Kỷ luật ngân sách: “Đã đến lúc phải quyết liệt”
Bội chi lớn khiến các đại biểu băn khoăn về khía cạnh pháp lý và trăn trở với viễn cảnh nợ công quá cao
Phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trưởng về quyết toán ngân sách năm 2013, phần lớn các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự lo ngại về kỷ luật ngân sách của Việt Nam, đặc biệt là trong vấn đề bội chi.
Bội chi… dễ dãi
Theo đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên), vấn đề bội chi hiện nay rất đáng quan tâm vì lớn về mặt con số, vượt rất xa so với nghị quyết của Quốc hội.
Theo ông Hùng, các đại biểu Quốc hội như ông băn khoăn rằng con số quyết toán bội chi 6,6% dựa vào cơ sở pháp lý nào, danh mục cụ thể và chất lượng sử dụng nguồn tiền bội chi này ra sao.
Ông Hùng cũng nêu vấn đề bội chi lớn như thế thì hậu quả của nó sẽ ra sao? “Không chỉ là hậu quả về mặt tài chính, làm tăng nợ công mà có thể còn có hậu quả về thất thoát lãng phí, tạo nên tiền lệ, thói quen trong quản lý sử dụng ngân sách”, ông nói.
Ông đề nghị Chính phủ báo cáo thêm về bội chi, làm rõ cơ sở pháp lý, danh mục cụ thể, chất lượng sử dụng bước đầu va hướng hoàn trả để Quốc hội có cơ sở khi bấm nút.
Trong khi đó, theo đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá), Chính phủ đã giải trình khá rõ ràng, chi cho đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hạ tầng cấp bách của đất nước là cần thiết. Tuy nhiên, trong vượt chi bản thân báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy kỷ luật kỷ cương về tài chính, đặc biệt trong quản lý đầu tư, là chưa nghiêm.
“Tôi đề nghị có cách thức quyết liệt để ngăn chặn. Là do chúng ta điều hành thôi, nên sẽ có giải pháp để thực hiện cho được. Có lẽ đã đến lúc phải áp dụng một chính sách quyết liệt chấm dứt việc này. Dự toán quyết rồi thì ngành nào địa phương nào tăng một xu cũng không được. Đau cũng phải làm, mới có thể đảm bảo quản lý nợ công như mong muốn”, ông Nam nói.
Cũng về chủ đề bội chi, đại biểu Đồng Hữu Mạo thậm chí nhấn mạnh rằng việc chấp nhận bội chi tới 6,6% là “trái luật ngân sách hiện hành” và “bội chi tăng cao hơn đầu tư phát triển nghĩa là chúng ta vay về để chi thường xuyên”.
“Vượt hơn 41 ngàn tỷ bội chi nhưng vẫn đồng ý quyết toán. Tôi chỉ đồng ý một nửa, đồng ý ở chỗ bội chi cũng là vì ích nước lợi dân thôi, còn không đồng ý ở chỗ nếu cứ thế Quốc hội ra nghị quyết làm gì?”, ông nói.
Cần sửa từ gốc
Cùng chung quan điểm, đại biểu Trần Du Lịch nói ông cũng đành “ủng hộ vì thực sự không ủng hộ cũng không biết làm thế nào. Địa phương này bộ kia ko nghiêm nhưng cũng ko thấy đề nghị khiển trách ai cả”.
Để giải quyết vấn đề từ gốc, ông Lịch kiến nghị khi thông qua luật ngân sách nhà nước sắp tới, những tồn tại về mặt thể chế cần khắc phục ngay để đảm bảo không tái diễn việc chi tiêu không có kỷ cương kỷ luật.
Ông cũng đề xuất rằng từ năm tới cần linh hoạt điều chỉnh dự toán để tránh tình trạng như đã xảy ra.
Được mời phát biểu bổ sung nhằm “giải tỏa” ít nhiều băn khoăn của các đại biểu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng việc bội chi tăng cao là do nguyên nhân hoàn thuế VAT tới hơn 13 ngàn tỷ và tăng giải ngân ODA 29 ngàn tỷ đồng.
“Việc trả hoàn thuế VAT đã vượt mức Quốc hội duyệt và từ 2011 đều xảy ra tình trạng này. Chính phủ đã ứng kho bạc để hoàn trả. 2013 vượt hơn 21 ngàn tỷ, tháng 5/2014 Chính phủ đã báo cáo Quốc hội cho ý kiến xử lý, đến nay còn nợ quỹ phát sinh 2011 là hơn 13 ngàn tỷ. Để giải quyết dứt điểm và cũng làm minh bạch hoá phản ánh đúng ngân sách nên đã xin Quốc hội chi dứt điểm”, Bộ trưởng nói.
Trong khi đó, chi cho các công trình giao thông tăng hơn 21 ngàn tỷ đồng là do nhiều công trình sử dụng vốn ODA đã được đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành sớm.
Bộ trưởng cũng cho biết tính đến 31/12/2013 dư nợ nước ngoài 37,3%, nợ công 54,5% vẫn đang trong giới hạn đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia.
Ông cũng cho hay hiện nay tình trạng thất thu đang nghiêm trọng và ngành tài chính đã và đang làm quyết liệt để xử lý. “Rất đau xót là cán bộ thuế và hải quan bắt hàng loạt, nhưng trong nội bộ ngành tài chính, những trường hợp như vậy chúng tôi xử lý rất nghiêm”, ông nói.
Bội chi… dễ dãi
Theo đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên), vấn đề bội chi hiện nay rất đáng quan tâm vì lớn về mặt con số, vượt rất xa so với nghị quyết của Quốc hội.
Theo ông Hùng, các đại biểu Quốc hội như ông băn khoăn rằng con số quyết toán bội chi 6,6% dựa vào cơ sở pháp lý nào, danh mục cụ thể và chất lượng sử dụng nguồn tiền bội chi này ra sao.
Ông Hùng cũng nêu vấn đề bội chi lớn như thế thì hậu quả của nó sẽ ra sao? “Không chỉ là hậu quả về mặt tài chính, làm tăng nợ công mà có thể còn có hậu quả về thất thoát lãng phí, tạo nên tiền lệ, thói quen trong quản lý sử dụng ngân sách”, ông nói.
Ông đề nghị Chính phủ báo cáo thêm về bội chi, làm rõ cơ sở pháp lý, danh mục cụ thể, chất lượng sử dụng bước đầu va hướng hoàn trả để Quốc hội có cơ sở khi bấm nút.
Trong khi đó, theo đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá), Chính phủ đã giải trình khá rõ ràng, chi cho đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hạ tầng cấp bách của đất nước là cần thiết. Tuy nhiên, trong vượt chi bản thân báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy kỷ luật kỷ cương về tài chính, đặc biệt trong quản lý đầu tư, là chưa nghiêm.
“Tôi đề nghị có cách thức quyết liệt để ngăn chặn. Là do chúng ta điều hành thôi, nên sẽ có giải pháp để thực hiện cho được. Có lẽ đã đến lúc phải áp dụng một chính sách quyết liệt chấm dứt việc này. Dự toán quyết rồi thì ngành nào địa phương nào tăng một xu cũng không được. Đau cũng phải làm, mới có thể đảm bảo quản lý nợ công như mong muốn”, ông Nam nói.
Cũng về chủ đề bội chi, đại biểu Đồng Hữu Mạo thậm chí nhấn mạnh rằng việc chấp nhận bội chi tới 6,6% là “trái luật ngân sách hiện hành” và “bội chi tăng cao hơn đầu tư phát triển nghĩa là chúng ta vay về để chi thường xuyên”.
“Vượt hơn 41 ngàn tỷ bội chi nhưng vẫn đồng ý quyết toán. Tôi chỉ đồng ý một nửa, đồng ý ở chỗ bội chi cũng là vì ích nước lợi dân thôi, còn không đồng ý ở chỗ nếu cứ thế Quốc hội ra nghị quyết làm gì?”, ông nói.
Cần sửa từ gốc
Cùng chung quan điểm, đại biểu Trần Du Lịch nói ông cũng đành “ủng hộ vì thực sự không ủng hộ cũng không biết làm thế nào. Địa phương này bộ kia ko nghiêm nhưng cũng ko thấy đề nghị khiển trách ai cả”.
Để giải quyết vấn đề từ gốc, ông Lịch kiến nghị khi thông qua luật ngân sách nhà nước sắp tới, những tồn tại về mặt thể chế cần khắc phục ngay để đảm bảo không tái diễn việc chi tiêu không có kỷ cương kỷ luật.
Ông cũng đề xuất rằng từ năm tới cần linh hoạt điều chỉnh dự toán để tránh tình trạng như đã xảy ra.
Được mời phát biểu bổ sung nhằm “giải tỏa” ít nhiều băn khoăn của các đại biểu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng việc bội chi tăng cao là do nguyên nhân hoàn thuế VAT tới hơn 13 ngàn tỷ và tăng giải ngân ODA 29 ngàn tỷ đồng.
“Việc trả hoàn thuế VAT đã vượt mức Quốc hội duyệt và từ 2011 đều xảy ra tình trạng này. Chính phủ đã ứng kho bạc để hoàn trả. 2013 vượt hơn 21 ngàn tỷ, tháng 5/2014 Chính phủ đã báo cáo Quốc hội cho ý kiến xử lý, đến nay còn nợ quỹ phát sinh 2011 là hơn 13 ngàn tỷ. Để giải quyết dứt điểm và cũng làm minh bạch hoá phản ánh đúng ngân sách nên đã xin Quốc hội chi dứt điểm”, Bộ trưởng nói.
Trong khi đó, chi cho các công trình giao thông tăng hơn 21 ngàn tỷ đồng là do nhiều công trình sử dụng vốn ODA đã được đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành sớm.
Bộ trưởng cũng cho biết tính đến 31/12/2013 dư nợ nước ngoài 37,3%, nợ công 54,5% vẫn đang trong giới hạn đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia.
Ông cũng cho hay hiện nay tình trạng thất thu đang nghiêm trọng và ngành tài chính đã và đang làm quyết liệt để xử lý. “Rất đau xót là cán bộ thuế và hải quan bắt hàng loạt, nhưng trong nội bộ ngành tài chính, những trường hợp như vậy chúng tôi xử lý rất nghiêm”, ông nói.