Châu Âu muốn coi Trung Quốc là kinh tế thị trường, Mỹ cảnh báo
Châu Âu đang ngày càng tỏ ra “cảm thông” trước sự nài nỉ của Trung Quốc
Mỹ đã lên tiếng cảnh báo châu Âu không nên trao địa vị nền kinh tế thị trường (MES) cho Trung Quốc, nói rằng làm như vậy sẽ cản trở những nỗ lực nhằm ngăn không cho các công ty Trung Quốc bán phá giá hàng hóa ở thị trường Mỹ và châu Âu - tờ Financial Times đưa tin.
Đạt MES trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một trong những mục tiêu chiến lược chủ chốt của Trung Quốc. Có được MES sẽ mang đến nhiều lợi ích, bao gồm khiến Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) không thể dễ dàng áp thuế cao đối với các công ty Trung Quốc bị cho là bán phá giá hàng hóa tại hai thị trường này.
Giới chức Mỹ từ lâu đã cảnh báo EU rằng việc trao MES cho Bắc Kinh sẽ đồng nghĩa với đơn phương dỡ bỏ hàng rào thương mại của châu Âu trước Trung Quốc. Nhiều chuyên gia cho rằng, châu Âu đang xem việc EU muốn trao MES cho Bắc Kinh là nhằm mục đích thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu (EC) đang ngày càng tỏ ra “cảm thông” trước sự nài nỉ của Trung Quốc. Theo dự kiến, EC sẽ ra quyết định về việc có trao MES cho Trung Quốc hay không sớm nhất vào tháng 2/2016.
Thủ tướng Đức Angela Merkel là người ủng hộ kế hoạch này. Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh George Osborne, người đi đầu trong nỗ lực của London nhằm “ve vãn” Bắc Kinh, thậm chí còn ủng hộ mạnh.
Trái lại, các chính phủ khác ở châu Âu, tiêu biểu là Italy, cùng với các tổ chức công đoàn và nghiệp đoàn của các ngành như thép, gốm sứ, và dệt may phản đối mạnh mẽ ý tưởng trao MES cho Trung Quốc.
Từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã ra sức để được công nhận là một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh tham gia vào việc thiết lập giá cả, trợ giá cho nhiều ngành công nghiệp trong nước, và có các chính sách can thiệp khác vào nền kinh tế nên không đáp ứng được các tiêu chuẩn MES.
Việc EU cân nhắc trao MES cho Trung Quốc diễn ra vào một thời điểm nhạy cảm đặc biệt đối với ngành thép của châu Âu - lĩnh vực đã phải sa thải 1/5 nhân lực kể từ năm 2009 vì lý do chính được cho là thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Trong khi đó, châu Âu lại đang muốn cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc sau một loạt vụ tranh chấp trong những năm gần đây. Ngoài ra, châu Âu cũng muốn thu hút vốn Trung Quốc vào một quỹ cơ sở hạ tầng 300 tỷ USD nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đang ì ạch của khu vực.
Theo một số nguồn tin, có khả năng Trung Quốc sẽ được EU công nhận là một nền kinh tế thị trường vào quý 1/2016.
“Thái độ của châu Âu đối với Trung Quốc tốt hơn thái độ của Mỹ. Dĩ nhiên là các ngành công nghiệp của châu Âu không hoan nghênh việc Trung Quốc được trao địa vị kinh tế thị trường. Nhưng tôi nghĩ là điều đó nhiều khả năng sẽ xảy ra “, chuyên gia thương mại Tu Xinquan thuộc Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh nhận định.
Đạt MES trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một trong những mục tiêu chiến lược chủ chốt của Trung Quốc. Có được MES sẽ mang đến nhiều lợi ích, bao gồm khiến Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) không thể dễ dàng áp thuế cao đối với các công ty Trung Quốc bị cho là bán phá giá hàng hóa tại hai thị trường này.
Giới chức Mỹ từ lâu đã cảnh báo EU rằng việc trao MES cho Bắc Kinh sẽ đồng nghĩa với đơn phương dỡ bỏ hàng rào thương mại của châu Âu trước Trung Quốc. Nhiều chuyên gia cho rằng, châu Âu đang xem việc EU muốn trao MES cho Bắc Kinh là nhằm mục đích thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu (EC) đang ngày càng tỏ ra “cảm thông” trước sự nài nỉ của Trung Quốc. Theo dự kiến, EC sẽ ra quyết định về việc có trao MES cho Trung Quốc hay không sớm nhất vào tháng 2/2016.
Thủ tướng Đức Angela Merkel là người ủng hộ kế hoạch này. Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh George Osborne, người đi đầu trong nỗ lực của London nhằm “ve vãn” Bắc Kinh, thậm chí còn ủng hộ mạnh.
Trái lại, các chính phủ khác ở châu Âu, tiêu biểu là Italy, cùng với các tổ chức công đoàn và nghiệp đoàn của các ngành như thép, gốm sứ, và dệt may phản đối mạnh mẽ ý tưởng trao MES cho Trung Quốc.
Từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã ra sức để được công nhận là một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh tham gia vào việc thiết lập giá cả, trợ giá cho nhiều ngành công nghiệp trong nước, và có các chính sách can thiệp khác vào nền kinh tế nên không đáp ứng được các tiêu chuẩn MES.
Việc EU cân nhắc trao MES cho Trung Quốc diễn ra vào một thời điểm nhạy cảm đặc biệt đối với ngành thép của châu Âu - lĩnh vực đã phải sa thải 1/5 nhân lực kể từ năm 2009 vì lý do chính được cho là thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Trong khi đó, châu Âu lại đang muốn cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc sau một loạt vụ tranh chấp trong những năm gần đây. Ngoài ra, châu Âu cũng muốn thu hút vốn Trung Quốc vào một quỹ cơ sở hạ tầng 300 tỷ USD nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đang ì ạch của khu vực.
Theo một số nguồn tin, có khả năng Trung Quốc sẽ được EU công nhận là một nền kinh tế thị trường vào quý 1/2016.
“Thái độ của châu Âu đối với Trung Quốc tốt hơn thái độ của Mỹ. Dĩ nhiên là các ngành công nghiệp của châu Âu không hoan nghênh việc Trung Quốc được trao địa vị kinh tế thị trường. Nhưng tôi nghĩ là điều đó nhiều khả năng sẽ xảy ra “, chuyên gia thương mại Tu Xinquan thuộc Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh nhận định.