11:22 18/01/2017

Làm sao để không lo bệnh Trĩ tăng nhiều dịp Tết?

PV

Làm sao để không lo bệnh Trĩ tăng nhiều dịp Tết? - Ảnh 1

Bệnh Trĩ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh
Triệu chứng của bệnh Trĩ thường là chảy máu, đau rát và sa búi Trĩ, giai đoạn đầu triệu chứng chưa rõ ràng người bệnh chỉ thấy máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh khi đi cầu, về sau bệnh nặng hơn kèm theo đau rát, búi Trĩ sa ra ngoài, máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia khiến người bệnh lo lắng đứng ngồi không yên.
Nặng hơn búi Trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lên, người bệnh phải dùng tay đẩy mới lên, giai đoạn này búi Trĩ sưng phồng đau đớn, người bệnh không thể ngồi ngay ngắn trên ghế vì sợ đè lên búi Trĩ. Nặng hơn nữa búi Trĩ sa ra thường trực, làm thế nào cũng không thể co lên ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh ngoài ra có thể gây sa nghẹt Trĩ, hoại tử búi Trĩ rất nguy hiểm. Thử tưởng tượng những ngày tết phải di chuyển nhiều mà đứng không được, ngồi không xong do bệnh Trĩ thì đâu còn những ngày tết vui vẻ, xum vầy cùng gia đình. Thông thường bệnh Trĩ luôn đi kèm với táo bón hoặc phân cứng, điều này khiến người bệnh phải chịu đau đớn và chảy máu nhiều hơn ở vùng hậu môn, rặn mạnh mỗi khi đi cầu có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn và viêm nhiễm. Trường hợp đó người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu đến mất ăn mất ngủ, mất máu nhiều dẫn đến suy nhược cơ thể. Bệnh Trĩ tăng nhiều trong và sau Tết
Đối với những người bệnh Trĩ thì Tết luôn là nỗi ám ảnh của họ. Trong những ngày Tết luôn phải đối mặt với những bữa ăn giàu chất đạm, ít chất xơ và đi đâu cũng thấy bia rượu...ngoài ra việc sinh hoạt thường bị đảo lộn, uống ít nước hơn, ít đi cầu hơn, ăn uống không đúng giờ khiến bệnh Trĩ phát triển nặng hơn.
Hầu như bạn không có thời gian để tập thể dục thể thao, bổ sung chất xơ cần thiết cho cơ thể, một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên ngồi lâu tại các bàn nhậu, gây áp lực cho các búi Trĩ khiến bệnh nặng hơn. Nước ta lại là nước có nhiều lễ hội nhất trên thế giới và tập trung chủ yếu vào tháng giêng. Hội hè bàn tiệc luôn không thể tránh khỏi đây là một trong số những nguyên nhân mà sau Tết số người mắc bệnh Trĩ tăng lên đáng kể. Vậy cần làm gì để tránh xa bệnh Trĩ trong thời điểm Tết đã cận kề?

Làm sao để không lo bệnh Trĩ tăng nhiều dịp Tết? - Ảnh 2

Bí quyết loại bỏ nỗi lo bệnh Trĩ sau tết
Chú trọng về ăn uống: Một trong số những nguyên nhân chính gây ra bệnh Trĩ là do thói quen ăn uống không khoa học. Đối với những người bị bệnh Trĩ ở giai đoạn nhẹ hoàn toàn có thể dựa vào thay đổi thói quen ăn uống để đầy lùi bệnh Trĩ hiệu quả. Hãy uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau xanh, hoa quả, hạn chế những thực phẩm cay nóng, chất kích thích.
Tập thói quen đi cầu hàng ngày: Việc nhịn đi cầu khiến phân tích tụ trong ruột lâu hơn, phân trở nên cứng hơn, đi cầu trở nên khó khăn hơn người bệnh thường phải rặn mạnh khi đi cầu, các búi Trĩ chịu áp lực nhiều hơn, khiến bệnh nặng hơn. Người bệnh nên tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định việc này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phòng ngừa táo bón.  Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh: Việc rửa hậu môn sau khi đi cầu sẽ sạch hơn khi lau bằng giấy, đối với những người bị bệnh Trĩ thì việc lau bằng giấy sẽ làm tổn thương các búi Trĩ dẫn đến nhiễm trùng, bệnh Trĩ sẽ phát triển nặng hơn. Chú ý đến chế độ sinh hoạt: Tránh ngồi nhiều, đứng lâu, nếu bắt buộc phải ngồi trong một khoảng thời gian dài thì nên đứng dậy đi lại thường xuyên để tránh tạo áp lực lên các búi Trĩ. Sử dụng các chế phẩm thiên nhiên phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Trĩ: Tết và hội hè thường không thể tránh khỏi những bữa tiệc rượu, điều này là một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh Trĩ và khiến bệnh Trĩ phát triển nặng hơn.  TPCN An Trĩ Vương có thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên như Diếp cá, Đương quy, Rutin(chiết xuất hoa hòe), tinh chất nghệ dưới dạng Meriva và Magie, giúp bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể phòng ngừa táo bón, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tăng sức bền thành mạch, co búi Trĩ hiệu quả...

PV