Lạm phát 2013: Cảnh báo từ bên ngoài
Chỉ riêng các yếu tố bên ngoài đã có thể tác động xấu đến nỗ lực kiềm chế lạm phát của Việt Nam năm 2013
Ông Trần Hoàng Sơn, chuyên gia chiến lược thị trường của Công ty Chứng khoán MB (MBS), vừa có bản phân tích đáng chú ý về sự đồng biến của lạm phát tại Việt Nam với mức tăng giá chung của hàng hóa trên thế giới.
Trọng tâm của bản phân tích này là quan ngại, khi ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế lớn bơm tiền, áp lực gia tăng lạm phát sẽ sớm trở lại và Việt Nam không nằm ngoài phạm vi chịu ảnh hưởng.
Điểm xuất phát của dự báo trên là thực tế cuộc khủng hoảng nợ công và suy thoái kinh tế đã lan rộng trên thế giới và ảnh hưởng rõ ràng nhất tại các nền kinh tế lớn.
Không chỉ châu Âu mà tình hình nợ công cũng đang diễn ra khá căng thẳng ở các nước khác. Nợ công của Nhật Bản hiện chiếm tới 200% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - mức cao nhất trong số các quốc gia phát triển. Mỹ là nước nợ nhiều nhất thế giới với mức nợ công năm 2012 chạm trần, lên tới 16,4 nghìn tỷ USD vào 31/12/2012; và giới chức nước này vẫn chưa đưa ra được một quyết định thống nhất có nâng trần vay nợ trong khi Chính phủ vẫn đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
“Đây có thể nói là vấn đề nan giải nhất của kinh tế thế giới trong các năm tiếp theo”, chuyên gia của MBS nhìn nhận.
Mỹ và Nhật nợ công tuy cao nhưng vẫn phải bơm thêm tiền vào nền kinh tế để tránh giảm phát. Các biện pháp chung như thành lập các thành lập quỹ cứu trợ thường trực, thực thi các chính sách thắt chặt chi tiêu, mua lại trái phiếu chính phủ và cơ cấu lại nợ đều đang được các nước áp dụng với hy vọng không để nợ công làm chao đảo và kéo kinh tế thế giới giật lùi.
Các chính sách nới lỏng tiền tệ liên tiếp được tung ra nhằm kéo tăng trưởng kinh tế trở lại sau thời kỳ suy thoái hoặc tăng trưởng chậm chạm kéo dài. Trong thời gian cuối năm 2012, hàng loạt các gói kích thích kinh tế lớn được tung ra nhằm đưa tăng trưởng kinh tế về đúng quỹ đạo cùng với cải thiện thị trường việc làm.
Ngày 13/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức công bố chương trình nới lỏng định lượng (QE3) với quy mô 40 tỷ USD/tháng, nhưng không giới hạn. Ngày 19/9, Nhật Bản cũng tung ra gói kích thích mới 10.000 tỷ Yên (127 tỷ USD). Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã thông qua chương trình mua trái phiếu mới giúp hạ thấp chi phí đi vay của các thành viên Eurozone…
Mới đây nhất, ngày 22/1/2013, Nhật Bản chính thức thực hiện giai đoạn mới nới lỏng tiền tệ, đặt mục tiêu lạm phát 2%. Đây là lần đầu tiên trong 9 năm qua Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã hành động để các điều kiện tài chính trở nên phù hợp hơn trong hai cuộc họp chính sách liên tiếp. Tháng 12/2012, BoJ đã mở rộng chương trình mua tài sản thêm 10.000 tỷ Yên, lên 101.000 tỷ Yên.
Với những hành động trên, giới phân tích quốc tế đang quan ngại về sự biến động của thị trường thế giới trong thời gian tới khi chính sách nới lỏng tiền tệ của FED, ECB, BoJ khả năng sẽ làm cho lạm phát tăng cao.
Bản phân tích từ MBS cũng dẫn thực tế rằng, sau khi loạt gói kích thích từ FED, ECB và BoJ được bơm ra nền kinh tế, thị trường hàng hóa đồng loạt tăng vọt, trong đó bao gồm cả thị trường chứng khoán.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tăng trưởng trì trệ và nợ công cao, việc bơm lượng tiền lớn vào nền kinh tế khiến giá hàng hóa tăng vọt trở lại kéo theo nhiều bất ổn khi kéo theo lạm phát. Giá các hàng hóa khác như kim loại, hàng hoá nông sản trên các thị trường giao dịch thế giới hầu hết đều tăng mạnh, đặc biệt nhiều hàng hoá có mức tăng trên 5% trong một tháng gần đây như: dầu thô tăng 8,9%, platinum10.1%, dầu đậu nành tăng 7,9%, palladium tăng 6,1%...
Theo tác giả Trần Hoàng Sơn, Việt Nam là một nước có độ mở tương đối lớn khi tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP luôn ở mức cao và lên đến gần 160% theo số liệu tính toán năm 2011, trong đó tỷ lệ nhập khẩu/GDP chiếm tới 83% và tỷ trọng nhập siêu chiếm 9,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cho thấy mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu của Việt Nam rất cao.
Kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng đều có mức tăng mạnh qua các năm và chủ yếu vẫn là nhóm hàng máy móc thiết bị và nguyên liệu (xăng dầu, vải, chất dẻo…) phục vụ sản xuất trong nước. Vì vậy, sự biến động giá cả hàng hóa thế giới tác động rất lớn đến giá nhập khẩu trong những năm qua và thông qua đó ảnh hưởng đến lạm phát trong nước.
Bản phân tích dẫn diễn biến của chỉ số TR/J CRB Index, do Thompson Reuters & Jefferies (TR/J CBR Index) xây dựng, đo lường mức độ biến động giá cả của 19 loại hàng hoá nguyên liệu thô trên thế giới đã tăng mạnh trước và sau khủng hoảng 2008 - 2009 và giảm trở lại trong giai đoạn 2011 - 2012. Qua đó cho thấy mức độ đồng biến của chỉ số lạm phát (CPI yoy) của Việt Nam với mức tăng giá chung của hàng hóa thế giới trong sáu năm trở lại đây.
“Do đó, với tín hiệu gia tăng trở lại của hàng hóa thế giới, chúng tôi cho rằng với diễn biến này có thể tác động xấu đến nỗ lực kiềm chế lạm phát của Việt Nam dưới một con số và có thể CPI năm 2013 sẽ cao hơn dự kiến khi tín hiệu này đã bắt đầu xuất hiện vào hai tháng cuối năm 2012”, bản phân tích đưa ra cảnh báo.
Trọng tâm của bản phân tích này là quan ngại, khi ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế lớn bơm tiền, áp lực gia tăng lạm phát sẽ sớm trở lại và Việt Nam không nằm ngoài phạm vi chịu ảnh hưởng.
Điểm xuất phát của dự báo trên là thực tế cuộc khủng hoảng nợ công và suy thoái kinh tế đã lan rộng trên thế giới và ảnh hưởng rõ ràng nhất tại các nền kinh tế lớn.
Không chỉ châu Âu mà tình hình nợ công cũng đang diễn ra khá căng thẳng ở các nước khác. Nợ công của Nhật Bản hiện chiếm tới 200% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - mức cao nhất trong số các quốc gia phát triển. Mỹ là nước nợ nhiều nhất thế giới với mức nợ công năm 2012 chạm trần, lên tới 16,4 nghìn tỷ USD vào 31/12/2012; và giới chức nước này vẫn chưa đưa ra được một quyết định thống nhất có nâng trần vay nợ trong khi Chính phủ vẫn đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
“Đây có thể nói là vấn đề nan giải nhất của kinh tế thế giới trong các năm tiếp theo”, chuyên gia của MBS nhìn nhận.
Mỹ và Nhật nợ công tuy cao nhưng vẫn phải bơm thêm tiền vào nền kinh tế để tránh giảm phát. Các biện pháp chung như thành lập các thành lập quỹ cứu trợ thường trực, thực thi các chính sách thắt chặt chi tiêu, mua lại trái phiếu chính phủ và cơ cấu lại nợ đều đang được các nước áp dụng với hy vọng không để nợ công làm chao đảo và kéo kinh tế thế giới giật lùi.
Các chính sách nới lỏng tiền tệ liên tiếp được tung ra nhằm kéo tăng trưởng kinh tế trở lại sau thời kỳ suy thoái hoặc tăng trưởng chậm chạm kéo dài. Trong thời gian cuối năm 2012, hàng loạt các gói kích thích kinh tế lớn được tung ra nhằm đưa tăng trưởng kinh tế về đúng quỹ đạo cùng với cải thiện thị trường việc làm.
Ngày 13/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức công bố chương trình nới lỏng định lượng (QE3) với quy mô 40 tỷ USD/tháng, nhưng không giới hạn. Ngày 19/9, Nhật Bản cũng tung ra gói kích thích mới 10.000 tỷ Yên (127 tỷ USD). Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã thông qua chương trình mua trái phiếu mới giúp hạ thấp chi phí đi vay của các thành viên Eurozone…
Mới đây nhất, ngày 22/1/2013, Nhật Bản chính thức thực hiện giai đoạn mới nới lỏng tiền tệ, đặt mục tiêu lạm phát 2%. Đây là lần đầu tiên trong 9 năm qua Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã hành động để các điều kiện tài chính trở nên phù hợp hơn trong hai cuộc họp chính sách liên tiếp. Tháng 12/2012, BoJ đã mở rộng chương trình mua tài sản thêm 10.000 tỷ Yên, lên 101.000 tỷ Yên.
Với những hành động trên, giới phân tích quốc tế đang quan ngại về sự biến động của thị trường thế giới trong thời gian tới khi chính sách nới lỏng tiền tệ của FED, ECB, BoJ khả năng sẽ làm cho lạm phát tăng cao.
Bản phân tích từ MBS cũng dẫn thực tế rằng, sau khi loạt gói kích thích từ FED, ECB và BoJ được bơm ra nền kinh tế, thị trường hàng hóa đồng loạt tăng vọt, trong đó bao gồm cả thị trường chứng khoán.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tăng trưởng trì trệ và nợ công cao, việc bơm lượng tiền lớn vào nền kinh tế khiến giá hàng hóa tăng vọt trở lại kéo theo nhiều bất ổn khi kéo theo lạm phát. Giá các hàng hóa khác như kim loại, hàng hoá nông sản trên các thị trường giao dịch thế giới hầu hết đều tăng mạnh, đặc biệt nhiều hàng hoá có mức tăng trên 5% trong một tháng gần đây như: dầu thô tăng 8,9%, platinum10.1%, dầu đậu nành tăng 7,9%, palladium tăng 6,1%...
Theo tác giả Trần Hoàng Sơn, Việt Nam là một nước có độ mở tương đối lớn khi tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP luôn ở mức cao và lên đến gần 160% theo số liệu tính toán năm 2011, trong đó tỷ lệ nhập khẩu/GDP chiếm tới 83% và tỷ trọng nhập siêu chiếm 9,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cho thấy mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu của Việt Nam rất cao.
Kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng đều có mức tăng mạnh qua các năm và chủ yếu vẫn là nhóm hàng máy móc thiết bị và nguyên liệu (xăng dầu, vải, chất dẻo…) phục vụ sản xuất trong nước. Vì vậy, sự biến động giá cả hàng hóa thế giới tác động rất lớn đến giá nhập khẩu trong những năm qua và thông qua đó ảnh hưởng đến lạm phát trong nước.
Bản phân tích dẫn diễn biến của chỉ số TR/J CRB Index, do Thompson Reuters & Jefferies (TR/J CBR Index) xây dựng, đo lường mức độ biến động giá cả của 19 loại hàng hoá nguyên liệu thô trên thế giới đã tăng mạnh trước và sau khủng hoảng 2008 - 2009 và giảm trở lại trong giai đoạn 2011 - 2012. Qua đó cho thấy mức độ đồng biến của chỉ số lạm phát (CPI yoy) của Việt Nam với mức tăng giá chung của hàng hóa thế giới trong sáu năm trở lại đây.
“Do đó, với tín hiệu gia tăng trở lại của hàng hóa thế giới, chúng tôi cho rằng với diễn biến này có thể tác động xấu đến nỗ lực kiềm chế lạm phát của Việt Nam dưới một con số và có thể CPI năm 2013 sẽ cao hơn dự kiến khi tín hiệu này đã bắt đầu xuất hiện vào hai tháng cuối năm 2012”, bản phân tích đưa ra cảnh báo.