Liên hiệp quốc ra nghị quyết chống Nhà nước Hồi giáo
Bản nghị quyết do Mỹ soạn thảo đã nhận được sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên Hội đồng Bảo an
Theo tin từ BBC, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thông qua một nghị quyết ràng buộc yêu cầu các quốc gia ngăn chặn công dân của mình tham gia vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chủ trì phiên họp của Hội đồng Bảo an và tuyên bố, tất cả các nước cần ngăn chặn việc IS chiêu mộ chiến binh ngoại quốc cũng như chặn nguồn các nguồn cung cấp tài chính cho nhóm này. Ông Obama kêu gọi cả thế giới cùng nỗ lực phá vỡ “mạng lưới tử thần” IS.
Bản nghị quyết do Mỹ soạn thảo đã nhận được sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên Hội đồng Bảo an.
Hôm qua, máy bay chiến đấu của Mỹ và các nước đồng minh Arab tiếp tục ngày không kích thứ hai nhằm vào các mục tiêu IS ở Syria, trong đó có các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu của IS. Nhóm khủng bố này hiện đang kiểm soát nhiều mỏ dầu ở Syria và Iraq, và nguồn thu từ bán dầu lậu chính là nguồn tài chính chủ yếu giúp IS mở rộng hoạt động ở hai quốc gia.
Trong một bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 24/9, Thủ tướng Anh David Cameron nói, tất cả các quốc gia cần chống lại mọi dạng của chủ nghĩa cực đoan, bao gồm cấm “những kẻ thuyết giáo mang tư tưởng thù địch” và đánh bật “ý thức hệ độc hại”. Ông Cameron nhấn mạnh, các cuộc xung đột ở Iraq và Syria đang thu hút những chiến binh trẻ tuổi đến từ các quốc gia giàu có.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Obama nói, “những gì được nói ra ở đây ngày hôm nay cần phải biến thành hành động, không chỉ trong những ngày tới mà trong cả những năm tới”.
Trước đó, phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, ông Obama đã lên án mạnh mẽ IS, nói rằng, “không thể nào biện minh hay đàm phán với những kẻ ma quỷ này”. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng cho biết, đến nay, đã có hơn 40 quốc gia gia nhập liên minh chống lại IS do Mỹ dẫn đầu.
Lầu năm góc cho hay, trong vòng 24 giờ qua, chiến đấu cơ của Mỹ đã tấn công vào xe và vũ khí của IS ở khu vực biên giới giữa Syria và Iraq. Tại Iraq, các cuộc không kích diễn ra ở phía Tây của Baghdad và phía Đông Nam của khu vực Irbil, gần lãnh thổ của người Kurd. Ngoài ra, các mục tiêu IS gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị không kích.
Cũng theo giới chức quân sự Mỹ, một số vụ không kích đã nhằm vào các cơ sở dầu lửa quy mô nhỏ của IS. Các cơ sở này đem lại cho IS doanh thu khoảng 2 triệu USD mỗi này.
Theo đánh giá ban đầu, các cuộc không kích nhằm vào IS đã thành công.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua cáo buộc cộng đồng quốc tế không nỗ lực đủ để giúp nước này ngăn dòng chiến binh ngoại sang Syria tham chiến cùng IS. Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, ông Erdogan nói, các nước có chiến binh trong IS nên hợp tác chặt chẽ hơn với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn không cho các chiến binh này đi qua Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria.
Đà tiến của IS đã tạo ra một cuộc khủng hoảng tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các tổ chức cứu trợ nói, khoảng 130.000 người Kurd tị nạn đã chạy qua biên giới vào Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần vừa rồi.
Mỹ cho biết, các đồng minh Arab gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Jordan, Bahrain, và Qatar đều “tham dự hoặc ủng hộ” các cuộc không kích IS ở Syria tuần này.
Các cuộc không kích ngày 24/9 còn nhằm vào nhóm khủng bố Khorasan có quan hệ với al-Qaeda ở tỉnh Aleppo của Syria. Mỹ cho biết đang điều tra xem liệu cuộc không kích đã tiêu diệt được thủ lĩnh của nhóm này là Mohsin al-Fadhli hay chưa.
Chính phủ Hà Lan tuyên bố sẽ triển khai 6 chiến đấu cơ F-16 tới tham gia chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu. Ngoài ra, Hà Lan cũng sẽ cử khoảng 130 huấn luyện viên quân sự tới Iraq.
Trong khi đó, Quốc hội Anh sẽ họp vào ngày thứ Sáu này để bàn xem Anh nên giữ vai trò như thế nào trong các cuộc không kích chống IS.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chủ trì phiên họp của Hội đồng Bảo an và tuyên bố, tất cả các nước cần ngăn chặn việc IS chiêu mộ chiến binh ngoại quốc cũng như chặn nguồn các nguồn cung cấp tài chính cho nhóm này. Ông Obama kêu gọi cả thế giới cùng nỗ lực phá vỡ “mạng lưới tử thần” IS.
Bản nghị quyết do Mỹ soạn thảo đã nhận được sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên Hội đồng Bảo an.
Hôm qua, máy bay chiến đấu của Mỹ và các nước đồng minh Arab tiếp tục ngày không kích thứ hai nhằm vào các mục tiêu IS ở Syria, trong đó có các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu của IS. Nhóm khủng bố này hiện đang kiểm soát nhiều mỏ dầu ở Syria và Iraq, và nguồn thu từ bán dầu lậu chính là nguồn tài chính chủ yếu giúp IS mở rộng hoạt động ở hai quốc gia.
Trong một bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 24/9, Thủ tướng Anh David Cameron nói, tất cả các quốc gia cần chống lại mọi dạng của chủ nghĩa cực đoan, bao gồm cấm “những kẻ thuyết giáo mang tư tưởng thù địch” và đánh bật “ý thức hệ độc hại”. Ông Cameron nhấn mạnh, các cuộc xung đột ở Iraq và Syria đang thu hút những chiến binh trẻ tuổi đến từ các quốc gia giàu có.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Obama nói, “những gì được nói ra ở đây ngày hôm nay cần phải biến thành hành động, không chỉ trong những ngày tới mà trong cả những năm tới”.
Trước đó, phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, ông Obama đã lên án mạnh mẽ IS, nói rằng, “không thể nào biện minh hay đàm phán với những kẻ ma quỷ này”. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng cho biết, đến nay, đã có hơn 40 quốc gia gia nhập liên minh chống lại IS do Mỹ dẫn đầu.
Lầu năm góc cho hay, trong vòng 24 giờ qua, chiến đấu cơ của Mỹ đã tấn công vào xe và vũ khí của IS ở khu vực biên giới giữa Syria và Iraq. Tại Iraq, các cuộc không kích diễn ra ở phía Tây của Baghdad và phía Đông Nam của khu vực Irbil, gần lãnh thổ của người Kurd. Ngoài ra, các mục tiêu IS gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị không kích.
Cũng theo giới chức quân sự Mỹ, một số vụ không kích đã nhằm vào các cơ sở dầu lửa quy mô nhỏ của IS. Các cơ sở này đem lại cho IS doanh thu khoảng 2 triệu USD mỗi này.
Theo đánh giá ban đầu, các cuộc không kích nhằm vào IS đã thành công.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua cáo buộc cộng đồng quốc tế không nỗ lực đủ để giúp nước này ngăn dòng chiến binh ngoại sang Syria tham chiến cùng IS. Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, ông Erdogan nói, các nước có chiến binh trong IS nên hợp tác chặt chẽ hơn với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn không cho các chiến binh này đi qua Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria.
Đà tiến của IS đã tạo ra một cuộc khủng hoảng tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các tổ chức cứu trợ nói, khoảng 130.000 người Kurd tị nạn đã chạy qua biên giới vào Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần vừa rồi.
Mỹ cho biết, các đồng minh Arab gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Jordan, Bahrain, và Qatar đều “tham dự hoặc ủng hộ” các cuộc không kích IS ở Syria tuần này.
Các cuộc không kích ngày 24/9 còn nhằm vào nhóm khủng bố Khorasan có quan hệ với al-Qaeda ở tỉnh Aleppo của Syria. Mỹ cho biết đang điều tra xem liệu cuộc không kích đã tiêu diệt được thủ lĩnh của nhóm này là Mohsin al-Fadhli hay chưa.
Chính phủ Hà Lan tuyên bố sẽ triển khai 6 chiến đấu cơ F-16 tới tham gia chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu. Ngoài ra, Hà Lan cũng sẽ cử khoảng 130 huấn luyện viên quân sự tới Iraq.
Trong khi đó, Quốc hội Anh sẽ họp vào ngày thứ Sáu này để bàn xem Anh nên giữ vai trò như thế nào trong các cuộc không kích chống IS.