Khi thị trường bất động sản làm khó… chính quyền
Nhiều kế hoạch đầu tư của các địa phương không thực hiện được vì đấu giá đất không đạt kế hoạch
Chính quyền nhiều địa phương đang chịu tác động trực tiếp từ sự sụt giảm của thị trường bất động sản, khi hoạt động đấu giá đất không đạt được như kỳ vọng, khiến cho nhiều kế hoạch hoạt động không thể thực hiện được.
Năm 2012, huyện Đan Phượng (Hà Nội) được thành phố cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 120 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đầu tư, Hội đồng nhân dân huyện này đã có nghị quyết cho phép UBND huyện được huy động thêm 130 tỷ đồng từ nguồn đấu giá đất để chi đầu tư.
Nhưng khi thị trường sụt giảm, các cuộc đấu giá đất của huyện này không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Cụ thể, sau bốn tháng đầu năm, huyện chỉ mới thu được… 1,5 tỷ đồng từ nguồn này. Nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận bỏ cọc khi thị trường xuống giá nhanh.
Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tứ, nói đây là một trường hợp khá điển hình nhưng cũng không phải là hiếm. Khó khăn trong công tác đấu giá đất đang là nguyên nhân của việc sụt giảm nguồn thu của Hà Nội nói chung và các quận huyện nói riêng.
Đáng nói là, một báo cáo mới đây của UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết trong năm 2011, nhiều quận, huyện đã tổ chức đấu giá thành công nhưng không thu được tiền và hiện nay, số tiền trúng đấu giá đất bị nợ quá hạn đã vượt quá con số 700 tỷ đồng.
Hồi đầu năm nay, Cục Thuế Hà Nội cho biết sẽ thành lập 3 đoàn kiểm tra các dự án địa ốc nhằm làm rõ lý do nợ của từng doanh nghiệp để tìm hướng xử lý. Cơ quan này cũng cho biết đối với các đơn vị có nợ quá hạn, nhất là tại huyện Đông Anh và Gia Lâm, có thể sẽ tiến hành rà soát để hủy kết quả trúng đấu giá và tổ chức đấu giá lại.
Giữa tháng 3 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2012, theo đó Hà Nội sẽ có 94 danh mục dự án đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích đất nghiên cứu lập dự án là 362.609 ha, dự kiến thu 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường hiện nay đang đặt ra nhiều thử thách cho kế hoạch này.
Tại Tp.HCM, tình hình cũng không mấy khả quan. Theo một đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, khó khăn tương tự từ thị trường cũng đang làm khó các kế hoạch của chính quyền.
Theo đại diện này, nhiều diện tích đẹp đã được bán hết trong vài năm qua khi thị trường bất động sản đi lên. Nay thì chỉ còn những mặt bằng kém hơn và cá biệt có những trường hợp nhà đầu tư chủ động đề nghị chính quyền giảm giá khởi điểm thì mới tham gia đấu giá.
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng các địa phương lên kế hoạch đầu tư dựa trên nguồn thu từ đấu giá đất trong từng năm là không phù hợp, gây áp lực lên các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về đấu giá. Nên chăng, các kế hoạch đầu tư cần được xây dựng dựa trên kết quả thực tế của hoạt động đấu giá trong năm trước đó để chủ động hơn trong công tác điều hành.
Năm 2012, huyện Đan Phượng (Hà Nội) được thành phố cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 120 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đầu tư, Hội đồng nhân dân huyện này đã có nghị quyết cho phép UBND huyện được huy động thêm 130 tỷ đồng từ nguồn đấu giá đất để chi đầu tư.
Nhưng khi thị trường sụt giảm, các cuộc đấu giá đất của huyện này không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Cụ thể, sau bốn tháng đầu năm, huyện chỉ mới thu được… 1,5 tỷ đồng từ nguồn này. Nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận bỏ cọc khi thị trường xuống giá nhanh.
Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tứ, nói đây là một trường hợp khá điển hình nhưng cũng không phải là hiếm. Khó khăn trong công tác đấu giá đất đang là nguyên nhân của việc sụt giảm nguồn thu của Hà Nội nói chung và các quận huyện nói riêng.
Đáng nói là, một báo cáo mới đây của UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết trong năm 2011, nhiều quận, huyện đã tổ chức đấu giá thành công nhưng không thu được tiền và hiện nay, số tiền trúng đấu giá đất bị nợ quá hạn đã vượt quá con số 700 tỷ đồng.
Hồi đầu năm nay, Cục Thuế Hà Nội cho biết sẽ thành lập 3 đoàn kiểm tra các dự án địa ốc nhằm làm rõ lý do nợ của từng doanh nghiệp để tìm hướng xử lý. Cơ quan này cũng cho biết đối với các đơn vị có nợ quá hạn, nhất là tại huyện Đông Anh và Gia Lâm, có thể sẽ tiến hành rà soát để hủy kết quả trúng đấu giá và tổ chức đấu giá lại.
Giữa tháng 3 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2012, theo đó Hà Nội sẽ có 94 danh mục dự án đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích đất nghiên cứu lập dự án là 362.609 ha, dự kiến thu 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường hiện nay đang đặt ra nhiều thử thách cho kế hoạch này.
Tại Tp.HCM, tình hình cũng không mấy khả quan. Theo một đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, khó khăn tương tự từ thị trường cũng đang làm khó các kế hoạch của chính quyền.
Theo đại diện này, nhiều diện tích đẹp đã được bán hết trong vài năm qua khi thị trường bất động sản đi lên. Nay thì chỉ còn những mặt bằng kém hơn và cá biệt có những trường hợp nhà đầu tư chủ động đề nghị chính quyền giảm giá khởi điểm thì mới tham gia đấu giá.
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng các địa phương lên kế hoạch đầu tư dựa trên nguồn thu từ đấu giá đất trong từng năm là không phù hợp, gây áp lực lên các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về đấu giá. Nên chăng, các kế hoạch đầu tư cần được xây dựng dựa trên kết quả thực tế của hoạt động đấu giá trong năm trước đó để chủ động hơn trong công tác điều hành.