Không ngành nghề kinh doanh, vẫn có thể mua cổ phần doanh nghiệp khác
Một trong số nhiều kiến nghị được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tập hợp
Doanh nghiệp được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, mà không nhất thiết phải có ngành, nghề kinh doanh.
Đây là nội dung đáng chú ý được bổ sung phần sửa Luật Doanh nghiệp, trong dự án Luật Sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư kinh doanh vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải để lấy ý kiến đóng góp, ngày 1/9 vừa qua.
Đây cũng là một trong số nhiều kiến nghị được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tập hợp trong quá trình góp ý xây dựng dự án luật.
Việc quy định rõ quyền của doanh nghiệp như trên, theo lý giải của VCCI là tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp không trực tiếp kinh doanh mà chỉ thực hiện hoạt động nắm giữ vốn điều lệ của doanh nghiệp khác.
Mặt khác, phần vốn góp - cổ phiếu nắm giữ của doanh nghiệp ở doanh nghiệp/công ty khác đơn thuần là một loại tài sản trong bảng cân đối kế toán của công ty
Ngoài nội dung nói trên, khá nhiều kiến nghị khác từ tập hợp của VCCI và các hội thảo liên quan cũng đã được tiếp thu tại dự thảo luật mới nhất, trong đó có quy định về đại diện doanh nghiệp.
Khoản 2 điều 13 Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định: công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Nếu chỉ quy định như luật hiện hành thì thông tin “đại diện theo pháp luật” hiện đang rất khó kiểm soát, vì bên thứ 3 không phải lúc nào cũng có điều kiện hoặc muốn kiểm tra tư cách người đại diện doanh nghiệp, theo VCCI.
Quy định sửa đổi đã rõ ràng hơn, đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì mỗi người đại diện theo pháp luật đều có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Tức, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Mối quan hệ giữa Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành về thành lập doanh nghiệp trước khi đáp ứng các điều kiện của luật chuyên ngành cũng từng là vấn đề được nêu khi Quốc hội chuẩn bị thông qua Luật Doanh nghiệp. Song khi đó, yêu cầu này đã không được giải quyết triệt để.
Trên thực tế, việc này đang thực hiện theo luật chuyên ngành, thực hiện điều kiện đầu tư, kinh doanh trước khi thành lập doanh nghiệp.
Điều 3 luật hiện hành quy định: "Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó".
Theo VCCI cần tách bạch giữa thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp giấy phép kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Việc tách bạch sẽ khắc phục sự phân tán và thiếu thống nhất trong giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp và gia nhập thị trường, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Lần sửa đổi này hai chữ "thành lập" đã được bỏ khỏi điều 3.
Với đề xuất sửa đổi khoản 4 điều 44, quy định về con dấu của doanh nghiệp cũng sẽ khác.
Cụ thể là con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Thông báo và các văn bản do doanh nghiệp phát hành sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu.
Sửa đổi này, theo một số chuyên gia sẽ đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa quy định này với quy định của Luật Doanh nghiệp về cho phép doanh nghiệp được quyết định có con dấu hay không có con dấu. Mặt khác, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, giảm dần giá trị pháp lý của con dấu theo tinh thần cải cách của Luật Doanh nghiệp.
Đây là nội dung đáng chú ý được bổ sung phần sửa Luật Doanh nghiệp, trong dự án Luật Sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư kinh doanh vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải để lấy ý kiến đóng góp, ngày 1/9 vừa qua.
Đây cũng là một trong số nhiều kiến nghị được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tập hợp trong quá trình góp ý xây dựng dự án luật.
Việc quy định rõ quyền của doanh nghiệp như trên, theo lý giải của VCCI là tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp không trực tiếp kinh doanh mà chỉ thực hiện hoạt động nắm giữ vốn điều lệ của doanh nghiệp khác.
Mặt khác, phần vốn góp - cổ phiếu nắm giữ của doanh nghiệp ở doanh nghiệp/công ty khác đơn thuần là một loại tài sản trong bảng cân đối kế toán của công ty
Ngoài nội dung nói trên, khá nhiều kiến nghị khác từ tập hợp của VCCI và các hội thảo liên quan cũng đã được tiếp thu tại dự thảo luật mới nhất, trong đó có quy định về đại diện doanh nghiệp.
Khoản 2 điều 13 Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định: công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Nếu chỉ quy định như luật hiện hành thì thông tin “đại diện theo pháp luật” hiện đang rất khó kiểm soát, vì bên thứ 3 không phải lúc nào cũng có điều kiện hoặc muốn kiểm tra tư cách người đại diện doanh nghiệp, theo VCCI.
Quy định sửa đổi đã rõ ràng hơn, đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì mỗi người đại diện theo pháp luật đều có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Tức, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Mối quan hệ giữa Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành về thành lập doanh nghiệp trước khi đáp ứng các điều kiện của luật chuyên ngành cũng từng là vấn đề được nêu khi Quốc hội chuẩn bị thông qua Luật Doanh nghiệp. Song khi đó, yêu cầu này đã không được giải quyết triệt để.
Trên thực tế, việc này đang thực hiện theo luật chuyên ngành, thực hiện điều kiện đầu tư, kinh doanh trước khi thành lập doanh nghiệp.
Điều 3 luật hiện hành quy định: "Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó".
Theo VCCI cần tách bạch giữa thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp giấy phép kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Việc tách bạch sẽ khắc phục sự phân tán và thiếu thống nhất trong giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp và gia nhập thị trường, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Lần sửa đổi này hai chữ "thành lập" đã được bỏ khỏi điều 3.
Với đề xuất sửa đổi khoản 4 điều 44, quy định về con dấu của doanh nghiệp cũng sẽ khác.
Cụ thể là con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Thông báo và các văn bản do doanh nghiệp phát hành sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu.
Sửa đổi này, theo một số chuyên gia sẽ đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa quy định này với quy định của Luật Doanh nghiệp về cho phép doanh nghiệp được quyết định có con dấu hay không có con dấu. Mặt khác, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, giảm dần giá trị pháp lý của con dấu theo tinh thần cải cách của Luật Doanh nghiệp.