Khủng hoảng Hy Lạp có thể lan rộng khắp châu Âu
Lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, cuộc khủng khoảng tại Hy Lạp có thể lan rộng ra khắp châu Âu
Lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, cuộc khủng khoảng tại Hy Lạp có thể lan rộng ra khắp châu Âu.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Berlin (Đức) hôm 28/4 sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Đức, Tổng giám đốc điều hành IMF, Dominique Strauss-Kahn, cho rằng cứ thêm một ngày chưa giải quyết mối nguy của Hy Lạp thì mức ảnh hưởng lại lan rộng thêm một bậc.
Tuy nhiên, theo BBC, ngay cả khi các chính trị gia đang cố giải quyết cuộc khủng hoảng, thì những vấn đề liên quan tới nợ công ở châu Âu vẫn đang cháy bùng ở khắp nơi.
Hôm 28/4, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor đã hạ mức tín nhiệm nợ của Tây Ban Nha từ AA+ xuống AA. Tổ chức này cho rằng, triển vọng tăng trưởng của Tây Ban Nha rất thấp, sau những đổ vỡ của bong bóng thị trường nhà đất và xây dựng.
“Chúng ta cần khôi phục niềm tin… Tôi tin rằng vấn đề sẽ được giải quyết. Nếu chúng ta không giải quyết vấn đề ở Hy Lạp, thì có thể sẽ có rất nhiều tác động xấu đối với Liên minh châu Âu”, ông Strauss-Kahn quả quyết.
Ông Strauss-Kahn cùng với Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet đã ở Berlin hôm 28/4 để thúc giục các nhà lãnh đạo Đức đồng ý thông qua gói cứu trợ trị giá hàng tỷ Euro dành cho Hy Lạp.
Theo hãng tin BBC, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, đã nói trong cuộc gặp với ông Strauss-Kahn rằng, các cuộc thương thuyết với Chính phủ Hy Lạp, Liên minh châu Âu và IMF cần được đẩy nhanh. “Tôi hi vọng, chúng có thể được hoàn tất trong những ngày sắp tới”, bà nói.
Trước đó, hôm 27/4, bà Merkel đã nhắc lại yêu cầu đối với Hy Lạp rằng, nước này cần vạch ra những bước tiếp theo để giảm thâm hụt ngân sách, trước khi chính phủ của bà thông qua gói vốn vay. "Nếu không, sẽ chẳng có ai giúp Hy Lạp cả", bà Merkel cảnh báo.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà chính trị ở Đức phản đối việc cứu trợ Hy Lạp, và bản thân bà Merkel cũng bị chỉ trích vì ủng hộ gói cứu trợ này. Theo BBC, Đức đang chuẩn bị tiến hành bầu cử, và phần đông quan điểm của dân chúng là phản đối việc chi hàng tỷ Euro cho Hy Lạp.
Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức sẽ phải chịu phần cho vay lớn nhất trong tổng số tiền dành để cứu trợ Hy Lạp. Theo kế hoạch được các bộ trưởng tài chính khu vực sử dụng đồng Euro thông qua trước đây, Hy Lạp sẽ nhận được khoảng 45 tỷ Euro từ Liên minh châu Âu và IMF.
Tuy nhiên những người phản đối kế hoạch cứu trợ Hy Lạp tại Đức cho rằng, tổng số tiền có thể phải lên tới 120 tỷ Euro trong vòng 3 năm tới. Phát biểu sau cuộc gặp ông Strauss-Kahn hôm 28/4, lãnh đạo đảng Xanh ở Đức, Juergen Trittin, nói rằng gói cứu trợ có thể phải mất “từ 100 tới 120 tỷ Euro”.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Berlin (Đức) hôm 28/4 sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Đức, Tổng giám đốc điều hành IMF, Dominique Strauss-Kahn, cho rằng cứ thêm một ngày chưa giải quyết mối nguy của Hy Lạp thì mức ảnh hưởng lại lan rộng thêm một bậc.
Tuy nhiên, theo BBC, ngay cả khi các chính trị gia đang cố giải quyết cuộc khủng hoảng, thì những vấn đề liên quan tới nợ công ở châu Âu vẫn đang cháy bùng ở khắp nơi.
Hôm 28/4, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor đã hạ mức tín nhiệm nợ của Tây Ban Nha từ AA+ xuống AA. Tổ chức này cho rằng, triển vọng tăng trưởng của Tây Ban Nha rất thấp, sau những đổ vỡ của bong bóng thị trường nhà đất và xây dựng.
“Chúng ta cần khôi phục niềm tin… Tôi tin rằng vấn đề sẽ được giải quyết. Nếu chúng ta không giải quyết vấn đề ở Hy Lạp, thì có thể sẽ có rất nhiều tác động xấu đối với Liên minh châu Âu”, ông Strauss-Kahn quả quyết.
Ông Strauss-Kahn cùng với Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet đã ở Berlin hôm 28/4 để thúc giục các nhà lãnh đạo Đức đồng ý thông qua gói cứu trợ trị giá hàng tỷ Euro dành cho Hy Lạp.
Theo hãng tin BBC, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, đã nói trong cuộc gặp với ông Strauss-Kahn rằng, các cuộc thương thuyết với Chính phủ Hy Lạp, Liên minh châu Âu và IMF cần được đẩy nhanh. “Tôi hi vọng, chúng có thể được hoàn tất trong những ngày sắp tới”, bà nói.
Trước đó, hôm 27/4, bà Merkel đã nhắc lại yêu cầu đối với Hy Lạp rằng, nước này cần vạch ra những bước tiếp theo để giảm thâm hụt ngân sách, trước khi chính phủ của bà thông qua gói vốn vay. "Nếu không, sẽ chẳng có ai giúp Hy Lạp cả", bà Merkel cảnh báo.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà chính trị ở Đức phản đối việc cứu trợ Hy Lạp, và bản thân bà Merkel cũng bị chỉ trích vì ủng hộ gói cứu trợ này. Theo BBC, Đức đang chuẩn bị tiến hành bầu cử, và phần đông quan điểm của dân chúng là phản đối việc chi hàng tỷ Euro cho Hy Lạp.
Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức sẽ phải chịu phần cho vay lớn nhất trong tổng số tiền dành để cứu trợ Hy Lạp. Theo kế hoạch được các bộ trưởng tài chính khu vực sử dụng đồng Euro thông qua trước đây, Hy Lạp sẽ nhận được khoảng 45 tỷ Euro từ Liên minh châu Âu và IMF.
Tuy nhiên những người phản đối kế hoạch cứu trợ Hy Lạp tại Đức cho rằng, tổng số tiền có thể phải lên tới 120 tỷ Euro trong vòng 3 năm tới. Phát biểu sau cuộc gặp ông Strauss-Kahn hôm 28/4, lãnh đạo đảng Xanh ở Đức, Juergen Trittin, nói rằng gói cứu trợ có thể phải mất “từ 100 tới 120 tỷ Euro”.