đối phó thảm hoạ do bão Nargis gây ra, ngày 5/5, các cơ quan cứu trợ của Liên hiệp quốc cùng nhiều tổ chức nhân đạo quốc tế đã nhóm họp tại Bangkok (Thái Lan) để thảo luận về phương án điều phối hoạt động cứu trợ tại các khu vực bị thiệt hại nặng; viện trợ lương thực và nước uống khẩn cấp cho người dân Myanmar.
Công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn
Nữ phát ngôn viên của Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hiệp quốc, Elisabeth Byrs, cho biết, Myanmar sẵn sàng tiếp nhận viện trợ quốc tế, song vẫn còn phải xác định, thống nhất phương thức viện trợ. Liên đoàn quốc tế Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ tuyên bố sẽ viện trợ 190.000 USD để Myanmar giải quyết hậu quả cơn bão.
Theo báo Liên hợp buổi sáng Singapore, 500 tấn lương thực và các nhu yếu phẩm khác như chăn màn, thuốc men, quần áo...đã được các cơ quan cứu trợ tập kết ở khu vực biên giới, sẵn sàng đưa vào giúp nhân dân Myanmar, bằng đường hàng không.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ tài trợ ban đầu 250 nghìn USD hỗ trợ chính phủ Myanmar, thông qua Đại sứ quán Mỹ tại nước này. Ngày 5/5, Na Uy cũng đã tuyên bố viện trợ khẩn cấp 1,96 triệu USD giúp Myanmar, thông qua Liên hiệp quốc hoặc Hội chữ thập đỏ quốc tế.
Trong khi đó, Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Surin Pitsuwan cũng đã kêu gọi các nước trong hiệp hội viện trợ khẩn cấp giúp Myanmar. Ngày 6/5, quân đội nước láng giềng Thái Lan đã vận chuyển hàng cứu trợ bao gồm lương thực và thuốc men... bằng đường hàng không đến Yangon giúp các nạn nhân bão ở Myanmar. Các nhân viên Chữ thập đỏ tại Myanmar chịu trách nhiệm tiếp nhận và phân phát số hàng cứu trợ này. Trước đó, chính quyền Myanmar đã đề nghị Thái Lan viện trợ lương thực, thuốc men và thiết bị xây dựng.
Cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, Chính phủ và nhân dân Myanmar cũng đang nỗ lực khắc phục hậu quả bão Nargris. Hàng nghìn người đã tham gia dọn dẹp nhà cửa, các đường phố. Công tác cứu hộ các nạn nhân cũng gặp nhiều trở ngại.
Các hãng hàng không thông báo, sân bay quốc tế Yangon đã mở cửa trở lại, nhưng giao thông công cộng dường như vẫn bất động. Nhiều cơ quan, công sở chưa thể làm việc khi điện và mạng điện thoại, Internet chưa được khôi phục. Những lo ngại về an ninh gia tăng khi đường phố không có điện. Các cửa hàng mới chỉ nhúc nhích hoạt động. Vì thế, đời sống người dân khu vực thiên tai còn vô cùng khó khăn.
Bão Nargris gây thảm họa đúng thời điểm chính phủ Myanmar đang chuẩn bị thực hiện cuộc trưng cầu dân ý về bản dự thảo hiến pháp, theo kế hoạch, sẽ diễn ra vào ngày 10/5 tới. Chính phủ Myanmar hôm qua đã tuyên bố hoãn, cuộc trưng cầu ý dân này tại 40 thành phố, thị trấn bị bão tàn phá nặng.