Kinh tế Trung Quốc tăng chậm nhất trong 7 năm
Bắc Kinh đối mặt áp lực lớn phải tung thêm các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,8% trong quý 4/2015 so với cùng kỳ năm trước, bằng với mức dự báo mà giới phân tích đưa ra, đồng thời là mức tăng chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Hãng tin Reuters nhận định, với tốc độ tăng trưởng như vậy, Bắc Kinh đối mặt áp lực lớn phải tung thêm các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng. Thời gian qua, nỗi lo về nguy cơ xảy ra “hạ cánh cứng” đối với kinh tế Trung Quốc đã khiến giới đầu tư trên toàn cầu hoảng loạn.
So với mức tăng 6,9% đạt được trong quý 3/2015, tốc độ tăng GDP quý 4 của Trung Quốc đã giảm 0,1 điểm phần trăm. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ quý 1/2009 - thời điểm mà tăng trưởng của Trung Quốc sụt xuống mức 6,2%.
Cả năm, GDP của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tăng 6,9%, xấp xỉ mục tiêu tăng trưởng 7% mà Bắc Kinh đề ra và bằng với dự báo của các chuyên gia. Tuy nhiên, đây cũng là tốc độ tăng trưởng yếu nhất của kinh tế Trung Quốc trong 1/4 thế kỷ.
Hôm thứ Bảy vừa rồi, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói GDP nước này tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2015, đạt mức hơn 10 nghìn tỷ USD, trong đó dịch vụ đóng góp một nửa GDP.
Thời gian qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nỗ lực ngăn sự giảm sút của các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán nước này và tỷ giá đồng Nhân dân tệ đã làm dấy lên những lo ngại cho rằng tình trạng của kinh tế Trung Quốc có thể đang xấu đi nhanh chóng.
Mấy năm trước, Trung Quốc đóng vai trò là đầu máy tăng trưởng chính của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, gần đây, nền kinh tế nước này bắt đầu giảm tốc mạnh dưới sức ép của xuất khẩu suy yếu, tình trạng dư thừa công suất của các nhà máy, đầu tư chậm lại, thị trường bất động sản yếu, và mức nợ cao.
Các chuyên gia phân tích được Reuters khảo sát ý kiến cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục mất đà tăng trưởng trong năm nay. Theo các chuyên gia, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chỉ còn 6,5% trong năm 2016, cho dù Bắc Kinh có đẩy mạnh chi tiêu tài khóa và cắt giảm lãi suất thêm nữa.
Số liệu tăng trưởng mà Tổng cục Thống kê Trung Quốc vừa công bố sáng 19/1 cho thấy không có sự thay đổi lớn nào so với những gì mà các chuyên gia kinh tế đã nói với thế giới trong nhiều năm qua: kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc từ mức tăng trưởng 2 con số, về vùng giữa của tăng trưởng một con số, với hy vọng mức tăng trưởng như vậy sẽ bền vững hơn.
Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy kinh tế Trung Quốc có thể “hạ cánh cứng” như nỗi lo của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng tốc độ tăng trưởng thực tế của nền kinh tế này có thể thấp hơn nhiều so với con số thống kê chính thức đưa ra. Và nếu là sự thật, đó sẽ là một “thảm họa” đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đang trong trạng thái mong manh.
Hãng tin Reuters nhận định, với tốc độ tăng trưởng như vậy, Bắc Kinh đối mặt áp lực lớn phải tung thêm các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng. Thời gian qua, nỗi lo về nguy cơ xảy ra “hạ cánh cứng” đối với kinh tế Trung Quốc đã khiến giới đầu tư trên toàn cầu hoảng loạn.
So với mức tăng 6,9% đạt được trong quý 3/2015, tốc độ tăng GDP quý 4 của Trung Quốc đã giảm 0,1 điểm phần trăm. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ quý 1/2009 - thời điểm mà tăng trưởng của Trung Quốc sụt xuống mức 6,2%.
Cả năm, GDP của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tăng 6,9%, xấp xỉ mục tiêu tăng trưởng 7% mà Bắc Kinh đề ra và bằng với dự báo của các chuyên gia. Tuy nhiên, đây cũng là tốc độ tăng trưởng yếu nhất của kinh tế Trung Quốc trong 1/4 thế kỷ.
Hôm thứ Bảy vừa rồi, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói GDP nước này tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2015, đạt mức hơn 10 nghìn tỷ USD, trong đó dịch vụ đóng góp một nửa GDP.
Thời gian qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nỗ lực ngăn sự giảm sút của các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán nước này và tỷ giá đồng Nhân dân tệ đã làm dấy lên những lo ngại cho rằng tình trạng của kinh tế Trung Quốc có thể đang xấu đi nhanh chóng.
Mấy năm trước, Trung Quốc đóng vai trò là đầu máy tăng trưởng chính của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, gần đây, nền kinh tế nước này bắt đầu giảm tốc mạnh dưới sức ép của xuất khẩu suy yếu, tình trạng dư thừa công suất của các nhà máy, đầu tư chậm lại, thị trường bất động sản yếu, và mức nợ cao.
Các chuyên gia phân tích được Reuters khảo sát ý kiến cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục mất đà tăng trưởng trong năm nay. Theo các chuyên gia, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chỉ còn 6,5% trong năm 2016, cho dù Bắc Kinh có đẩy mạnh chi tiêu tài khóa và cắt giảm lãi suất thêm nữa.
Số liệu tăng trưởng mà Tổng cục Thống kê Trung Quốc vừa công bố sáng 19/1 cho thấy không có sự thay đổi lớn nào so với những gì mà các chuyên gia kinh tế đã nói với thế giới trong nhiều năm qua: kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc từ mức tăng trưởng 2 con số, về vùng giữa của tăng trưởng một con số, với hy vọng mức tăng trưởng như vậy sẽ bền vững hơn.
Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy kinh tế Trung Quốc có thể “hạ cánh cứng” như nỗi lo của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng tốc độ tăng trưởng thực tế của nền kinh tế này có thể thấp hơn nhiều so với con số thống kê chính thức đưa ra. Và nếu là sự thật, đó sẽ là một “thảm họa” đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đang trong trạng thái mong manh.