Kinh doanh xăng dầu: Người kêu lỗ ít, kẻ than lỗ nhiều
Giá dầu đã giảm mạnh, nhưng các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối trong nước vẫn đang than lỗ, và mức lỗ lại rất... chênh nhau
Giá dầu đã giảm mạnh, nhưng các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối trong nước vẫn đang than lỗ, và mức lỗ lại rất... chênh nhau.
Theo số liệu tại website www.petrolimex.com.vn, so sánh giá bán hiện nay với giá cơ sở chốt ngày 18/5 của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đơn vị này cho biết vẫn đang lỗ khoảng 900 đồng/lít xăng và trên 1.200 đồng/lít đối với mặt hàng dầu hỏa và diezel, riêng mazut mức lỗ là 480 đồng/kg.
Nguyên nhân lỗ, theo Petrolimex, là do giá dầu thô tuy giảm mạnh, nhưng trên thế giới giá xăng dầu thành phẩm vẫn đứng ở mức khá cao. Trung bình trong 30 ngày, giá xăng A92 vẫn ở mức 89,07 USD/thùng; dầu diezel 0,05S có giá là 94,24 USD/thùng; dầu hỏa 93,41 USD/thùng, mazut 489,5 USD/tấn.
Thêm vào đó, không chỉ cộng thêm các loại thuế, phí… theo quy định, hiện các đơn vị kinh doanh xăng dầu đầu mối vẫn phải tiếp tục trích nộp vào quỹ bình ổn là 300 đồng/lít đối với xăng dầu các loại.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy chiều 19/5, ông Đặng Vinh Sang, Tổng giám đốc Công ty Dầu khí Tp.HCM (Saigon Petro) lại cho biết: với mức giá xăng dầu thành phẩm bình quân trong 30 ngày qua ở mức trên, cộng thêm với việc phải trích nộp vào quỹ bình ổn, doanh nghiệp này hiện chỉ lỗ khoảng 100 đồng/lít đối với các mặt hàng xăng dầu.
Cũng theo ông Sang, với đà giảm của giá dầu thô, nếu mức thuế nhập khẩu vẫn tiếp tục giữ như hiện nay (mặt hàng xăng có mức thuế nhập khẩu là 17%, dầu diezel là 10%...) thì giá bán lẻ xăng dầu của đơn vị này sẽ giảm. Thời điểm giảm có thể là khoảng một tuần tới.
Ông Sang cũng cho biết, tuần trước doanh nghiệp của ông đã tăng mức chiết khấu cho các đại lý từ 450 - 500 đồng/lít xăng dầu, thay cho mức 300 đồng/lít như đã áp dụng trước đây. “Trên thực tế, mức chiết khấu phải ở mức 600 - 700 đồng/lít, đơn vị phân phối xăng dầu mới đảm bảo kinh doanh có lãi”, ông Sang nói.
Trên thế giới, sự mất giá mạnh mẽ của đồng Euro so với USD đã khiến giá dầu thô sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/5, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6 tại New York giảm 0,67 USD/thùng, còn 69,11 USD/thùng, mức giá đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 29/9/2009.
Theo số liệu tại website www.petrolimex.com.vn, so sánh giá bán hiện nay với giá cơ sở chốt ngày 18/5 của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đơn vị này cho biết vẫn đang lỗ khoảng 900 đồng/lít xăng và trên 1.200 đồng/lít đối với mặt hàng dầu hỏa và diezel, riêng mazut mức lỗ là 480 đồng/kg.
Nguyên nhân lỗ, theo Petrolimex, là do giá dầu thô tuy giảm mạnh, nhưng trên thế giới giá xăng dầu thành phẩm vẫn đứng ở mức khá cao. Trung bình trong 30 ngày, giá xăng A92 vẫn ở mức 89,07 USD/thùng; dầu diezel 0,05S có giá là 94,24 USD/thùng; dầu hỏa 93,41 USD/thùng, mazut 489,5 USD/tấn.
Thêm vào đó, không chỉ cộng thêm các loại thuế, phí… theo quy định, hiện các đơn vị kinh doanh xăng dầu đầu mối vẫn phải tiếp tục trích nộp vào quỹ bình ổn là 300 đồng/lít đối với xăng dầu các loại.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy chiều 19/5, ông Đặng Vinh Sang, Tổng giám đốc Công ty Dầu khí Tp.HCM (Saigon Petro) lại cho biết: với mức giá xăng dầu thành phẩm bình quân trong 30 ngày qua ở mức trên, cộng thêm với việc phải trích nộp vào quỹ bình ổn, doanh nghiệp này hiện chỉ lỗ khoảng 100 đồng/lít đối với các mặt hàng xăng dầu.
Cũng theo ông Sang, với đà giảm của giá dầu thô, nếu mức thuế nhập khẩu vẫn tiếp tục giữ như hiện nay (mặt hàng xăng có mức thuế nhập khẩu là 17%, dầu diezel là 10%...) thì giá bán lẻ xăng dầu của đơn vị này sẽ giảm. Thời điểm giảm có thể là khoảng một tuần tới.
Ông Sang cũng cho biết, tuần trước doanh nghiệp của ông đã tăng mức chiết khấu cho các đại lý từ 450 - 500 đồng/lít xăng dầu, thay cho mức 300 đồng/lít như đã áp dụng trước đây. “Trên thực tế, mức chiết khấu phải ở mức 600 - 700 đồng/lít, đơn vị phân phối xăng dầu mới đảm bảo kinh doanh có lãi”, ông Sang nói.
Trên thế giới, sự mất giá mạnh mẽ của đồng Euro so với USD đã khiến giá dầu thô sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/5, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6 tại New York giảm 0,67 USD/thùng, còn 69,11 USD/thùng, mức giá đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 29/9/2009.