Liên hiệp quốc thiếu ngân sách cứu trợ
Mỗi ngày có 25.000 người chết do đói hay các bệnh liên quan, trong đó cứ 5 giây lại có 1 trẻ em tử vong
Ngày 2/10, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết, tổ chức này cần 3,8 triệu USD, hoặc 4.440 tấn lương thực để có thể trợ giúp cho người Mauritania trong 3 tháng tới.
Cao uỷ Liên hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết họ đang thiếu tới 11,1 triệu USD để trợ giúp cho người tị nạn Sudan hồi hương.
Giám đốc WFP, bà Josette Shiran, hối thúc Mỹ tăng ngân sách viện trợ lương thực và kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ khẩn cấp cho 470.000 người Mauritania đang bị thiếu lương thực, do lụt lội và do người tị nạn trở về.
Tiền viện trợ ít, số người cần viện trợ tăng
WFP cho biết, nạn lụt ở Mauritania chỉ là một phần của cuộc khủng hoảng lớn hơn đang diễn ra ở khắp khu vực Tiểu Sahara, nơi WFP đang phải chu cấp lương thực cho khoảng 5 triệu nạn nhân lũ lụt, từ Mali và Niger ở phía Tây tới Ethiopia và Uganda ở phía Đông. Số người ở Mauritania phải dựa vào trợ cấp lương thực đã tăng 16% kể từ đầu năm tới nay.
Giám đốc WFP ở Mauritania, Gian Carlo Cirri cho biết, WFP đã kêu gọi trợ giúp cho Mauritania từ tháng 3 năm nay, nhưng mức độ viện trợ mà tổ chức này nhận được là rất thấp.
Nhờ chương trình bổ sung dinh dưỡng của WFP và các đối tác mà số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở Mauritania đã giảm từ 51.000 hồi tháng 2, xuống còn 31.000 trong tháng 8. Nhưng, nếu không nhận được nguồn viện trợ mới, mọi nỗ lực chống đói nghèo của quốc tế ở khu vực này sẽ bị tiêu tan.
Tình hình thiếu lương thực ở đất nước này đang trầm trọng hơn do khoảng 20.000 người Mauritania chạy tị nạn sang Senegal những năm trước đây đang trở về, trong khi các trận lụt ở miền Nam và Đông Nam Mauritania vốn đã làm cho khoảng 30.000 người mất nhà cửa và thiếu lương thực, thực phẩm. Ngay cả trong những mùa bội thu, sản lượng lương thực của Mauritania cũng chỉ đủ bảo đảm cho 30% nhu cầu lương thực của 3,3 triệu dân nước này.
Giám đốc WFP, bà Josette Shiran lên tiếng phản đối một dự luật của Hạ viện Mỹ trong đó đề nghị trích một phần tiền viện trợ khẩn cấp để tài trợ cho những dự án phát triển dài hạn. Thay vào đó, WFP muốn có khoản tài trợ riêng cho phát triển dài hạn, ngoài khoản viện trợ khẩn cấp sẵn có.
Bà tỏ ý lo ngại trước khả năng năm tài chính 2008, Hạ viện Mỹ chỉ chi 1,2 tỉ USD viện trợ, trong khi yêu cầu cần tới 2,5 tỉ USD. Trong mấy tháng gần đây, các nghị sĩ Mỹ đã tranh cãi về tính thiếu hiệu quả và lãng phí của cơ chế viện trợ, đã tiêu vượt quá 65% các quỹ cứu trợ và thường xuyên chuyển hàng viện trợ rất chậm.
Một vấn đề gây tranh cãi nữa là đề xuất của Chính quyền Bush cho phép chi 1/4 ngân sách viện trợ lương thực khẩn cấp để mua lương thực ở nước ngoài, thay vì mua lương thực của Mỹ để tránh những chi phí giao thông tốn kém và chậm trễ mất thời gian.
Chống đói nghèo, còn vô vàn thách thức
Tại cuộc điều trần trước Hạ viện Mỹ hôm 2/10, bà Shiran cho biết, mỗi ngày có 25.000 người chết do đói hay các bệnh liên quan, trong đó cứ 5 giây lại có 1 trẻ em tử vong.
Theo bà Shiran, mặc dù nỗ lực chống đói và suy dinh dưỡng đã đạt được một số thắng lợi trong những thập niên qua, song trước mắt vẫn còn vô vàn thách thức như: sự biến đổi khí hậu; hạn hán và lụt lội gia tăng; dịch bệnh HIV/AIDS; giá hàng hóa tăng quá cao; viện trợ lương thực giảm xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua. Trong khi đó, dân số càng gia tăng, số người đói ăn càng nhiều hơn, hiện đã lên tới 850 triệu người.
Ngay cả ở những khu vực kinh tế phát triển, nạn nghèo đói vẫn là nguy cơ lớn. Bản báo cáo sắp công bố của Liên hiệp quốc "Các mục tiêu Thiên niên kỷ: những tiến bộ ở châu Á và Thái Bình Dương" cho rằng, bất chấp sự thịnh vượng về kinh tế của châu Á-Thái Bình Dương, một vài nước trong khu vực này đang gặp rất nhiều thách thức trong nỗ lực giảm đói nghèo, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ chết yểu ở trẻ sơ sinh và cải thiện chất lượng vệ sinh nguồn nước.
Tình trạng gia tăng số người cần cứu trợ do thiên tai, chiến tranh, đã khiến các cơ quan của Liên hiệp quốc thiếu ngân sách phục vụ cứu trợ nhân đạo. Mục tiêu của tổ chức UNHCR là trong năm nay hỗ trợ cho 102.000 người tị nạn Sudan hồi hương và 25.000 người Sudan đang phải đi sơ tán ở trong nước trở về nhà.
Tuy nhiên, chương trình này sẽ không thể thực hiện được nếu UNHCR không sớm nhận được viện trợ bổ sung. Trong năm nay, chi phí trợ giúp người tị nạn hồi hương ở miền Nam Sudan dự kiến lên tới 56,1 triệu USD, nhưng cho tới nay UNHCR mới chỉ nhận được 45 triệu USD.
Cao uỷ Liên hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết họ đang thiếu tới 11,1 triệu USD để trợ giúp cho người tị nạn Sudan hồi hương.
Giám đốc WFP, bà Josette Shiran, hối thúc Mỹ tăng ngân sách viện trợ lương thực và kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ khẩn cấp cho 470.000 người Mauritania đang bị thiếu lương thực, do lụt lội và do người tị nạn trở về.
Tiền viện trợ ít, số người cần viện trợ tăng
WFP cho biết, nạn lụt ở Mauritania chỉ là một phần của cuộc khủng hoảng lớn hơn đang diễn ra ở khắp khu vực Tiểu Sahara, nơi WFP đang phải chu cấp lương thực cho khoảng 5 triệu nạn nhân lũ lụt, từ Mali và Niger ở phía Tây tới Ethiopia và Uganda ở phía Đông. Số người ở Mauritania phải dựa vào trợ cấp lương thực đã tăng 16% kể từ đầu năm tới nay.
Giám đốc WFP ở Mauritania, Gian Carlo Cirri cho biết, WFP đã kêu gọi trợ giúp cho Mauritania từ tháng 3 năm nay, nhưng mức độ viện trợ mà tổ chức này nhận được là rất thấp.
Nhờ chương trình bổ sung dinh dưỡng của WFP và các đối tác mà số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở Mauritania đã giảm từ 51.000 hồi tháng 2, xuống còn 31.000 trong tháng 8. Nhưng, nếu không nhận được nguồn viện trợ mới, mọi nỗ lực chống đói nghèo của quốc tế ở khu vực này sẽ bị tiêu tan.
Tình hình thiếu lương thực ở đất nước này đang trầm trọng hơn do khoảng 20.000 người Mauritania chạy tị nạn sang Senegal những năm trước đây đang trở về, trong khi các trận lụt ở miền Nam và Đông Nam Mauritania vốn đã làm cho khoảng 30.000 người mất nhà cửa và thiếu lương thực, thực phẩm. Ngay cả trong những mùa bội thu, sản lượng lương thực của Mauritania cũng chỉ đủ bảo đảm cho 30% nhu cầu lương thực của 3,3 triệu dân nước này.
Giám đốc WFP, bà Josette Shiran lên tiếng phản đối một dự luật của Hạ viện Mỹ trong đó đề nghị trích một phần tiền viện trợ khẩn cấp để tài trợ cho những dự án phát triển dài hạn. Thay vào đó, WFP muốn có khoản tài trợ riêng cho phát triển dài hạn, ngoài khoản viện trợ khẩn cấp sẵn có.
Bà tỏ ý lo ngại trước khả năng năm tài chính 2008, Hạ viện Mỹ chỉ chi 1,2 tỉ USD viện trợ, trong khi yêu cầu cần tới 2,5 tỉ USD. Trong mấy tháng gần đây, các nghị sĩ Mỹ đã tranh cãi về tính thiếu hiệu quả và lãng phí của cơ chế viện trợ, đã tiêu vượt quá 65% các quỹ cứu trợ và thường xuyên chuyển hàng viện trợ rất chậm.
Một vấn đề gây tranh cãi nữa là đề xuất của Chính quyền Bush cho phép chi 1/4 ngân sách viện trợ lương thực khẩn cấp để mua lương thực ở nước ngoài, thay vì mua lương thực của Mỹ để tránh những chi phí giao thông tốn kém và chậm trễ mất thời gian.
Chống đói nghèo, còn vô vàn thách thức
Tại cuộc điều trần trước Hạ viện Mỹ hôm 2/10, bà Shiran cho biết, mỗi ngày có 25.000 người chết do đói hay các bệnh liên quan, trong đó cứ 5 giây lại có 1 trẻ em tử vong.
Theo bà Shiran, mặc dù nỗ lực chống đói và suy dinh dưỡng đã đạt được một số thắng lợi trong những thập niên qua, song trước mắt vẫn còn vô vàn thách thức như: sự biến đổi khí hậu; hạn hán và lụt lội gia tăng; dịch bệnh HIV/AIDS; giá hàng hóa tăng quá cao; viện trợ lương thực giảm xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua. Trong khi đó, dân số càng gia tăng, số người đói ăn càng nhiều hơn, hiện đã lên tới 850 triệu người.
Ngay cả ở những khu vực kinh tế phát triển, nạn nghèo đói vẫn là nguy cơ lớn. Bản báo cáo sắp công bố của Liên hiệp quốc "Các mục tiêu Thiên niên kỷ: những tiến bộ ở châu Á và Thái Bình Dương" cho rằng, bất chấp sự thịnh vượng về kinh tế của châu Á-Thái Bình Dương, một vài nước trong khu vực này đang gặp rất nhiều thách thức trong nỗ lực giảm đói nghèo, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ chết yểu ở trẻ sơ sinh và cải thiện chất lượng vệ sinh nguồn nước.
Tình trạng gia tăng số người cần cứu trợ do thiên tai, chiến tranh, đã khiến các cơ quan của Liên hiệp quốc thiếu ngân sách phục vụ cứu trợ nhân đạo. Mục tiêu của tổ chức UNHCR là trong năm nay hỗ trợ cho 102.000 người tị nạn Sudan hồi hương và 25.000 người Sudan đang phải đi sơ tán ở trong nước trở về nhà.
Tuy nhiên, chương trình này sẽ không thể thực hiện được nếu UNHCR không sớm nhận được viện trợ bổ sung. Trong năm nay, chi phí trợ giúp người tị nạn hồi hương ở miền Nam Sudan dự kiến lên tới 56,1 triệu USD, nhưng cho tới nay UNHCR mới chỉ nhận được 45 triệu USD.