“Kinh tế Triều Tiên giảm mạnh nhất 8 năm”
Thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Triều Tiên hiện vào khoảng 1.233 USD
Vào năm ngoái, nền kinh tế Triều Tiên được cho là đã suy giảm mạnh nhất kể từ 2007, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un dồn nguồn lực cho thử hạt nhân và phát triển tên lửa đạn đạo.
Hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố ngày 22/7 ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Triều Tiên giảm 1,1% trong năm 2015 so với năm 2014.
Theo BoK, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Triều Tiên hiện ở mức 1,39 triệu Won, tương đương khoảng 1.233 USD, bằng khoảng 4,5% so với thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc. Vào đầu thập niên 1990, mức thu nhập của người Triều Tiên bằng khoảng 1/7 so với thu nhập của người Hàn Quốc.
BoK cho biết đã ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế Triều Tiên bằng cách sử dụng “dữ liệu thô từ các tổ chức có liên quan”, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Sự tính toán này có những điểm hạn chế, bởi BoK sử dụng dữ liệu để thay thế cho những thông tin mà cơ quan này không thu thập được, chẳng hạn như giá cả, trong quá trình đánh giá GDP danh nghĩa của Triều Tiên.
“Triều Tiên bị hạn hán trong năm 2014, gây sức ép đối với sản lượng lương thực-thực phẩm và sản lượng phát điện, những lĩnh vực mà nền kinh tế nước này phụ thuộc”, nhà kinh tế cấp cao Kim Hwa Yong của BOK nhận định. “Kim ngạch thương mại cũng giảm do xuất khẩu những sản phẩm như quặng sắt sang Trung Quốc suy giảm trong bối cảnh dư thừa nguồn cung” ở Trung Quốc.
Tháng 9/2015, truyền thông nhà nước Triều Tiên nói Bình Nhưỡng đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại Mỹ và thề sẽ phóng vệ tinh bằng công nghệ tên lửa.
Đầu tháng 1, Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân thứ tư. Đến tháng 2, nước này phóng một tên lửa tầm xa mang vệ tinh lên quỹ đạo. Tháng 3, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên.
Kể từ đó, Triều Tiên thực hiện thêm nhiều vụ phóng tên lửa nữa. Sự hung hăng của Bình Nhưỡng gia tăng trong thời gian gần đây sau khi Mỹ và Hàn Quốc nhất trí triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad ở Hàn Quốc nhằm ứng phó với các tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Năm 2013, sau vụ thử hạt nhân thứ ba của Triều Tiên, hãng thông tấn Hàn Quốc Yohap dẫn nguồn tin không tiết lộ danh tính từ Triều Tiên nói chi phí để phát triển vũ khí này lên tới 1,5 tỷ USD.
Theo ước tính của BoK, GDP của Triều Tiên giảm trong năm 2015 một phần do sản lượng thủy điện nước này suy giảm dẫn tới tổng sản lượng điện sụt 13%. Sản lượng các ngành khai mỏ và sản xuất cũng giảm, trong khi đầu tư xây dựng tăng khoảng 5%.
Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên, chiếm khoảng 91% kim ngạch thương mại của nước này trong năm 2015, tiếp đó là Nga, Ấn Độ và Thái Lan - theo một báo cáo từ Cơ quan Xúc tiến Thương mại Hàn Quốc (Kotra) hồi tháng 6.
Theo Kotra, giá trị thương mại của Triều Tiên trong năm 2015 giảm 18%, còn 6,25 tỷ USD, đánh dấu năm giảm đầu tiên từ năm 2009. Kim ngạch thương mại của Hàn Quốc năm 2015 là 963 tỷ USD.
Kotra nói rằng kim ngạch thương mại của Triều Tiên giảm là do giá và khối lượng xuất khẩu các mặt hàng chính của Triều Tiên như than và dầu cùng giảm.
Hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố ngày 22/7 ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Triều Tiên giảm 1,1% trong năm 2015 so với năm 2014.
Theo BoK, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Triều Tiên hiện ở mức 1,39 triệu Won, tương đương khoảng 1.233 USD, bằng khoảng 4,5% so với thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc. Vào đầu thập niên 1990, mức thu nhập của người Triều Tiên bằng khoảng 1/7 so với thu nhập của người Hàn Quốc.
BoK cho biết đã ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế Triều Tiên bằng cách sử dụng “dữ liệu thô từ các tổ chức có liên quan”, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Sự tính toán này có những điểm hạn chế, bởi BoK sử dụng dữ liệu để thay thế cho những thông tin mà cơ quan này không thu thập được, chẳng hạn như giá cả, trong quá trình đánh giá GDP danh nghĩa của Triều Tiên.
“Triều Tiên bị hạn hán trong năm 2014, gây sức ép đối với sản lượng lương thực-thực phẩm và sản lượng phát điện, những lĩnh vực mà nền kinh tế nước này phụ thuộc”, nhà kinh tế cấp cao Kim Hwa Yong của BOK nhận định. “Kim ngạch thương mại cũng giảm do xuất khẩu những sản phẩm như quặng sắt sang Trung Quốc suy giảm trong bối cảnh dư thừa nguồn cung” ở Trung Quốc.
Tháng 9/2015, truyền thông nhà nước Triều Tiên nói Bình Nhưỡng đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại Mỹ và thề sẽ phóng vệ tinh bằng công nghệ tên lửa.
Đầu tháng 1, Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân thứ tư. Đến tháng 2, nước này phóng một tên lửa tầm xa mang vệ tinh lên quỹ đạo. Tháng 3, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên.
Kể từ đó, Triều Tiên thực hiện thêm nhiều vụ phóng tên lửa nữa. Sự hung hăng của Bình Nhưỡng gia tăng trong thời gian gần đây sau khi Mỹ và Hàn Quốc nhất trí triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad ở Hàn Quốc nhằm ứng phó với các tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Năm 2013, sau vụ thử hạt nhân thứ ba của Triều Tiên, hãng thông tấn Hàn Quốc Yohap dẫn nguồn tin không tiết lộ danh tính từ Triều Tiên nói chi phí để phát triển vũ khí này lên tới 1,5 tỷ USD.
Theo ước tính của BoK, GDP của Triều Tiên giảm trong năm 2015 một phần do sản lượng thủy điện nước này suy giảm dẫn tới tổng sản lượng điện sụt 13%. Sản lượng các ngành khai mỏ và sản xuất cũng giảm, trong khi đầu tư xây dựng tăng khoảng 5%.
Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên, chiếm khoảng 91% kim ngạch thương mại của nước này trong năm 2015, tiếp đó là Nga, Ấn Độ và Thái Lan - theo một báo cáo từ Cơ quan Xúc tiến Thương mại Hàn Quốc (Kotra) hồi tháng 6.
Theo Kotra, giá trị thương mại của Triều Tiên trong năm 2015 giảm 18%, còn 6,25 tỷ USD, đánh dấu năm giảm đầu tiên từ năm 2009. Kim ngạch thương mại của Hàn Quốc năm 2015 là 963 tỷ USD.
Kotra nói rằng kim ngạch thương mại của Triều Tiên giảm là do giá và khối lượng xuất khẩu các mặt hàng chính của Triều Tiên như than và dầu cùng giảm.