“Không để nhóm lợi ích chi phối báo chí”
Xem xét đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí là một trong những nội dung của hội nghị Trung ương 10
Phát biểu bế mạc hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 ngày 12/1. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí.
Xem xét đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí là một trong những nội dung của hội nghị Trung ương 10.
Tổng bí thư cho biết, hội nghị đã khẳng định: báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.
Trong thời gian qua, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng và có những đóng góp tích cực, quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, cũng còn những khuyết điểm, hạn chế, bất cập cả trong hoạt động của báo chí và trong công tác quản lý báo chí.
Theo Tổng bí thư, trên cơ sở phân tích, đánh giá sâu sắc thực trạng phát triển và quản lý báo chí với những kết quả, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân cụ thể, thấy rõ xu hướng phát triển thông tin, truyền thông trên thế giới, Trung ương khẳng định sự cần thiết phải sớm ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025.
Mục tiêu của quy hoạch được Tổng bí thư nêu rõ là sắp xếp hệ thống báo chí gắn liền với đổi mới mô hình, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu thông tin đa dạng của nhân dân, phù hợp với từng đối tượng, vùng, miền.
Đồng thời, xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng thông tin báo chí, thông tin trên Internet. Khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật.
Nhà nước có cơ chế, chính sách tài chính, đào tạo đội ngũ để tạo điều kiện cần thiết cho báo chí hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường huy động nguồn lực phát triển trên cơ sở bảo đảm đúng tôn chỉ mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần tuý, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí, Tổng bí thư lưu ý.
Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức cũng là nội dung đã được báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội dẫn lại.
Tuy nhiên, báo cáo giám sát viết, về cơ sở pháp lý, điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.
Đoàn giám sát cũng nêu thực tế do thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, một số cơ quan cấp tổng cục đã chuyển thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình doanh nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...
Và những doanh nghiệp này cho đến nay vẫn tiếp tục xuất bản những ấn phẩm báo chí chuyên ngành của cơ quan nhà nước trước đây.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, hiện có hơn 80 trường đại học tư thục, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài và hàng chục viện, trung tâm nghiên cứu do tư nhân thành lập. Các đơn vị này đều có nhu cầu ra tạp chí để thông tin về hoạt động của mình, công bố và trao đổi về kết quả nghiên cứu của mình. Hiện nay có 10 trường đại học dân lập đã xuất bản tạp chí.
Cơ quan giám sát cũng nhìn nhận, xu hướng hội tụ thông tin cùng với những biến đổi về tâm lý xã hội đã làm thay đổi mô hình thông tin truyền thống, thay đổi sự phân bố số lượng độc giả - thính giả - khán giả theo hướng ngày càng ít người đọc báo in, nghe đài, xem truyền hình “nhà nước”, số người đọc, viết blog, giao lưu trên các mạng xã hội ngày càng tăng lên, cơ quan giám sát nhìn nhận
Từ những phân tích trên, đoàn giám sát cho rằng khi sửa Luật Báo chí, nên mở rộng đối tượng được thành lập cơ quan báo chí ngoài các đối tượng theo quy định của luật hiện hành.
Quan điểm của cơ quan giám sát là cần phân loại báo chí và quy định cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí hoạt động trong mọi lĩnh vực thông tin, bao gồm thông tin chính trị - xã hội.
Còn các tổ chức khác được thành lập cơ quan báo chí hoạt động trong lĩnh vực thông tin kinh tế, khoa học, nghệ thuật, thể thao, giải trí, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm phù hợp với phạm vi hoạt động của tổ chức ấy.
Xem xét đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí là một trong những nội dung của hội nghị Trung ương 10.
Tổng bí thư cho biết, hội nghị đã khẳng định: báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.
Trong thời gian qua, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng và có những đóng góp tích cực, quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, cũng còn những khuyết điểm, hạn chế, bất cập cả trong hoạt động của báo chí và trong công tác quản lý báo chí.
Theo Tổng bí thư, trên cơ sở phân tích, đánh giá sâu sắc thực trạng phát triển và quản lý báo chí với những kết quả, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân cụ thể, thấy rõ xu hướng phát triển thông tin, truyền thông trên thế giới, Trung ương khẳng định sự cần thiết phải sớm ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025.
Mục tiêu của quy hoạch được Tổng bí thư nêu rõ là sắp xếp hệ thống báo chí gắn liền với đổi mới mô hình, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu thông tin đa dạng của nhân dân, phù hợp với từng đối tượng, vùng, miền.
Đồng thời, xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng thông tin báo chí, thông tin trên Internet. Khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật.
Nhà nước có cơ chế, chính sách tài chính, đào tạo đội ngũ để tạo điều kiện cần thiết cho báo chí hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường huy động nguồn lực phát triển trên cơ sở bảo đảm đúng tôn chỉ mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần tuý, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí, Tổng bí thư lưu ý.
Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức cũng là nội dung đã được báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội dẫn lại.
Tuy nhiên, báo cáo giám sát viết, về cơ sở pháp lý, điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.
Đoàn giám sát cũng nêu thực tế do thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, một số cơ quan cấp tổng cục đã chuyển thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình doanh nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...
Và những doanh nghiệp này cho đến nay vẫn tiếp tục xuất bản những ấn phẩm báo chí chuyên ngành của cơ quan nhà nước trước đây.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, hiện có hơn 80 trường đại học tư thục, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài và hàng chục viện, trung tâm nghiên cứu do tư nhân thành lập. Các đơn vị này đều có nhu cầu ra tạp chí để thông tin về hoạt động của mình, công bố và trao đổi về kết quả nghiên cứu của mình. Hiện nay có 10 trường đại học dân lập đã xuất bản tạp chí.
Cơ quan giám sát cũng nhìn nhận, xu hướng hội tụ thông tin cùng với những biến đổi về tâm lý xã hội đã làm thay đổi mô hình thông tin truyền thống, thay đổi sự phân bố số lượng độc giả - thính giả - khán giả theo hướng ngày càng ít người đọc báo in, nghe đài, xem truyền hình “nhà nước”, số người đọc, viết blog, giao lưu trên các mạng xã hội ngày càng tăng lên, cơ quan giám sát nhìn nhận
Từ những phân tích trên, đoàn giám sát cho rằng khi sửa Luật Báo chí, nên mở rộng đối tượng được thành lập cơ quan báo chí ngoài các đối tượng theo quy định của luật hiện hành.
Quan điểm của cơ quan giám sát là cần phân loại báo chí và quy định cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí hoạt động trong mọi lĩnh vực thông tin, bao gồm thông tin chính trị - xã hội.
Còn các tổ chức khác được thành lập cơ quan báo chí hoạt động trong lĩnh vực thông tin kinh tế, khoa học, nghệ thuật, thể thao, giải trí, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm phù hợp với phạm vi hoạt động của tổ chức ấy.