Kinh tế Nga trong “bầu không khí cực kỳ lo ngại”
“Chúng tôi nhận thấy mình đang nằm trong số những quốc gia mất mát, những quốc gia đi xuống”, Giám đốc một ngân hàng Nga nói
Đối với nền kinh tế đang trong tình trạng “tơi tả” của Nga, năm 2016 nhiều khả năng sẽ là một năm khó khăn nữa.
Theo hãng tin Bloomberg, ngay trong tháng đầu tiên của năm, đồng Rúp đã rớt giá xuống mức thấp kỷ lục khi giá dầu giảm 11% từ hôm 1/1 về vùng 30 USD/thùng. Với một nửa nguồn thu ngân sách từ dầu khí, Chính phủ Nga đang loay hoay với khoản thâm hụt ngân sách 1,5 nghìn tỷ Rúp, tương đương 19,2 tỷ USD.
“Cực kỳ lo ngại”
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Nga sẽ suy giảm 1% trong năm nay, sau khi giảm 3,7% trong năm 2015. Tình hình hiện nay đang tạo ra “một bầu không khí cực kỳ lo ngại” - Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev nói với Tổng thống Vladimir Putin trong một cuộc họp cách đây ít ngày - điện Kremlin cho biết.
Tuy u ám, những con số thống kê có thể vẫn chưa phản ánh đầy đủ triển vọng xấu của một nền kinh tế mà mới chỉ cách đây vài năm còn đang ở trong thời kỳ hưng thịnh. Các chuyên gia kinh tế và lãnh đạo doanh nghiệp, bao gồm một số người có quan hệ thân thiết với điện Kremlin, đã cảnh báo rằng Nga đang đối mặt với tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài và sức cạnh tranh suy giảm.
“Chúng tôi nhận thấy mình đang nằm trong số những quốc gia mất mát, những quốc gia đi xuống”, ông Herman Gref, Giám đốc ngân hàng quốc doanh Sberbank, định chế tài chính lớn nhất của Nga, phát biểu tại một hội thảo ở Moscow hôm 15/1.
Theo ông Evgeny Gontmakher, một thành viên hội đồng Học viện Phát triển đương đại ở Moscow - đơn vị do Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev giữ vai trò Chủ tịch - tình hình kinh tế Nga hiện nay giống như “một cầu thang đi xuống”.
Ông Gontmakher dự báo kinh tế Nga vẫn có thể tăng trưởng ở mức nhỉnh hơn 0% một chút trong năm nay và Chính phủ sẽ trấn an người dân rằng nền kinh tế sẽ hồi phục sau cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 3/2018. Tuy nhiên, theo quan điểm của vị chuyên gia này, nền kinh tế Nga “sẽ giảm sâu hơn sau năm 2018”.
Trước đây, Nga đã từng vượt qua các cuộc khủng hoảng, bao gồm đợt giảm giá dầu vào năm 2008 và vụ vỡ nợ trái phiếu vào năm 1998. Trong các cuộc khủng hoảng đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ quay trở lại chỉ sau 1-2 năm.
Nhưng cuộc suy thoái hiện nay thì khác, theo giáo sư Vladislav Inozemtsev thuộc Trường Kinh tế Cao cấp, Đại học Nghiên cứu Quốc gia ở Moscow. “Đây không phải là vấn đề giá dầu hay lệnh trừng phạt, mà là sự yếu kém về cơ cấu”, ông Inozemtsev nói.
Ngay từ năm 2012, kinh tế Nga đã có những dấu hiệu bất ổn, giữa lúc giá dầu trên ngưỡng 100 USD/thùng và lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine còn ở thì tương lai.
Số người nghèo tăng gấp rưỡi
Theo ông Inozemtsev, kinh tế Nga rơi vào giai đoạn khó khăn hiện nay có phần nguyên do khi Putin trở lại cương vị Tổng thống vào tháng 5/2012. Sau khi trở lại vai trò ông chủ điện Kremlin, Putin đã tăng thuế doanh nghiệp và thuế bất động sản nhằm tăng chi tiêu quốc phòng và mở rộng hoạt động của các công ty quốc doanh kém hiệu quả như tập đoàn dẩu lửa khổng lồ Rosneft.
Cách làm này khiến “giới doanh nhân trở nên chán nản”, giảm đầu tư vào nhà máy và trang thiết bị, ông Inozemtsev cho biết. Cùng với đó, năng suất lao động trì trệ, tham nhũng ngày càng phổ biến, và dòng vốn đầu tư nước ngoài chững lại do các nhà đầu tư lo ngại nguy cơ bị tịch thu tài sản - theo ông Timothy Ash, một chiến lược gia thị trường mới nổi thuộc Nomura International ở London.
Khi Putin lần đầu trở thành Tổng thống Nga vào năm 2000, ông tuyên bố sẽ giảm sự phụ thuộc của ngân sách vào dầu lửa. Tuy nhiên, Chính phủ Nga từ đó ngày càng phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu, và tiêu dùng của người dân trở thành động lực chính của nền kinh tế.
Nhưng động lực đó giờ đang đuối dần. Thu nhập các hộ gia đình ở Nga đã giảm liên tục trong 2 năm qua, và hiện có khoảng 22 triệu người Nga sống trong nghèo khổ, tăng gấp rưỡi so với năm 2013. Năm ngoái, doanh thu bán lẻ của Nga giảm 10%, trong đó doanh số bán lẻ ôtô giảm 36%.
General Motors (GM), hãng xe Mỹ từng xem Nga là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất của hãng, đã đóng cửa gần hết hoạt động tại Nga trong năm ngoái. Nhiều hãng bán lẻ nước ngoài như Adidas của Đức hay Mango của Tây Ban Nha cũng đóng bớt cửa hiệu tại thị trường Nga.
Hôm 25/1 vừa qua, McDonald’s, chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh với 534 nhà hàng ở Nga, cho biết sẽ điều chỉnh thực đơn tại thị trường này vì ngày càng có nhiều khách hàng chuyển từ món bánh Big Mac sang những món rẻ tiền hơn như cánh gà hay bánh burger thịt lợn.
Không muốn cải cách
Tình hình sản xuất công nghiệp và đầu tư tài sản cố định của Nga xấu đi trong tháng 12, cho dù Tổng thống Putin hôm 17/12 tuyên bố giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đã đi qua. Giá dầu thì chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ sớm hồi phục.
Những người theo đường lối cải cách nói Nga vẫn còn thời gian để đảo ngược sự suy giảm của nền kinh tế bằng cách đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và nới lỏng sự kiểm soát của Chính phủ đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Phát biểu hôm 20/1 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Alexei Kudrin, một cố vấn của Putin, nói cho dù việc cải cách khiến dân chúng Nga gặp khó khăn, thì nguy cơ xảy ra bất ổn xã hội trước mắt là không có. “Chúng tôi có thời gian dự trữ là 2 năm mà trong đó tâm lý của xã hội sẽ ổn định”, ông Kudrin nói.
Tuy vậy, Chính phủ Nga hiện không có khả năng thực hiện các vụ đầu tư lớn. Hiện Moscow đã rút một phần không nhỏ dự trữ ngoại hối để bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov hôm 13/1 nói đầu tư cho hầu hết các chương trình phải bị cắt giảm 10% để giải quyết tình trạng thâm hụt.
Ở khu vực kinh tế tư nhân, tình hình cũng không hề khá hơn. Lệnh trừng phạt đã khiến các công ty Nga không thể huy động vốn ở các thị trường tài chính lớn. Đồng Rúp yếu khiến các doanh nghiệp gặp khó trong việc nhập khẩu trang thiết bị nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất-kinh doanh.
Với tỷ lệ ủng hộ vẫn trên 80%, Putin dường như không quan tâm nhiều đến việc điều chỉnh mô hình kinh tế của đất nước. “Chúng ta có cơ sở để lạc quan thận trọng” trong 2016, ông nói với Bộ trưởng Bộ Kinh tế Ulyukayev hôm 26/1.
Các công ty quốc doanh thống trị nền kinh tế Nga đều nằm dưới sự lãnh đạo của những nhân vật trung thành với tổng thống Putin. Ngoài ra, nhiều nhân vật gần gũi với Tổng thống được cho là đã hưởng lợi từ những dự án lớn như công trình phục vụ Olympic mùa đông ở Sochi, trong khi những dự án này không mang lại lợi ích lâu dài cho nền kinh tế.
Trong khi đó, những cải cách sâu rộng - theo nhà kinh tế Gonthmakher - “đi ngược lại lợi ích tổ chức của Chính phủ Nga hiện tại”.
Theo hãng tin Bloomberg, ngay trong tháng đầu tiên của năm, đồng Rúp đã rớt giá xuống mức thấp kỷ lục khi giá dầu giảm 11% từ hôm 1/1 về vùng 30 USD/thùng. Với một nửa nguồn thu ngân sách từ dầu khí, Chính phủ Nga đang loay hoay với khoản thâm hụt ngân sách 1,5 nghìn tỷ Rúp, tương đương 19,2 tỷ USD.
“Cực kỳ lo ngại”
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Nga sẽ suy giảm 1% trong năm nay, sau khi giảm 3,7% trong năm 2015. Tình hình hiện nay đang tạo ra “một bầu không khí cực kỳ lo ngại” - Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev nói với Tổng thống Vladimir Putin trong một cuộc họp cách đây ít ngày - điện Kremlin cho biết.
Tuy u ám, những con số thống kê có thể vẫn chưa phản ánh đầy đủ triển vọng xấu của một nền kinh tế mà mới chỉ cách đây vài năm còn đang ở trong thời kỳ hưng thịnh. Các chuyên gia kinh tế và lãnh đạo doanh nghiệp, bao gồm một số người có quan hệ thân thiết với điện Kremlin, đã cảnh báo rằng Nga đang đối mặt với tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài và sức cạnh tranh suy giảm.
“Chúng tôi nhận thấy mình đang nằm trong số những quốc gia mất mát, những quốc gia đi xuống”, ông Herman Gref, Giám đốc ngân hàng quốc doanh Sberbank, định chế tài chính lớn nhất của Nga, phát biểu tại một hội thảo ở Moscow hôm 15/1.
Theo ông Evgeny Gontmakher, một thành viên hội đồng Học viện Phát triển đương đại ở Moscow - đơn vị do Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev giữ vai trò Chủ tịch - tình hình kinh tế Nga hiện nay giống như “một cầu thang đi xuống”.
Ông Gontmakher dự báo kinh tế Nga vẫn có thể tăng trưởng ở mức nhỉnh hơn 0% một chút trong năm nay và Chính phủ sẽ trấn an người dân rằng nền kinh tế sẽ hồi phục sau cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 3/2018. Tuy nhiên, theo quan điểm của vị chuyên gia này, nền kinh tế Nga “sẽ giảm sâu hơn sau năm 2018”.
Trước đây, Nga đã từng vượt qua các cuộc khủng hoảng, bao gồm đợt giảm giá dầu vào năm 2008 và vụ vỡ nợ trái phiếu vào năm 1998. Trong các cuộc khủng hoảng đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ quay trở lại chỉ sau 1-2 năm.
Nhưng cuộc suy thoái hiện nay thì khác, theo giáo sư Vladislav Inozemtsev thuộc Trường Kinh tế Cao cấp, Đại học Nghiên cứu Quốc gia ở Moscow. “Đây không phải là vấn đề giá dầu hay lệnh trừng phạt, mà là sự yếu kém về cơ cấu”, ông Inozemtsev nói.
Ngay từ năm 2012, kinh tế Nga đã có những dấu hiệu bất ổn, giữa lúc giá dầu trên ngưỡng 100 USD/thùng và lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine còn ở thì tương lai.
Số người nghèo tăng gấp rưỡi
Theo ông Inozemtsev, kinh tế Nga rơi vào giai đoạn khó khăn hiện nay có phần nguyên do khi Putin trở lại cương vị Tổng thống vào tháng 5/2012. Sau khi trở lại vai trò ông chủ điện Kremlin, Putin đã tăng thuế doanh nghiệp và thuế bất động sản nhằm tăng chi tiêu quốc phòng và mở rộng hoạt động của các công ty quốc doanh kém hiệu quả như tập đoàn dẩu lửa khổng lồ Rosneft.
Cách làm này khiến “giới doanh nhân trở nên chán nản”, giảm đầu tư vào nhà máy và trang thiết bị, ông Inozemtsev cho biết. Cùng với đó, năng suất lao động trì trệ, tham nhũng ngày càng phổ biến, và dòng vốn đầu tư nước ngoài chững lại do các nhà đầu tư lo ngại nguy cơ bị tịch thu tài sản - theo ông Timothy Ash, một chiến lược gia thị trường mới nổi thuộc Nomura International ở London.
Khi Putin lần đầu trở thành Tổng thống Nga vào năm 2000, ông tuyên bố sẽ giảm sự phụ thuộc của ngân sách vào dầu lửa. Tuy nhiên, Chính phủ Nga từ đó ngày càng phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu, và tiêu dùng của người dân trở thành động lực chính của nền kinh tế.
Nhưng động lực đó giờ đang đuối dần. Thu nhập các hộ gia đình ở Nga đã giảm liên tục trong 2 năm qua, và hiện có khoảng 22 triệu người Nga sống trong nghèo khổ, tăng gấp rưỡi so với năm 2013. Năm ngoái, doanh thu bán lẻ của Nga giảm 10%, trong đó doanh số bán lẻ ôtô giảm 36%.
General Motors (GM), hãng xe Mỹ từng xem Nga là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất của hãng, đã đóng cửa gần hết hoạt động tại Nga trong năm ngoái. Nhiều hãng bán lẻ nước ngoài như Adidas của Đức hay Mango của Tây Ban Nha cũng đóng bớt cửa hiệu tại thị trường Nga.
Hôm 25/1 vừa qua, McDonald’s, chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh với 534 nhà hàng ở Nga, cho biết sẽ điều chỉnh thực đơn tại thị trường này vì ngày càng có nhiều khách hàng chuyển từ món bánh Big Mac sang những món rẻ tiền hơn như cánh gà hay bánh burger thịt lợn.
Không muốn cải cách
Tình hình sản xuất công nghiệp và đầu tư tài sản cố định của Nga xấu đi trong tháng 12, cho dù Tổng thống Putin hôm 17/12 tuyên bố giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đã đi qua. Giá dầu thì chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ sớm hồi phục.
Những người theo đường lối cải cách nói Nga vẫn còn thời gian để đảo ngược sự suy giảm của nền kinh tế bằng cách đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và nới lỏng sự kiểm soát của Chính phủ đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Phát biểu hôm 20/1 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Alexei Kudrin, một cố vấn của Putin, nói cho dù việc cải cách khiến dân chúng Nga gặp khó khăn, thì nguy cơ xảy ra bất ổn xã hội trước mắt là không có. “Chúng tôi có thời gian dự trữ là 2 năm mà trong đó tâm lý của xã hội sẽ ổn định”, ông Kudrin nói.
Tuy vậy, Chính phủ Nga hiện không có khả năng thực hiện các vụ đầu tư lớn. Hiện Moscow đã rút một phần không nhỏ dự trữ ngoại hối để bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov hôm 13/1 nói đầu tư cho hầu hết các chương trình phải bị cắt giảm 10% để giải quyết tình trạng thâm hụt.
Ở khu vực kinh tế tư nhân, tình hình cũng không hề khá hơn. Lệnh trừng phạt đã khiến các công ty Nga không thể huy động vốn ở các thị trường tài chính lớn. Đồng Rúp yếu khiến các doanh nghiệp gặp khó trong việc nhập khẩu trang thiết bị nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất-kinh doanh.
Với tỷ lệ ủng hộ vẫn trên 80%, Putin dường như không quan tâm nhiều đến việc điều chỉnh mô hình kinh tế của đất nước. “Chúng ta có cơ sở để lạc quan thận trọng” trong 2016, ông nói với Bộ trưởng Bộ Kinh tế Ulyukayev hôm 26/1.
Các công ty quốc doanh thống trị nền kinh tế Nga đều nằm dưới sự lãnh đạo của những nhân vật trung thành với tổng thống Putin. Ngoài ra, nhiều nhân vật gần gũi với Tổng thống được cho là đã hưởng lợi từ những dự án lớn như công trình phục vụ Olympic mùa đông ở Sochi, trong khi những dự án này không mang lại lợi ích lâu dài cho nền kinh tế.
Trong khi đó, những cải cách sâu rộng - theo nhà kinh tế Gonthmakher - “đi ngược lại lợi ích tổ chức của Chính phủ Nga hiện tại”.