Không điều chỉnh giá điện trong tháng 10
Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực khẳng định, trong tháng 10 này, Bộ Công Thương không có chủ trương điều chỉnh giá điện
Ngày 1/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải đã chủ trì cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Công Thương. Những vấn đề được báo giới quan tâm là tình hình 9 tháng và khả năng xuất nhập khẩu những tháng cuối năm 2012 cũng như những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp...
Với tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 83,78 tỉ USD (bằng 76,5% mục tiêu kế hoạch), tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2011 và tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 83,75 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2011, Bộ Công Thương đánh giá tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu nên 9 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất siêu khoảng 34 triệu USD.
Tín hiệu tạm thời cân bằng được cán cân thương mại cho thấy nước ta xuất siêu trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn, sản xuất suy giảm, vì vậy cần phải quan tâm để có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy sản xuất.
Theo ông Trần Thanh Hải, Vụ phó Vụ xuất nhập khẩu, do trong 9 tháng qua, tăng trưởng xuất khẩu cao, tăng trưởng nhập khẩu có tăng nhưng thấp hơn, nên việc giảm và giữ được tỷ lệ nhập siêu, đang xuất siêu nhẹ là bình thường. Lý do các biện pháp quản lý nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng đã phát huy tác dụng nên cũng giảm được nhập khẩu.
Nhiều mặt hàng sản xuất trong nước cũng đã dần thay thế được hàng nhập khẩu như phân bón, phôi thép. Hơn nữa, giá các mặt hàng đầu vào trên thế giới phục vụ sản xuất đã giảm nên tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm. Riêng nhóm nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng trưởng 10,2%.
Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải cho biết, với mục tiêu kế hoạch kim ngạch xuất khẩu tăng 12% thì cả năm phải đạt 109,5 tỷ USD. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm đã đạt 83,78 tỷ USD và trên thực tế, tình hình xuất khẩu vẫn có xu hướng tăng. Do đó, nếu không có yếu tố đột biến khả năng xuất khẩu cả năm sẽ đạt khoảng 113 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 13-13,5%.
Như vậy, Bộ Công Thương dự kiến nhập siêu của cả năm 2012 sẽ vào khoảng 1-1,5 tỷ USD.
“Điều duy nhất đáng chú ý là tỷ lệ nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI 9 tháng qua đã tăng 24%, trong khi nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước lại giảm. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 13 về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Thanh Hòa, Vụ phó Vụ Kế hoạch cho biết, Bộ đã giao cho tất cả các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ triển khai ngay các nhiệm vụ trước mắt, cũng như các giải pháp lâu dài, căn cơ.
Đặc biệt, Bộ đã giao cho Vụ Thị trường trong nước nhiệm vụ giải quyết vấn đề hàng tồn kho cho các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ. Theo đó, sắp tới các tập đoàn, tổng công ty sẽ ký thỏa ước sử dụng hàng hóa của nhau. Vụ Thị trường trong nước sẽ là đầu mối kết nối với các doanh nghiệp để xây dựng thỏa ước này. Ngay trong tháng 10 Bộ sẽ chủ trì chương trình ký kết thỏa ước.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng giao cho các thứ trưởng chủ trì, Cục Công nghiệp địa phương phối hợp làm việc với các Sở Công Thương của các vùng phía Bắc, Đông Nam Bộ, ĐBSCL và vùng Tây Nguyên để nghe ý kiến, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp.
Trước các câu hỏi của báo chí, giá điện có tăng theo đợt điều chỉnh giá than vừa qua hay không? Tình hình kiểm tra xử phạt các cây xăng vi phạm dừng bán hàng, bán hàng không đủ thời gian đã đạt được những kết quả gì? Vấn đề xăng sinh học đang được tiêu thụ rất chậm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sắn của nông dân các tỉnh trong vùng nguyên liệu, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện 13 cửa hàng vi phạm và đã xử lý.
2 cửa hàng vi phạm đang thụ lý hồ sơ và 12 cửa hàng có dấu hiệu vi phạm đang tiếp tục được làm rõ. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là 210 triệu đồng, đã tước giấy phép kinh doanh xăng dầu của 3 cửa hàng.
Đồng thời, 2 đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã kiểm tra 5 doanh nghiệp và tổng đại lý kinh doanh của 2 doanh nghiệp đầu mối. Kết quả đã phát hiện 5/7 doanh nghiệp có hành vi vi phạm và xử lý vi phạm hành chính khoảng 220 triệu đồng.
Về vấn đề tiêu thụ xăng sinh học, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ cho biết, hiện sản phẩm xăng sinh học đã được bán tại 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học, hy vọng trong năm nay sẽ được phê duyệt.
Vấn đề đáng lưu ý là khi các dự án nhiên liệu sinh học được khởi công xây dựng thì giá sắn đã bị đẩy lên bất hợp lý, tới 5,5-5,8 ngàn đồng/kg, trong khi giá thóc chỉ có 4,5 ngàn đồng/kg. Còn hiện giá sắn bình quân khoảng 3,5 ngàn đồng, như vậy so với thời điểm trước khi các dự án được khởi công chỉ là 1,8-2 ngàn đồng/kg.
Tính đến hết tháng 8/2012, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,8 triệu tấn sắn khô, trong số đó không chỉ có lượng sắn khô từ 3 vùng dự án nguyên liệu mà còn từ nhiều nguồn khác nữa.
Về khả năng điều chỉnh giá điện cuối năm 2012 và đầu năm 2013, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực khẳng định, trong tháng 10 này, Bộ Công Thương không có chủ trương điều chỉnh giá điện.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính phải kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện của EVN năm 2011 và xem xét cả năm 2010, cũng như những tháng đầu năm 2012, từ đó có cơ sở đề xuất và xây dựng lộ trình điều chỉnh giá điện của năm 2012-2013.
(Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Với tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 83,78 tỉ USD (bằng 76,5% mục tiêu kế hoạch), tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2011 và tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 83,75 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2011, Bộ Công Thương đánh giá tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu nên 9 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất siêu khoảng 34 triệu USD.
Tín hiệu tạm thời cân bằng được cán cân thương mại cho thấy nước ta xuất siêu trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn, sản xuất suy giảm, vì vậy cần phải quan tâm để có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy sản xuất.
Theo ông Trần Thanh Hải, Vụ phó Vụ xuất nhập khẩu, do trong 9 tháng qua, tăng trưởng xuất khẩu cao, tăng trưởng nhập khẩu có tăng nhưng thấp hơn, nên việc giảm và giữ được tỷ lệ nhập siêu, đang xuất siêu nhẹ là bình thường. Lý do các biện pháp quản lý nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng đã phát huy tác dụng nên cũng giảm được nhập khẩu.
Nhiều mặt hàng sản xuất trong nước cũng đã dần thay thế được hàng nhập khẩu như phân bón, phôi thép. Hơn nữa, giá các mặt hàng đầu vào trên thế giới phục vụ sản xuất đã giảm nên tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm. Riêng nhóm nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng trưởng 10,2%.
Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải cho biết, với mục tiêu kế hoạch kim ngạch xuất khẩu tăng 12% thì cả năm phải đạt 109,5 tỷ USD. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm đã đạt 83,78 tỷ USD và trên thực tế, tình hình xuất khẩu vẫn có xu hướng tăng. Do đó, nếu không có yếu tố đột biến khả năng xuất khẩu cả năm sẽ đạt khoảng 113 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 13-13,5%.
Như vậy, Bộ Công Thương dự kiến nhập siêu của cả năm 2012 sẽ vào khoảng 1-1,5 tỷ USD.
“Điều duy nhất đáng chú ý là tỷ lệ nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI 9 tháng qua đã tăng 24%, trong khi nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước lại giảm. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 13 về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Thanh Hòa, Vụ phó Vụ Kế hoạch cho biết, Bộ đã giao cho tất cả các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ triển khai ngay các nhiệm vụ trước mắt, cũng như các giải pháp lâu dài, căn cơ.
Đặc biệt, Bộ đã giao cho Vụ Thị trường trong nước nhiệm vụ giải quyết vấn đề hàng tồn kho cho các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ. Theo đó, sắp tới các tập đoàn, tổng công ty sẽ ký thỏa ước sử dụng hàng hóa của nhau. Vụ Thị trường trong nước sẽ là đầu mối kết nối với các doanh nghiệp để xây dựng thỏa ước này. Ngay trong tháng 10 Bộ sẽ chủ trì chương trình ký kết thỏa ước.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng giao cho các thứ trưởng chủ trì, Cục Công nghiệp địa phương phối hợp làm việc với các Sở Công Thương của các vùng phía Bắc, Đông Nam Bộ, ĐBSCL và vùng Tây Nguyên để nghe ý kiến, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp.
Trước các câu hỏi của báo chí, giá điện có tăng theo đợt điều chỉnh giá than vừa qua hay không? Tình hình kiểm tra xử phạt các cây xăng vi phạm dừng bán hàng, bán hàng không đủ thời gian đã đạt được những kết quả gì? Vấn đề xăng sinh học đang được tiêu thụ rất chậm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sắn của nông dân các tỉnh trong vùng nguyên liệu, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện 13 cửa hàng vi phạm và đã xử lý.
2 cửa hàng vi phạm đang thụ lý hồ sơ và 12 cửa hàng có dấu hiệu vi phạm đang tiếp tục được làm rõ. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là 210 triệu đồng, đã tước giấy phép kinh doanh xăng dầu của 3 cửa hàng.
Đồng thời, 2 đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã kiểm tra 5 doanh nghiệp và tổng đại lý kinh doanh của 2 doanh nghiệp đầu mối. Kết quả đã phát hiện 5/7 doanh nghiệp có hành vi vi phạm và xử lý vi phạm hành chính khoảng 220 triệu đồng.
Về vấn đề tiêu thụ xăng sinh học, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ cho biết, hiện sản phẩm xăng sinh học đã được bán tại 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học, hy vọng trong năm nay sẽ được phê duyệt.
Vấn đề đáng lưu ý là khi các dự án nhiên liệu sinh học được khởi công xây dựng thì giá sắn đã bị đẩy lên bất hợp lý, tới 5,5-5,8 ngàn đồng/kg, trong khi giá thóc chỉ có 4,5 ngàn đồng/kg. Còn hiện giá sắn bình quân khoảng 3,5 ngàn đồng, như vậy so với thời điểm trước khi các dự án được khởi công chỉ là 1,8-2 ngàn đồng/kg.
Tính đến hết tháng 8/2012, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,8 triệu tấn sắn khô, trong số đó không chỉ có lượng sắn khô từ 3 vùng dự án nguyên liệu mà còn từ nhiều nguồn khác nữa.
Về khả năng điều chỉnh giá điện cuối năm 2012 và đầu năm 2013, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực khẳng định, trong tháng 10 này, Bộ Công Thương không có chủ trương điều chỉnh giá điện.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính phải kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện của EVN năm 2011 và xem xét cả năm 2010, cũng như những tháng đầu năm 2012, từ đó có cơ sở đề xuất và xây dựng lộ trình điều chỉnh giá điện của năm 2012-2013.
(Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam)