Không thiếu đường, doanh nghiệp vẫn xin nhập khẩu?
5 tháng qua giá đường trong nước đã tăng vượt mức chịu đựng của các doanh nghiệp và người tiêu dùng
Hiện lượng đường trong nước vẫn đủ cho nhu cầu, thế nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất sữa và nước giải khát lại kiến nghị xin nhập khẩu đường. Vấn đề này lại tiếp thêm một nghịch lý nữa cho ngành mía đường nước ta.
Nằm trong nhóm mặt hàng chịu sự điều tiết giá cả, thời gian qua giá đường thực phẩm trong nước luôn theo giá thế giới, các cơn “sốt giá” nếu có cũng xảy ra rất ngắn vào mùa cao điểm. Thế nhưng suốt hơn 5 tháng qua từ khi các nhà máy kết thúc sớm vụ ép mía, giá đường trong nước đã tăng vượt mức chịu đựng của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cũng như người tiêu dùng ở các đô thị.
Vì sao các doanh nghiệp đòi nhập khẩu?
Từ nhiều năm, tiêu thụ đường công nghiệp do các nhà máy trong nước sản xuất bình quân khoảng 80.000 - 90.000 tấn, nếu tính cả lượng đường thủ công và các nguồn khác vào khoảng 120.000 tấn/tháng. Từ 15/5 đến 15/8 là thời điểm cần nhiều đường chuẩn bị cho các dịp Vu Lan, Trung thu. Sản lượng đường tiêu thụ tự nhiên ít hơn so với mọi năm, chứng tỏ rằng lượng đường nhập lậu đã “lấn sân” thị trường đường.
Ngày 22/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương nghe một số doanh nghiệp có mức tiêu thụ đường thường xuyên trình bày nguyện vọng xin nhập khẩu đường. Trước đó, Công ty Vinamilk đã nộp đơn xin nhập khẩu 8.000 tấn đường. Công ty Coca cola và Kinh Đô cũng xin được cho nhập khẩu đường.
Lý do các đơn vị này đưa ra là để khỏi tăng giá sữa, nước ngọt, bánh kẹo thành phẩm. Trả lời của Bộ Công Thương là các đơn vị phải hết sức cân nhắc việc việc xin nhập khẩu, bởi lẽ thủ tục cấp hạn ngạch và thời gian vận chuyển hàng về phải trong 2 tháng. Lúc đó 40 nhà máy đường ở cả ba miền đều chạy máy hàng loạt, giá đường có thể giảm, khiến doanh nghiệp có thể bị lỗ.
Theo báo cáo của Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội mía đường Việt Nam thì lượng đường hiện có vẫn đang bảo đảm cung cầu. Vậy thì tại sao các doanh nghiệp vẫn xin nhập khẩu?
Hiệp hội mía đường cho biết, giá đường của Việt Nam hiện không đắt so với thế giới, thậm chí giá đường trong nước cao là do giá thế giới kéo lên. Giá đường thế giới hiện tại là 579 USD/tấn, tương đương 12.000 VNĐ/kg (chưa bao gồm thuế, chi phí vận tải) không chênh lệch nhiều so với giá đường tại Việt Nam. Bởi vậy, giá đường trong nước cũng theo lên, hiện tại giá đường tinh luyện bán buôn tại kho các nhà máy trong nước phổ biến ở mức 13.600-14.000đ/kg.
Giá đường nhập lậu từ Thái Lan rẻ hơn khoảng 15% nhờ trốn thuế, vì nhập chính ngạch thì cũng tương đương giá của các nhà máy trong nước. Dự báo cuối tháng 9, đầu tháng 10, giá đường trong nước đang có xu hướng giảm nhẹ nên nhu cầu trong thời gian tới sẽ giảm.
Giá đường trong nước cao hơn giá đường nhập khẩu khiến các doanh nghiệp tiêu thụ ổn định với khối lượng lớn tìm cách nhập khẩu. Nguy hại hơn là các vựa nhập lậu tìm cách đưa hàng lấn sân. Tại ở các cửa khẩu biên giới Tây Nam, các nhà buôn đang tập kết mạnh đường Thái Lan ở phía biên giới, chờ cơ hội tuồn hàng vào nội địa. Giá đường nhập lậu đưa qua được biên giới có giá rẻ hơn đường nội địa 2.000-3.000 đồng/kg, về đến các chợ đô thị bán rẻ hơn 300-500 đồng/kg để hấp dẫn người mua.
"Không thiếu đường"
Trái với thông tin từ các doanh nghiệp tiêu thụ đường, ông Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường khẳng định hiện Việt Nam không thiếu đường. Tính đến ngày 15/9/2009, các nhà máy đường trong nước còn tồn kho 58.700 tấn đường kính trắng, 35.000 tấn đường tinh luyện. Ngoài ra còn tại kho các đại lý khoảng 10.000 nghìn tấn, như vậy tổng cộng trong nước vẫn còn hơn 100.000 tấn đường, đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ đến hết tháng 10.
Từ tháng 9, nhiều nhà máy đường ở Đồng bằng sông Cửu Long vào vụ sản xuất mới, bổ sung thêm nguồn dự trữ cho tháng 10 tới, vì vậy càng không lo thiếu đường.
Ông Phái khẳng định: “Các doanh nghiệp tiêu thụ cần mua khối lượng bao nhiêu, ngành đường cũng cung cấp đủ, còn về giá thì phải theo giá thị trường, nếu các doanh nghiệp có nhập khẩu đường về thì cũng chẳng rẻ hơn được so với trong nước”.
Giải thích về việc Vinamilk bị các công ty kinh doanh đường chào hàng giá cao, ông Lê Xuân-Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết: các doanh nghiệp tự do mua bán thoả thuận với nhau về giá cả, số lượng hàng, Cục không thể khống chế giá bán.
Theo ông Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2009 đã được Bộ Công thương cấp hết cho các doanh nghiệp, trong đó có Vinamilk, bởi vậy không thể giải quyết được thêm.
Nhằm giải quyết nghịch lý là sản lượng đường vẫn đủ, nhưng nhiều doanh nghiệp kêu không mua được, Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối đề nghị Công ty đường Biên Hòa xem xét trên cơ sở giá nhập khẩu đường thô và giá thành để bán cho Vinamilk với giá hợp lý. Công ty đường Biên Hòa được Bộ Công Thương cấp phép nhập khẩu 10.000 tấn đường thô, bởi vậy công ty phải có trách nhiệm tham gia bình ổn thị trường.
Ông Lê Danh Vĩnh nêu quan điểm rằng, việc tính toán nâng sản lượng nhập khẩu đường phải hết sức thận trọng, nghiên cứu kỹ càng. Bởi vì, để thực hiện xong các thủ tục cấp hạn ngạch để các doanh nghiệp nhập khẩu đưa được đường về nước phải mất 2 tháng, khi đó, các nhà máy đường trong nước đã đồng loạt vào vụ ép, có thể giá đường sẽ giảm, việc nhập khẩu sẽ gây lỗ cho các doanh nghiệp.
Các công ty mía đường và giới tiêu thụ là khách hàng lớn (các công ty chế biến sữa, bánh kẹo, nước giải khát) nên cùng nhau xây dựng một cơ chế bình ổn về giá đầu ra, đầu vào. Có vậy, sản xuất mía đường mới từng bước thắng được đường nhập lậu.
Nằm trong nhóm mặt hàng chịu sự điều tiết giá cả, thời gian qua giá đường thực phẩm trong nước luôn theo giá thế giới, các cơn “sốt giá” nếu có cũng xảy ra rất ngắn vào mùa cao điểm. Thế nhưng suốt hơn 5 tháng qua từ khi các nhà máy kết thúc sớm vụ ép mía, giá đường trong nước đã tăng vượt mức chịu đựng của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cũng như người tiêu dùng ở các đô thị.
Vì sao các doanh nghiệp đòi nhập khẩu?
Từ nhiều năm, tiêu thụ đường công nghiệp do các nhà máy trong nước sản xuất bình quân khoảng 80.000 - 90.000 tấn, nếu tính cả lượng đường thủ công và các nguồn khác vào khoảng 120.000 tấn/tháng. Từ 15/5 đến 15/8 là thời điểm cần nhiều đường chuẩn bị cho các dịp Vu Lan, Trung thu. Sản lượng đường tiêu thụ tự nhiên ít hơn so với mọi năm, chứng tỏ rằng lượng đường nhập lậu đã “lấn sân” thị trường đường.
Ngày 22/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương nghe một số doanh nghiệp có mức tiêu thụ đường thường xuyên trình bày nguyện vọng xin nhập khẩu đường. Trước đó, Công ty Vinamilk đã nộp đơn xin nhập khẩu 8.000 tấn đường. Công ty Coca cola và Kinh Đô cũng xin được cho nhập khẩu đường.
Lý do các đơn vị này đưa ra là để khỏi tăng giá sữa, nước ngọt, bánh kẹo thành phẩm. Trả lời của Bộ Công Thương là các đơn vị phải hết sức cân nhắc việc việc xin nhập khẩu, bởi lẽ thủ tục cấp hạn ngạch và thời gian vận chuyển hàng về phải trong 2 tháng. Lúc đó 40 nhà máy đường ở cả ba miền đều chạy máy hàng loạt, giá đường có thể giảm, khiến doanh nghiệp có thể bị lỗ.
Theo báo cáo của Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội mía đường Việt Nam thì lượng đường hiện có vẫn đang bảo đảm cung cầu. Vậy thì tại sao các doanh nghiệp vẫn xin nhập khẩu?
Hiệp hội mía đường cho biết, giá đường của Việt Nam hiện không đắt so với thế giới, thậm chí giá đường trong nước cao là do giá thế giới kéo lên. Giá đường thế giới hiện tại là 579 USD/tấn, tương đương 12.000 VNĐ/kg (chưa bao gồm thuế, chi phí vận tải) không chênh lệch nhiều so với giá đường tại Việt Nam. Bởi vậy, giá đường trong nước cũng theo lên, hiện tại giá đường tinh luyện bán buôn tại kho các nhà máy trong nước phổ biến ở mức 13.600-14.000đ/kg.
Giá đường nhập lậu từ Thái Lan rẻ hơn khoảng 15% nhờ trốn thuế, vì nhập chính ngạch thì cũng tương đương giá của các nhà máy trong nước. Dự báo cuối tháng 9, đầu tháng 10, giá đường trong nước đang có xu hướng giảm nhẹ nên nhu cầu trong thời gian tới sẽ giảm.
Giá đường trong nước cao hơn giá đường nhập khẩu khiến các doanh nghiệp tiêu thụ ổn định với khối lượng lớn tìm cách nhập khẩu. Nguy hại hơn là các vựa nhập lậu tìm cách đưa hàng lấn sân. Tại ở các cửa khẩu biên giới Tây Nam, các nhà buôn đang tập kết mạnh đường Thái Lan ở phía biên giới, chờ cơ hội tuồn hàng vào nội địa. Giá đường nhập lậu đưa qua được biên giới có giá rẻ hơn đường nội địa 2.000-3.000 đồng/kg, về đến các chợ đô thị bán rẻ hơn 300-500 đồng/kg để hấp dẫn người mua.
"Không thiếu đường"
Trái với thông tin từ các doanh nghiệp tiêu thụ đường, ông Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường khẳng định hiện Việt Nam không thiếu đường. Tính đến ngày 15/9/2009, các nhà máy đường trong nước còn tồn kho 58.700 tấn đường kính trắng, 35.000 tấn đường tinh luyện. Ngoài ra còn tại kho các đại lý khoảng 10.000 nghìn tấn, như vậy tổng cộng trong nước vẫn còn hơn 100.000 tấn đường, đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ đến hết tháng 10.
Từ tháng 9, nhiều nhà máy đường ở Đồng bằng sông Cửu Long vào vụ sản xuất mới, bổ sung thêm nguồn dự trữ cho tháng 10 tới, vì vậy càng không lo thiếu đường.
Ông Phái khẳng định: “Các doanh nghiệp tiêu thụ cần mua khối lượng bao nhiêu, ngành đường cũng cung cấp đủ, còn về giá thì phải theo giá thị trường, nếu các doanh nghiệp có nhập khẩu đường về thì cũng chẳng rẻ hơn được so với trong nước”.
Giải thích về việc Vinamilk bị các công ty kinh doanh đường chào hàng giá cao, ông Lê Xuân-Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết: các doanh nghiệp tự do mua bán thoả thuận với nhau về giá cả, số lượng hàng, Cục không thể khống chế giá bán.
Theo ông Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2009 đã được Bộ Công thương cấp hết cho các doanh nghiệp, trong đó có Vinamilk, bởi vậy không thể giải quyết được thêm.
Nhằm giải quyết nghịch lý là sản lượng đường vẫn đủ, nhưng nhiều doanh nghiệp kêu không mua được, Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối đề nghị Công ty đường Biên Hòa xem xét trên cơ sở giá nhập khẩu đường thô và giá thành để bán cho Vinamilk với giá hợp lý. Công ty đường Biên Hòa được Bộ Công Thương cấp phép nhập khẩu 10.000 tấn đường thô, bởi vậy công ty phải có trách nhiệm tham gia bình ổn thị trường.
Ông Lê Danh Vĩnh nêu quan điểm rằng, việc tính toán nâng sản lượng nhập khẩu đường phải hết sức thận trọng, nghiên cứu kỹ càng. Bởi vì, để thực hiện xong các thủ tục cấp hạn ngạch để các doanh nghiệp nhập khẩu đưa được đường về nước phải mất 2 tháng, khi đó, các nhà máy đường trong nước đã đồng loạt vào vụ ép, có thể giá đường sẽ giảm, việc nhập khẩu sẽ gây lỗ cho các doanh nghiệp.
Các công ty mía đường và giới tiêu thụ là khách hàng lớn (các công ty chế biến sữa, bánh kẹo, nước giải khát) nên cùng nhau xây dựng một cơ chế bình ổn về giá đầu ra, đầu vào. Có vậy, sản xuất mía đường mới từng bước thắng được đường nhập lậu.